Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh gồm nhiều nội dung phong phú,
nhưng bài viết chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về phong cách làm việc khoa
học. Trong đó, bài viết làm rõ khái niệm phong cách và thế nào là phong cách làm
việc khoa học; sự cần thiết phải giáo dục và nội dung giáo dục phong cách làm việc
khoa học Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp hiện nay. Ngoài ra,
bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục phong cách làm
việc khoa học Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Đại Đồng Tháp hiện nay.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo dục phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
189
GIÁO DỤC PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP HIỆN NAY
SV: Từ Khánh Linh
Lớp: ĐHGDCT 15B
GVHD: TS. Nguyễn Công Lập
Tóm tắt: Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh gồm nhiều nội dung phong phú,
nhưng bài viết chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về phong cách làm việc khoa
học. Trong đó, bài viết làm rõ khái niệm phong cách và thế nào là phong cách làm
việc khoa học; sự cần thiết phải giáo dục và nội dung giáo dục phong cách làm việc
khoa học Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp hiện nay. Ngoài ra,
bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục phong cách làm
việc khoa học Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Đại Đồng Tháp hiện nay.
Từ khóa: Giáo dục, phong cách làm việc khoa học Hồ Chí Minh, sinh viên
trường Đại học Đồng Tháp.
1. Đặt vấn đề
Phong cách nói chung, phong cách làm việc khoa học Hồ Chí Minh nói riêng, là
một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng mà Người đã để lại cho dân tộc Việt
Nam. Phong cách làm việc khoa học Hồ Chí Minh như là bài học chuẩn mực để góp
phần bồi dưỡng nhân cách cho con người Việt Nam qua bao thế hệ. Thời đại ngày nay
là thời đại của tri thức và sáng tạo, trong đó, phong cách làm việc khoa học Hồ Chí
Minh là điểm nhấn quan trọng. Người là tấm gương điển hình cho phong cách làm
việc khoa học mà chúng ta cần lấy đó làm thước đo trong việc giáo dục cho thanh niên
nói chung, cho sinh viên nói riêng. Từ thực tế đó, việc giáo dục phong cách làm việc
khoa học Hồ Chí Minh cho thanh niên, sinh viên trường Đại học Đồng Tháp hiện nay
là vấn đề mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm phong cách làm việc khoa học Hồ Chí Minh
Phong cách là một khái niệm có hàm nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Theo nghĩa hẹp,
phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, những
đặc trưng thẩm mỹ ổn định về nội dung và hình thức thể hiện, tạo nên những giá trị độc
đáo của một nghệ sĩ. Như vậy, phong cách không phải là hiện tượng phổ biến, mà là
hiện tượng cá biệt, và chỉ những nghệ sĩ lớn, những tài năng lớn mới có phong cách [1,
tr.151]. Theo nghĩa rộng, phong cách tức là lề lối, cung cách, cách thức, phong thái,
phong độ và phẩm cách đã trở thành nền nếp ổn định của một người hoặc của một lớp
người, được thể hiện trong tất cả các hoạt động như lao động, học tập, sinh hoạt, ứng
xử, diễn đạt (nói và viết) tạo nên giá trị những nét riêng biệt của chủ thể đó [1,
tr.153].
Hoạt động sống của con người thể hiện trên 3 lĩnh vực: Tư duy, Diễn đạt (nói và
viết), Hành động (làm việc, ứng xử, sinh hoạt cá nhân). Do vậy, khi nghiên cứu phong
cách Hồ Chí Minh là nghiên cứu theo nghĩa rộng của khái niệm phong cách. Phong
190
cách được thể hiện ra bên ngoài đó là tác phong tạo thành lề lối làm việc, cung cách
làm việc, nề nếp, có kế hoạch rõ ràng.
Phong cách làm việc là bộ phận quan trọng của phong cách Hồ Chí Minh, nó thể
hiện ở cách thức, lề lối tiến hành và giải quyết công việc của Người. Phong cách làm
việc Hồ Chí Minh với nội dung phong phú. Trong đó, phong cách làm việc khoa học
gắn bó chặt chẽ với phong cách quần chúng, phong cách tập thể - dân chủ, tạo thành
phong cách làm việc rất hiện đại ở Hồ Chí Minh. Đó là lề lối, cung cách, cách thức
làm việc khoa học được thể hiện trong hoạt động lãnh đạo và mang đậm dấu ấn riêng
của Hồ Chí Minh.
2.2. Sự cần thiết phải giáo dục phong cách làm việc khoa học Hồ Chí Minh
cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp
Hiện nay, Việt Nam đã và đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với hội nhập quốc tế, nhằm sớm đưa nước ta trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Do vậy, để thành công trong giai đoạn nay, cần đặc biệt
quan tâm việc phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế còn tồn tại
trong thanh niên, sinh viên. Có thể nói rằng, sinh viên nói chung, sinh viên Trường Đại
học Đồng Tháp nói riêng là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu
cực bởi sự tác động của đời sống xã hội. Điều đó đặt ra vấn đề, làm thế nào để những
người chủ tương lai của đất nước định hướng đúng đắn những giá trị đạo đức, lối sống,
lý tưởng, niềm tin, cách làm việc khoa học, để bản thân mỗi sinh viên hoàn thành
nhiệm vụ vủa mình trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Ngoài ra, cần khắc phục tác
phong làm việc thiếu khoa học, làm việc theo lối kinh nghiệm, thiếu kế hoạch, thiếu
điều tra nghiên cứu, thiếu nhìn xa trông rộng và nhiều thói quen khác. Vì vậy, sinh
viên phải không ngừng ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập theo phong cách Hồ Chí
Minh, đặc biệt là phong cách làm việc khoa học của Người. Qua việc giáo dục phong
cách làm việc khoa học Hồ Chí Minh sẽ giúp sinh viên trở thành những người có lý
tưởng cách mạng, tư duy và cách làm việc khoa học, phẩm chất chính trị vững vàng,
đạo đức, lối sống không ngừng được nâng cao trong giai đoạn hiện nay.
2.3. Nội dung giáo dục phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho sinh viên
trường Đại học Đồng Tháp hiện nay
Tuy sinh ra và lớn lên ở đất nước với những tàn dư của nền sản xuất nông nghiệp
lạc hậu, nhưng Hồ Chí Minh đã hình thành cho mình cách thức làm việc mang tính
khoa học. Chính vì thế, trong hành trình tìm đường cứu nước đã giúp cho Người hình
thành nên thói quen làm việc biết quý trọng thời gian và sắp xếp công việc một cách
hợp lý, có kế hoạch. Chính những trải nghiệm trong cuộc sống cùng với những ảnh
hưởng của những yếu tố văn hóa phương Đông và phương Tây mà Người đã tiếp nhận
trong những năm tháng hoạt động cách mạng đã hình thành trong con người Chủ tịch
Hồ Chí Minh một tác phong làm việc khoa học và hiệu quả. Đây chính là những giá trị
và là những nét riêng trong tác phong làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trở thành
những di sản văn hóa phi vật thể vô giá trong kho tàng di sản tư tưởng của Người để
lại [2, tr.296].
Nội dung giáo dục phong cách làm việc khoa học Hồ Chí Minh cho sinh viên
191
trường Đại học Đồng Tháp được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, làm việc cần phải đi sâu, đi sát, điều tra nghiên cứu, nắm việc, nắm
người, nắm tình hình cụ thể.
Quan điểm này của Hồ Chí Minh giúp sinh viên khắc phục được tình trạng thiếu
cập nhật thông tin và đầu tư cho việc điều tra, nghiên cứu. Trên thực tế, nếu sinh viên
chỉ dựa vào những thông tin mang tính chất tham khảo, thiếu tính sàng lọc, không đi
sâu, đi sát, điều tra nghiên cứu chắc chắn sẽ không nắm được việc và chưa rõ tình hình
cụ thể. Ngoài ra, phải xem xét, đối chiếu so sánh những ý kiến khác nhau để lựa chọn
cái đúng, không nhầm lẫn đúng với sai. Vì thế, khi làm việc chúng ta cần nhất thiết
phải dựa vào kết quả điều tra, nghiên cứu chính xác, phải nắm chắc, phải “hiểu thấu”
vấn đề mới đi đến quyết định đúng đắn. Như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Phải quyết định
mọi vấn đề một cách cho đúng” [4, tr.325]. Nếu đã quyết định sai thì hậu quả càng lớn,
tổn thất càng nhiều.
Thứ hai, làm việc phải có mục đích rõ ràng, tập trung; chương trình, kế hoạch
đặt ra phải sát với thực tế.
Phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh bao giờ cũng có mục đích và kế
hoạch rõ ràng, thiết thực. Người giải thích: “Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều
đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào” [4, tr.463]. Người chỉ rõ, để có kế
hoạch một cách thật sự khoa học cần phải “xét kỹ hoàn cảnh mà sắp đặt cho đúng.
Việc chính, việc gấp thì làm trước. Không nên luộm thuộm, không có kế hoạch, gặp
việc nào, làm việc ấy, thành thử việc nào cũng là việc chính, lộn xộn, không có ngăn
nắp” [4, tr.332]. Vì vậy, Người thường nhắc nhở: “Kế hoạch một phần, biện pháp phải
hai phần, và quyết tâm phải ba phần, có như thế mới có thể hoàn thành và hoàn thành
vượt mức kế hoạch” [4, tr.25]. Nếu chương trình kế hoạch đề ra có hay đến đâu đi
chăng nữa mà nếu không có quyết tâm thực hiện cho bằng được thì kế hoạch không
thể trở thành hiện thực được.
Lời dạy của Người mang tính định hướng sâu sắc nhằm giúp sinh viên khắc phục
được những hạn chế trong học tập và làm việc thiếu tính mục đích hay mục đích
không rõ ràng, thiếu tập trung, chương trình và kế hoạch hoặc đầu tư quá nhiều công
sức vào việc vạch ra chương trình, kế hoạch to tát, nhưng lại ít khi tìm cách để thực
hiện cho được kế hoạch, chương trình đã đề ra và quan trọng là chương trình, kế hoạch
này chưa xong, chưa thấy được kết quả thực hiện đã nghĩ đến chương trình, kế hoạch
khác. Trong học tập và rèn luyện, sinh viên cần đề ra kế hoạch, mục đích rõ ràng, khoa
học, đặc biệt, sinh viên cần phải nêu cao quyết tâm và biện pháp thực hiện. Chẳng hạn,
xác định việc hoàn thành chuẩn đầu ra với khung chương trình đào tạo, đòi hỏi sinh
viên cần xác định đâu là những học phần trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ để đề
ra và phấn đấu đạt đến mục tiêu tốt nghiệp ra trường sớm hơn hoặc đúng tiến độ
chương trình. Tránh tình trạng đề ra mục tiêu quá cao, vượt xa so với khả năng của
mình, và do vậy, cuối cùng không chỉ không đạt được mục tiêu đề ra mà còn kịp tiến
độ chương trình đào tạo.
Thứ ba, giáo dục phong cách làm việc khoa học Hồ Chí Minh cần giúp cho sinh
viên có cách đánh giá đúng việc, sắp xếp công việc cho hợp lý và phải có khả năng
192
nắm bắt nhu cầu của thực tiễn.
Hồ Chí Minh cho rằng: “Tình hình khách quan thay đổi hàng giờ hàng phút, một
chủ trương của ta hôm nay đúng, hôm sau đã không hợp thời, nếu ta không tỉnh táo
kiểm điểm những tư tưởng hành vi của ta để bỏ đi những cái quá thời, sai hỏng, nhất
định ta sẽ không theo kịp tình thế” [3, tr.28]. Lời dạy này của Người có ý nghĩa lý luận
và thực tiện sâu sắc nhằm giúp cho sinh viên luôn nhạy bén với những thay đổi của
cuộc sống để đánh giá, điều chỉnh hành vi, sắp xếp công việc mang tính khoa học và
hợp lý, mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình học tập và rèn luyện.
Ngoài ra, giáo dục phong cách làm việc khoa học Hồ Chí Minh cần giúp cho
sinh viên thường xuyên chú ý rút kinh nghiệm để tránh những sai phạm không đáng
có. Mỗi người sẽ học những kinh nghiệm hay, tránh những kinh nghiệm dở, áp dụng
những kinh nghiệm cũ vào những công việc mới. Vì theo Hồ Chí Minh: “Công việc gì
bất kỳ thành công hoặc thất bại, chúng ta cần phải nghiên cứu đến cội rễ, phân tích thật
rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái thìa khóa phát triển công việc và để giúp cho
cán bộ tiến tới” [4, tr.283].
Thứ tư, phong cách làm việc khoa học phải biết quý trọng thời gian; vừa làm
việc, vừa tự học.
Hồ Chí Minh từng dạy: “Thời giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải, của cải
hết còn có thể làm thêm khi thời gian đã qua rồi không bao giờ kéo lại được” [5,
tr.123]. Theo đó, giáo dục cách làm việc biết quý trọng thời gian sẽ giúp sinh viên sử
dụng quỹ thời gian hợp lý, biết giờ nào làm việc ấy và có năng lực giải quyết công
việc một cách tốt nhất trong một thời gian ngắn nhất. Vì thời gian quý như vàng, như
bạc, cho nên, chúng ta không nên bỏ phí thời gian của mình vào những việc không
thiết thực, không có ích cho cuộc sống.
Phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở tác phong
vừa làm việc, vừa tự học hỏi để trau dồi và nâng cao tri thức, đáp ứng những yêu cầu
mới trong công việc hàng ngày. Sinh viên học tập từ bạn bè, thầy cô, từ mọi người
xung quanh về những điều hay, mới mẻ và hơn hết là cách làm việc khoa học. Đó
chính là trường học rộng lớn mà sinh viên phải vừa học hỏi, vừa tự rút kinh nghiệm.
Vì thực tiễn chính là người thầy nghiêm khắc nhất để cho sinh viên rèn luyện phong
cách làm việc khoa học.
Tóm lại, giáo dục phong cách làm việc khoa học Hồ Chí Minh cho sinh viên
trường Đại học Đồng Tháp là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Thông
qua nội dung giáo dục này, giúp sinh viên hình thành tư duy và phong cách làm việc đi
sâu, đi sát, điều tra nghiên cứu, nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể; làm việc
phải có mục đích rõ ràng, tập trung; chương trình, kế hoạch đặt ra phải sát với thực tế.
Giáo dục phong cách làm việc khoa học Hồ Chí Minh sẽ giúp cho sinh viên có cách
đánh giá đúng việc, sắp xếp công việc cho hợp lý và phải có khả năng nắm bắt nhu cầu
của thực tiễn; phải biết quý trọng thời gian và phải vừa làm việc, vừa tự học.
2.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục phong cách làm việc
Hồ Chí Minh cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp hiện nay
Từ việc nghiên cứu phong cách làm việc khoa học Hồ Chí Minh, chúng ta có thể
193
xây dựng và rèn luyện phong cách làm việc khoa học cho sinh viên trường Đại học
Đồng Tháp. Trong giới hạn bài viết, tôi xin đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp sinh
viên định hướng trong việc xây dựng và rèn luyện phong cách làm việc khoa học theo
Hồ Chí Minh.
Giáo dục phong cách làm việc khoa học Hồ Chí Minh cho sinh viên là trách
nhiệm, là nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường, của cán bộ, giảng viên và phải tạo ra môi
trường thuận lợi nhất để cho sinh viên có thể xây dựng, rèn luyện cách làm việc khoa
học. Lồng ghép vào chương trình học những nội dung gắn liền với thực tiễn cuộc sống
của sinh viên; tăng cường những giờ học ngoại khóa; giảm bớt những giờ học lý
thuyết mang tính hàn lâm, cứng nhắc, khô khan,.... Thay vào đó là những giờ học sinh
động, thực hành để tăng cường khả năng tư duy, phản biện, sáng tạo của sinh viên. Chỉ
nên định hướng cho sinh viên cách nghiên cứu, kỹ năng tìm tòi, phân tích, xử lý, giải
quyết vấn đề, từ đó, sinh viên có thể tự học và tự nghiên cứu. Đồng thời, nên theo dõi
sâu sát và uốn nắn kịp thời những bạn có cách làm việc chưa phù hợp. Bên cạnh đó,
cũng phải tạo ra môi trường thuận lợi, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất tốt nhất để
hỗ trợ cho việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Cần đổi mới hình thức và nội dung
hoạt động, phong trào như: Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học, Olympic tiếng
Anh, Tin học, Olympic các môn về triết học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tăng cường các hoạt động Đoàn thể như “Thanh niên tình nguyện hè”, “Chủ nhật
xanh”, “Hoạt động trải nghiệm thực tế”,... Qua những hoạt động, phong trào đó phần
nào giúp cho sinh viên rèn luyện và xây dựng phong cách làm việc khoa học.
Phong cách làm việc khoa học là nét đặc sắc, đặc trưng riêng và là sự sáng tạo
của mỗi cá nhân sinh viên. Nét đặc sắc đó, sự sáng tạo đó, chỉ có được thông qua quá
trình học tập và rèn luyện thực sự nghiêm túc và trách nhiệm. Muốn rèn luyện được
phong cách làm việc khoa học, mỗi chúng ta cần phải tăng cường học tập, rèn luyện từ
chính thực tiễn cuộc sống. Điều đó, giúp cho sinh viên nhận thức được những hạn chế,
của bản thân để từ đó có kế hoạch học tập và rèn luyện. Và thực tiễn cũng góp phần bổ
sung, bồi đắp thêm những thiếu hụt về kiến thức, năng lực, kinh nghiệm và khả năng
hoạt động thực tiễn của sinh viên.
Khi nói đến khoa học là phải nói đến sự sáng tạo, cách làm việc khoa học là
muốn nói đến cách làm việc sáng tạo. Vậy làm thế nào để có sự sáng tạo đây? Có sáng
tạo hay không là nằm ngay chính bản thân các bạn có chịu khó ngồi đọc và nghiên cứu
tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và ghi chép thật cẩn thận những điều mình tâm
đắc. Chỉ khi nào có được nền kiến thức vững chắc thì các bạn mới có khả năng sáng
tạo. Các cuộc thi, hoạt động, phong trào của nhà trường chắc hẳn sẽ là mảnh đất cơ hội
và là nơi cho bạn thể hiện khả năng sáng tạo của mình, thông qua đó chúng ta có thể tự
rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cho bản thân.
Tóm lại, sinh viên cần phải coi việc rèn luyện, xây dựng phong cách làm việc
khoa học Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ thường xuyên, và bền bỉ suốt đời. Phong cách
làm việc khoa học không phải tự nhiên mà có, mà do học tập, kiên trì rèn luyện hàng
ngày mà nên, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Thực
tiễn luôn thay đổi, đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới và trước những biến động, thay
194
đổi của thực tiễn, nếu không tự tu dưỡng, tự rèn luyện phong cách làm việc của bản
thân thì sinh viên sẽ không thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống. Theo
đó, mỗi sinh viên phải học tập, rèn luyện không ngừng để có những phẩm chất tốt và
hình thành cho mình được tác phong làm việc khoa học.
3. Kết luận
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những chuẩn mực về phong cách và tác phong
làm việc khoa học. Đây là những bài học lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với mọi tầng
lớp nhân dân, trong đó có sinh viên. Để học tập và làm theo phong cách làm việc khoa
học Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi sinh viên cần phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo
đức của bản thân, kiên trì với quyết định và mục tiêu mà mình đã đề ra, làm việc miệt
mài, chăm chỉ, tận tâm, tận lực với công việc. Có như vậy, mỗi sinh viên chúng ta mới
ngày càng hoàn thiện tác phong làm việc khoa học và có hiệu quả cao trong hoạt động
thực tiễn, góp phần trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Xuân Kỳ (CB - 2010), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2]. Đỗ Hoàng Linh – Vũ Kim Yến (2014), Phong cách Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3]. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4]. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[5]. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[6]. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[7].
dung-phong-cach-lam-viec-khoa-hoc-cua-doi-ngu-can-bo-cap-co-so-theo-tu-tuong-ho-
chi-minh, [truy cập ngày: 11/03/2019].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_duc_phong_cach_lam_viec_ho_chi_minh_cho_sinh_vien_truon.pdf