The child sexual abuse can have lifelong effects on health and well-being,
both physically and mentally. The consequences of sexual abuse can extend
into adulthood with a high risk of depression syndrome, low self-esteem, and
mental health. According to contents of Nature and Society 1 (2018), the child
sexual abuse prevention has been implemented for 1st grade students.
Applying inquiry-discovery teaching methods, this research has designed
teaching models and illustrated teaching plans on child sexual abuse
prevention for 1st graders in 6 steps. Through learning activities, students can
access knowledge more comfortably and actively. At the same time, the
scientific and autonomous competencies have been developed, adapting to
the requirements which are in “People and Health” topic of Nature and
Society 1 (2018)
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo dục phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Lớp 1 theo định hướng tìm tòi - khám phá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong hình 2 (Theo Hoàng Anh Tú, 2017). Báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp.
Hình 2
Bước 4: HS rút ra kết luận
HS tổng kết theo nhóm (GV hỗ trợ nếu cần): mỗi nhóm hãy viết 05 báo động và chọn 10 hành động phản ứng
khi gặp 05 báo động này vào bảng nhóm. Sau đó, treo kết quả lên bảng.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 58-64 ISSN: 2354-0753
63
Bước 5: Thực hành các hành động để giữ an toàn cho bản thân
- Tình huống 1: HS làm việc theo nhóm đôi đóng vai giải quyết tình huống: Bác hàng xóm cho nhiều đồ ăn con
thích như bánh, kẹo,... và cả tiền, nhưng bác ấy hay ôm và sờ vào cơ thể con làm con không thích và hơi khó chịu.
Bác lại luôn dặn đừng nói với ai vì đó là bí mật của hai bác cháu. Nếu hôm nay, bác lại hẹn cho con đồ ăn và tiền,
con sẽ làm gì để không bị khó chịu nữa?
- Tình huống 2: HS đóng vai theo nhóm 4 theo diễn biến sau: Người lạ bước đến gần; Người lạ vẫn bước đến
gần hơn và giơ tay bắt con; Người lạ đã bắt được con; Con tiếp tục bị lôi đi.
- HS thực hành theo nhóm 4:
Thực hành 1: Lùi lại, giữ khoảng cách an toàn (ngoài tầm với của người lạ).
Thực hành 2: Quay đầu chạy thật nhanh và la lớn “Cứu tôi”.
Thực hành 3: Hét to nhất có thể: Buông tôi ra, đây là kẻ bắt cóc, cứu tôi.
Thực hành 4: Tiếp tục kêu la thật to “cứu tôi” và đập phá đồ đạc xung quanh để gây sự chú ý cho mọi người cho
đến khi có người cứu giúp.
Bước 6: Suy ngẫm và đánh giá
- Trong bài con đã học được điều gì? Con hài lòng với điều gì nhất và đã gặp khó khăn gì? Khi gặp các báo động
nguy hiểm con sẽ thực hiện các hành động nào để tự bảo vệ bản thân?
- HS có phản ứng đúng và thực hiện được các kĩ năng phản kháng khi gặp nguy hiểm: Đạt.
3.3. Hoạt động 3. Chia sẻ bí mật
* Mục tiêu: Tìm kiếm được người đáng tin cậy khi cần giúp đỡ; Chia sẻ được câu chuyện của em với người tin cậy.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Không có bí mật nào không thể chia sẻ
- HS tham gia trò chơi đoán bí mật cô giáo đã cất giấu trong “Chiếc hộp bí mật”.
- Từ câu trả lời của HS, GV giới thiệu về 02 loại bí mật: Khi nghĩ đến làm cho con vui là bí mật tốt và khi nghĩ
đến làm con sợ hãi, không vui, xấu hổ, là bí mật xấu. Nếu tất cả bí mật đều cất riêng vào hộp không chia sẻ thì mãi
mãi không ai biết.
Bước 2: Ai sẽ giữ bí mật giúp con
- GV đặt câu hỏi: Vậy có nên chia sẻ bí mật nào không? Và con sẽ chia sẻ bí mật đó với ai?
- HS: Không có bí mật nào không thể chia sẻ, con sẽ chọn người tin cậy để chia sẻ.
Bước 3: Chia sẻ bí mật của con
- HS nói với bạn cùng bàn về 01 bí mật của mình.
- Liệt kê 03 người tin cậy nhất để chia sẻ về bí mật của mình và trao đổi với bạn tại sao lại chọn những người đó?
- GV mời 3 đến 5 nhóm kể lại những người mà con tin tưởng để chia sẻ bí mật.
Bước 4: Hướng dẫn HS kết luận quá trình tìm tòi
- GV định hướng: Khi nghĩ đến bí mật mà mình cảm thấy lo sợ và không vui, con sẽ làm gì?
- HS kết luận: Khi nghĩ đến bí mật mà mình đang giữ cảm thấy lo sợ, không vui, con sẽ nói với những người con
tin cậy như mẹ, bà, để họ giúp con.
Bước 5: Thực hành vận dụng
Mỗi HS tự vẽ bản thân ở trung tâm có 03 vòng bao xung quanh và điền người tin cậy số 1, 2, 3 lần lượt vào các
vòng từ trong ra ngoài.
Bước 6: Suy ngẫm và đánh giá
- Trong bài học, con hài lòng về điều gì? Những gì con đã làm tốt và những gì cần nỗ lực hơn?
- Con hãy chia sẻ bí mật cho mẹ/ba/bà/ông nghe nhé.
2.2.3. Phân tích những ý tưởng định hướng giáo dục phòng chống xâm hại tình dục theo định hướng tìm tòi - khám phá
Trong kế hoạch bài dạy, nghiên cứu đã dần thoát ra phương pháp truyền thụ truyền thống, vai trò của GV chỉ là
người tổ chức và hỗ trợ, còn HS tham gia vào các hoạt động cá nhân hoặc nhóm quan sát, trả lời câu hỏi, tương tác,
trải nghiệm,... Cụ thể, ở bước 1 của hoạt động, chúng tôi thiết kế các tình huống khơi gợi vấn đề, tạo động lực bắt
đầu bằng những câu hỏi hay trò chơi. Ở bước 2 và bước 4, do đây là HS lớp 1, GV sẽ hỗ trợ nếu cần trong việc đưa
ra định hướng tìm tòi và kết luận nội dung hoạt động. Hoạt động tìm tòi - khám phá thể hiện rõ nhất trong bước 3,
khi GV tập trung vào khai thác và huy động tối đa các thông tin của chính bản thân HS trong khi làm việc nhóm.
Các câu hỏi kiểu truy tìm, khám phá thu hút sự quan tâm, hứng thú của HS. HS tham gia tích cực vào việc tìm kiếm
câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra và học các kĩ năng trình bày dạng viết, nói và sử dụng phương tiện nghe nhìn. Trong
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 487 (Kì 1 - 10/2020), tr 58-64 ISSN: 2354-0753
64
nghiên cứu này, HS chủ yếu làm việc nhóm vừa hình thành năng lực khoa học đặc thù, vừa hình thành năng lực giao
tiếp và hợp tác. Ở bước 5, chúng tôi thiết kế kết hợp theo hình thức giải quyết tình huống, đóng vai, thực hành, nhằm
phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào chính cuộc sống của HS. Ở bước cuối cùng, HS được chiêm
nghiệm và tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học. HS sẽ học cách đánh giá các
nỗ lực và tiến bộ cá nhân, suy ngẫm về những nội dung được học để áp dụng vào thực tế cuộc sống và động lực để
cố gắng hơn nữa. Như vậy, chuỗi các hoạt động tìm tòi - khám phá có liên kết với nhau để HS tìm ra và giải quyết
vấn đề để vận dụng vào thực tế cuộc sống.
3. Kết luận
Nghiên cứu đã thiết kế mô hình dạy học và kế hoạch dạy học minh họa về phòng chống xâm hại cho HS lớp 1
theo định hướng tìm tòi - khám phá theo 6 bước; phân tích và chỉ ra được các năng lực hình thành cho HS khi thực
hiện các hoạt động dạy học theo định hướng này. Trên cơ sở đó, nghiên cứu cung cấp cho GV nguồn tư liệu phong
phú và đáng tin cậy phục vụ hiệu quả việc GD phòng chống XHTD cho HS trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
theo Chương trình GD phổ thông 2018.
Tài liệu tham khảo
Alberta, Alberta Learning, and Learning and Teaching Resources Branch (2004). Focus on inquiry: A teacher’s
guide to implementing inquiry-based learning. Edmonton, AB: Alberta Learning.
Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và Xã hội (Ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018).
D. Russell, D. Higgins, & A. Posso (2020). Preventing child sexual abuse: A systematic review of interventions and
their efficacy in developing countries. Child Abuse Neglect, 102, 104395, doi: 10.1016/j.chiabu.2020.104395.
Đặng Thành Hưng (2012). Lí luận phương pháp và kĩ năng dạy học. Giáo trình đào tạo tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam.
Hoàng Anh Tú (2017). 30 ngày cùng con học hiểu về chống xâm hại. NXB Thế giới.
Jenny W., Leslie J. W (2009). Focus on Inquiry: A practical approach to integrated curriculum planning. Curriculum
Corporation.
Lê Hà, Trịnh Dũng (2020). Xâm hại tình dục trẻ em đã len lỏi vào trường học. Truy cập tại:
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-giao-duc/xam-hai-tinh-duc-tre-em-da-len-loi-vao-truong-hoc-459445/, truy cập
14h30, ngày 16/8/2020.
Lê Thị Hồng Chi (2014). Dạy học dựa vào tìm tòi ở tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Luận án tiến sĩ
Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
L. K. Murray, A. Nguyen, & J. A. Cohe. (2014). Child Sexual Abuse. Child and Adolescent Psychiatric Clinics of
North America, 23(2), 321-337, doi: 10.1016/j.chc.2014.01.003.
M. Joki-Erkkilä, J. Niemi, & N. Ellonen (2018). Child sexual abuse - Initial suspicion and legal outcome. Forensic
Science International, 291, 39-43, doi: 10.1016/j.forsciint.2018.06.032.
M. N. Melmer & S. Gutovitz. (2020). Child Sexual Abuse and Neglect. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing.
Nguyễn Minh Giang, Phạm Tường Yến Vũ, Nguyễn Thị Mai Hương (2019). Thiết kế một số nội dung, phương tiện
và phương pháp dạy học giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng
phát triển năng lực. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Educational Sciences, 64(1), 27-36.
Nguyễn Minh Giang (2020). Giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học. NXB Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh.
Phạm Thị Phương Mai (2018). Phát triển năng lực khám phá cho học sinh trong dạy học phần “Sinh học vi sinh
vật” (Sinh học 10). Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 5, tr 193-199.
Quốc hội (2016). Luật trẻ em, Luật số 102/2016/QH13, ngày 05/4/2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_duc_phong_chong_xam_hai_tinh_duc_cho_hoc_sinh_lop_1_the.pdf