Faced with the increasing demands of the task of protecting the country in the
context of the Fourth Industrial Revolution developed as a storm, with
complex development, especially in border areas, seas and islands; global
pressing issues, natural disasters, Covid-19 epidemic, armed conflict, local
problems. have been having significant impacts on the awareness and the
responsibility of the army youths participating in building people's trust
mission. Based on the location and importance analysis and the generalization
of the real situations of perception and responsibility of the military youths
involved in building people's trust mission; this writing will thoroughly
analyse and propose some solutions, especially in perception educating and
promoting the role of military youths in building people's trust mission and
defending the Socialist of Vietnam. This is considered a very necessary issue
for military schools today, because they are an important force that directly
determines the combat strength of the Vietnam People's Army.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo dục nhận thức, trách nhiệm của thanh niên quân đội tham gia xây dựng “Thế trận lòng dân” hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động giáo dục nhận thức, trách nhiệm của TNQĐ tham gia xây dựng TTLD luôn phụ thuộc
vào năng lực, trình độ của các chủ thể giáo dục; biểu hiện ở trình độ tri thức, sự hiểu biết sâu sắc về nội hàm, đặc
trưng và chuẩn mực giá trị của TTLD; trình độ sư phạm, khả năng truyền đạt tri thức, khả năng sử dụng các hình
thức và phương pháp giáo dục, bồi dưỡng nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Năng lực, trình độ của các chủ thể giáo dục càng
cao thì chất lượng giáo dục nhận thức, trách nhiệm của TNQĐ tham gia xây dựng TTLD càng có điều kiện để phát
huy cao độ. Vì vậy, các chủ thể cần thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng cho TNQĐ niềm tự hào về lịch sử dân tộc,
luôn gắn chặt với TTLD, xây dựng TTLD; tự hào về những giá trị truyền thống tốt đẹp của đất nước, con người Việt
Nam; tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại. Cùng với giáo dục lòng tự hào, cần coi trọng bồi dưỡng cho TNQĐ
ý thức tự tôn dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, tự vươn lên và khẳng định mình, không cam chịu thân phận làm nô lệ,
không cam chịu sự nghèo đói và lạc hậu Trên cơ sở đó, mỗi TNQĐ sẽ nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy vai
trò, tích cực đóng góp sức lực và trí tuệ của mình vào việc bảo vệ những thành quả, chiến công mà ông cha đã đổ
biết bao mồ hôi, công sức và xương máu mới có được; đồng thời, ra sức phấn đấu và cống hiến để góp phần làm
giàu thêm, tô thắm thêm truyền thống hào hùng đó của dân tộc trong thời đại mới, trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Bên cạnh đó, các chủ thể cần chú trọng giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, truyền thống quân đội, đơn vị,
truyền thống địa phương và gia đình cho TNQĐ. Lịch sử, truyền thống cách mạng của quê hương và gia đình là một
bộ phận không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với TTLD. Vì vậy, trong khi giáo dục lịch sử truyền thống của
dân tộc, các chủ thể không nên xem nhẹ việc giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng của quê hương và gia đình
cho TNQĐ; sẽ giúp khơi dậy ở mỗi TNQĐ lòng tự hào chính đáng về quê hương, gia đình mình, từ đó thúc đẩy họ
nêu cao ý chí quyết tâm, phấn đấu xứng danh với truyền thống vẻ vang đó.
2.3.3. Phát huy tính tích cực, sáng tạo của thanh niên quân đội trong tự giáo dục nhận thức, trách nhiệm xây dựng
“thế trận lòng dân”
Tự giáo dục, tự bồi dưỡng TTLD là hoạt động tự giác, là quá trình “hướng nội”, “tự thân vận động”, mang tính
độc lập rất cao, được thôi thúc bởi “nội lực”, động cơ bên trong. Vì thế, mỗi TNQĐ phải có ý thức, nhu cầu, động
cơ, thái độ tự giáo dục, tự bồi dưỡng đúng đắn; phải luôn coi sự tự giáo dục, tự bồi dưỡng TTLD là bổn phận, nghĩa
vụ và trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự nghiệp xây dựng quân đội.
Bên cạnh đó, các chủ thể cũng cần chú trọng xây dựng ở TNQĐ ý thức, động cơ, trách nhiệm cao trong quá trình tự
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 59-63 ISSN: 2354-0753
63
giáo dục, tự bồi dưỡng TTLD. Việc làm này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, mang tính tự giác cao, trở
thành nhu cầu thường trực trong mỗi TNQĐ, là nhu cầu tự hoàn thiện bản thân.
Xác định nội dung, phương pháp tự giáo dục, tự bồi dưỡng TTLD của TNQĐ phù hợp. Sự thống nhất biện chứng
giữa hoạt động giáo dục, bồi dưỡng và tự giáo dục, tự bồi dưỡng đòi hỏi sự tự giáo dục, tự bồi dưỡng TTLD của
TNQĐ phải có nội dung, phương pháp tổng hợp, khoa học, đạt hiệu quả cao. Do đó, trong quá trình giáo dục, bồi
dưỡng TTLD cho TNQĐ, các chủ thể phải định hướng, chỉ đạo, xác định nội dung và phương pháp tự giáo dục, tự
bồi dưỡng phù hợp, trên cơ sở các yêu cầu chung, sát với chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất và năng lực của mỗi người
và đặc điểm, nhiệm vụ của từng đơn vị. Qua đó, mỗi TNQĐ cần xây dựng cho mình kế hoạch tự giáo dục, tự bồi
dưỡng TTLD khoa học, nhất quán và cụ thể.
Quá trình tự giáo dục, tự bồi dưỡng theo kế hoạch đề ra cũng là quá trình không ngừng bổ sung, phát triển, hoàn
thiện các yếu tố tri thức, tình cảm và ý chí ở TNQĐ; đồng thời, tạo điều kiện để chuyển hóa chúng thành động lực
tinh thần to lớn, giúp họ có thể vượt qua mọi gian khó, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mặt khác, quá trình đó cũng
bao hàm cả sự đấu tranh với ý thức và hành vi vô cảm, thờ ơ, thiếu trách nhiệm của chính bản thân mình và của
người khác.
Các chủ thể vừa truyền thụ những tri thức, nâng cao sự hiểu biết về chủ nghĩa yêu nước, vừa phải khuyến khích,
động viên và tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi, “nhu cầu tự thân” của TNQĐ tự giáo dục, tự bồi dưỡng TTLD
có hiệu quả; phải tăng cường công tác quản lí, kiểm tra đối với hoạt động tự giáo dục, tự bồi dưỡng; nắm chắc tình
hình, kịp thời cổ vũ, động viên những thành tích và kết quả đạt được, biểu dương, khen thưởng, khích lệ những tập
thể và cá nhân có hiểu biết và giác ngộ cao về TTLD; uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, xử lí nghiêm những hiện
tượng vi phạm, thiếu chuyển biến trong nhận thức và hành vi. Trong quá trình tự giáo dục, tự bồi dưỡng, khi TNQĐ
gặp những khó khăn, đòi hỏi sự quan tâm, định hướng, giúp đỡ của các chủ thể để họ có thể khắc phục vượt qua trở
ngại, tự giác, tận tâm trong thực hiện nhiệm vụ.
3. Kết luận
Đối với thanh niên Việt Nam nói chung, TNQĐ nói riêng, TTLD luôn là một thành tố quan trọng, tạo ra động
lực tinh thần to lớn và mạnh mẽ, thúc đẩy họ phấn đấu vươn lên, cống hiến và trưởng thành. Trong chiến tranh giải
phóng dân tộc, vai trò của TNQĐ tham gia xây dựng TTLD được phát huy cao độ, qua đó đã chuyển hóa thành sức
mạnh vật chất để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Ngày nay, giáo dục nhận thức, trách nhiệm của TNQĐ tham
gia xây dựng TTLD vẫn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp thiết, không những tạo ra động lực tinh thần to lớn và
mạnh mẽ thúc đẩy TNQĐ sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, mà còn góp phần nâng cao sức
mạnh tổng hợp của quân đội; đồng thời là bước chuẩn bị nguồn nhân lực chiến lược cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, cho sự phát triển bền vững của dân tộc.
Tài liệu tham khảo
Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Bùi Văn Huấn (2016). Phát huy vai trò xung kích của thanh niên quân đội trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạp chí Cộng sản, số 793, tr 77-80.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX. NXB Chính
trị Quốc gia - Sự thật.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
Hoàng Phê, Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thủy, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa (2008).
Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.
Lê Khắc Huy (2016). Phát huy vai trò của thanh niên Quân đội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tạp
chí Quốc phòng toàn dân, số 10, tr 96-99.
Lê Văn Hải (2015). Xây dựng thế trận lòng dân tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa (Sách chuyên khảo). NXB Quân đội Nhân dân.
Nguyễn Đình Bắc (2014). Phát huy chủ nghĩa yêu nước của thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Luận
án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng.
Phạm Văn Sơn (2020). Xây dựng “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
thời kì mới (Tài liệu Giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng trong tình hình mới). NXB Quân đội Nhân dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_duc_nhan_thuc_trach_nhiem_cua_thanh_nien_quan_doi_tham.pdf