Giáo dục nghề nghiệp trước tác động của cách mạng 4.0

Chúng ta đã và đang chứng kiến sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của các công nghệ

hiện đại từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0). Cốt lõi của cuộc

cách mạng này nằm ở các vấn đề sau: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things

(IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự là một cuộc cách mạng chưa

từng có trong lịch sử công nghiệp trên thế giới, có tác động to lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời

sống kinh tế - xã hội, từ phạm vi toàn cầu đến mức độ khu vực và quốc gia. Đây cũng sẽ là một

cuộc cách mạng lớn trong giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Bài viết trình bày

những tác động tích cực, tiêu cực và thách thức mà Cách mạng 4.0 đem lại đối với hệ thống giáo

dục nghề nghiệp của Việt Nam và đưa ra một số định hướng đổi mới để giáo dục nghề nghiệp Việt

Nam có thể bắt kịp với xu thế giáo dục mới từ Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo dục nghề nghiệp trước tác động của cách mạng 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG 4.0 TS. Bùi Thị Huế1 Tóm tắt: Bài viết trình bày những đặc điểm, sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm, lao động và những tác động tích cực, tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0 đến giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục nghề nghiệp, lao động, việc làm. Abstract: This paper refers to the characteristics as well as the impact of industrial revolution 4.0 on the employment, labor and positive and negative impacts of industrial revolution 4.0 to vocational education in Vietnam; and then points out direction and solutions for vocationaleducation in the context of industrial revolution 4.0. Keywords: industrial revolution 4.0; vocational education; labor; employment. Chúng ta đã và đang chứng kiến sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của các công nghệ hiện đại từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0). Cốt lõi của cuộc cách mạng này nằm ở các vấn đề sau: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự là một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử công nghiệp trên thế giới, có tác động to lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, từ phạm vi toàn cầu đến mức độ khu vực và quốc gia. Đây cũng sẽ là một cuộc cách mạng lớn trong giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Bài viết trình bày những tác động tích cực, tiêu cực và thách thức mà Cách mạng 4.0 đem lại đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam và đưa ra một số định hướng đổi mới để giáo dục nghề nghiệp Việt Nam có thể bắt kịp với xu thế giáo dục mới từ Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại. 1. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp không ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số, sinh học để giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực, các hệ thống kết nối Internet. Đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực như robot, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano... làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất trên toàn Thế giới. 1 Email: buihue48@gmail.com, Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động – Xã hội. 499PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP Cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động đặc biệt đến sự thay đổi của thị trường lao động, tạo ra sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, phá vỡ cấu trúc thị trường lao động truyền thống ở nhiều quốc gia trên Thế giới. Nhu cầu về lao động chất lượng cao tăng lên, nhu cầu về lao động phổ thông, tay nghề bậc trung và thấp sẽ sụt giảm nhanh chóng. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra khoảng 2 triệu việc làm mới trong các ngành công nghệ cao và tự động hóa, nhưng sẽ làm biến mất khoảng 7 triệu việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông và lao động trình độ thấp1. Tại các nước phát triển, người lao động đang phải đối mặt với một thực tế là trí thông minh nhân tạo dần thay thế con người trên nhiều lĩnh vực. Lao động tại khu vực ASEAN cũng đang phải đối mặt với tình trạng thay đổi cơ cấu lao động mạnh mẽ. Theo báo cáo của ABD và ILO, 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa. Trong đó, 88% lao động Campuchia và 64% lao động Indonesia có nguy cơ bị thay thế bằng robot dưới tác động của làn sóng tự động hóa2. Tại Việt Nam, dự báo cũng có khoảng 75% người lao động làm những công việc giản đơn có nguy cơ cao bị mất việc làm khi các loại máy móc có thể tự liên kết với nhau không cần đến sự can thiệp của con người. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ không phải là mất việc làm mà là thay đổi công việc, yêu cầu về kỹ năng, kiến thức chuyên môn, kỹ năng của con người, trình độ kỹ thuật số. Do vậy, ngoài kiến thức chuyên môn, người lao động cần có trình độ kỹ thuật số, kỹ năng cảm xúc xã hội, hành vi. Những sự thay đổi này của sản xuất và cơ cấu nhân lực trong thị trường lao động tương lai, đặt ra nhiều vấn đề đối với giáo dục nghề nghiệp. Cuộc cách mạng này đã và sẽ hình thành những công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học cả trong đời sống, sản xuất, cũng như trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ bị tác động mạnh mẽ và toàn diện, danh mục ngành nghề đào tạo sẽ phải điều chỉnh, cập nhật liên tục vì các ranh giới giữa các lĩnh vực rất mỏng manh. Sẽ là sự liên kết của các lĩnh vực lý - sinh; cơ - điện tử - sinh, hình thành những nghề đào tạo mới, đặc biệt là những nghề liên quan đến sự tương tác giữa con người và máy (ví dụ, nghề trợ lý ảo, phục vụ ảo, thư ký ảo) Những khái niệm phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo sẽ trở thành xu hướng trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp trong thời gian tới. 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM Hiện nay, Việt Nam đang thống nhất triển khai giáo dục nghề nghiệp theo 3 cấp trình độ là sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. Theo quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020, nhân lực qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp chiếm khoảng 88% tổng số nhân lực qua đào tạo. Tính đến năm 2018, cả nước có 1.954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 394 trường cao đẳng, 515 trường trung cấp, 1.045 trung tâm giáo dục nghề nghiệp; gần 100 cơ sở giáo dục đại học đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng; trên 1.000 doanh nghiệp, cơ sở khác đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp; gần 200 ngàn doanh nghiệp trực tiếp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác và khoảng 1 triệu các tổ chức khác, cá nhân mở lớp đào tạo nghề theo nhu cầu của người học. Trong số các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có 285 trường, trung tâm thuộc doanh nghiệp, 1 Theo Klaus, The Fourth Industrial Revolution, Word Economic Forum, 2016. 2 ADB & ILO, Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung. 500 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 gồm: 28 trường, trung tâm thuộc doanh nghiệp nhà nước (chiếm tỷ lệ 9,82%), 257 trường, trung tâm thuộc doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm tỷ lệ 90,18%)1. Hiện đang triển khai xây dựng 45 trường chất lượng cao, đào tạo các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, quốc tế và khu cực ASEAN và dự kiến phát triển lên 70 trường đến năm 2020 và lên 120 trường vào năm 2025. Nhiều giải pháp đã được triển khai như tuyển sinh gắn với tuyển dụng; cam kết có việc làm sau khi ra trường; nâng cao chất lượng đào tạo; thực hiện chính sách cho người học. Đặc biệt, tăng cường công tác truyền thông cho tuyển sinh, giúp nhận thức của xã hội về GDNN có sự thay đổi tích cực. Công tác tuyển sinh tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét. Năm 2018, tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp cho trên 2,2 triệu người. Tỷ lệ người đào tạo nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt trên 80%. Năm 2018, đoàn Việt Nam tham dự và đạt thành tích cao tại Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 12 tổ chức tại Thái Lan. Với 52 thí sinh dự thi 26 nghề, chung cuộc, Đoàn Việt Nam đạt bảy Huy chương Vàng, bảy Huy chương Bạc, sáu Huy chương Đồng, xếp thứ ba toàn đoàn. 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VIỆT NAM 3.1. Tác động tích cực Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo cơ hội phát triển, mở rộng quy mô đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhu cầu đào tạo rất lớn cho các cơ sở giáo dục dục nghề nghiệp, không chỉ tạo ra cơ hội đào tạo những người mới chưa qua đào tạo, mà ngay cả với những người đã đi làm. Từ người lao động phổ thông đến nguồn nhân lực trình độ cao cũng đều cần phải thay đổi, cập nhật kiến thức, kỹ năng ở mức độ cao hơn. Thực tế cho thấy, cách mạng công nghiệp 4.0 tác động rất lớn đến việc làm trên thị trường lao động, qua đó nhiều ngành nghề cũ bị mất đi, nhiều người lao động bị mất việc và cần phải học nghề mới để chuyển đổi công việc. Theo OECD, cứ 7 người lao động tại 32 các nước phát triển mà OECD tiến hành nghiên cứu, thì có 1 người cần được hỗ trợ đào tạo kỹ năng mới do những công việc hiện nay của họ sẽ được thay thế bằng robot hoặc hệ thống tự động hóa. Hơn nữa, trước xu thế máy móc, tự động hóa thay thế con người, nguồn nhân lực cũng cần phải được đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới, có thể đủ năng lực đảm nhận những vị trí công việc mới trong cuộc cách mạng số này. Những kỹ năng mà robot không thể thay thế con người như kỹ năng về tư duy nhận thức mức độ, kỹ năng cảm xúc xã hội cũng như kỹ năng tương tác với công nghệ... cũng sẽ được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng. Theo thống kê, sẽ có khoảng 75% lực lượng lao động ở Việt Nam bị tác động bởi cách mạng công nghiệp 4.0 và cần phải hỗ trợ đào tạo kỹ năng mới. Dự báo, nhu cầu đào tạo và đào tạo lại với một nguồn tuyển sinh rất lớn, lên đến 55 triệu lao động2. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần làm thay đổi tư duy và nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp. 1 Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, 2018, Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, đa dạng, linh hoạt theo nhu cầu danh nghiệp và yêu cầu của người học. 2 Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 góp phần làm thay đổi tư duy. 501PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP Do sự tiến bộ và thay đổi nhanh chóng từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách nghĩ, lối sống, phương thức làm việc và quan hệ của con người trong mọi hoạt động xã hội. Nhiều người trong xã hội sẽ thay đổi nhận thức từ chạy theo bằng cấp, sang coi trọng tay nghề và kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc. Một minh chứng rõ nét nhất là, trong thời gian gần đây, Bộ GD-ĐT đã quyết định hạ chỉ tiêu tuyển sinh ĐH năm học 2017-2018 xuống 20%. Việc này đã nhận được sự ủng hộ của dư luận xã hội, hướng một lượng khá lớn các em học sinh chuyển sang học tập ở các bậc học của hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Trên Thế giới, tỉ lệ học sinh độ tuổi 15-19 theo học hướng nghiệp ở các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) là 40%. Cá biệt, các quốc gia như Áo hoặc Cộng hòa Czech, con số này là 71%. Việt Nam trong những qua đã đi ngược với xu thế ở các nước phát triển và giờ đây đang cố gắng tái định vị cho giáo dục nghề nghiệp. Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy đổi mới hình thức, phương pháp đào tạo, phương pháp giảng dạy trong giáo dục nghề nghiệp Với sự xuất hiện của công nghệ số và mạng Internet, những kiến thức, thông tin cơ bản ở hầu khắp các lĩnh vực từ xưa đến nay hầu như có thể tìm trên Internet. Sự xuất hiện của mạng xã hội cùng những không gian tương tác mà nó tạo ra khiến cho việc học tập nói riêng và giáo dục nói chung vượt qua sự giới hạn về không gian, thời gian. Người học có thể dễ dàng tìm kiếm những tri thức cần thiết để tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên và hoàn thành được mục tiêu giáo dục của mình. Đây cũng là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đề ra, nhằm xây dựng một nền giáo dục “đào tạo và tự đào tạo”. Ở nhiều nước phát triển, có hạ tầng công nghệ thông tin hoàn thiện, người ta đã tiến hành đồng bộ hóa giảng dạy và đào tạo bằng giáo án số và hệ thống máy tính. Có nghĩa là người học chỉ cần một chiếc máy tính bảng, có thể học đủ các môn và cả hệ thống tư liệu tham khảo. Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện các trường đại học, cơ sở đào tạo trực tuyến. Những khái niệm phòng học ảo, thày giáo ảo, phòng thí nghiệm ảo, thiết bị ảo, bài giảng được số hóa sẽ trở thành xu thế trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp trong thời gian tới. Điều này đặc biệt thuận lợi cho việc xây dựng một xã hội học tập cũng như hỗ trợ những người tàn tật có thể học tập và hòa nhập cộng đồng. 3.2. Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực, thì cách mạng công nghiệp 4.0 đang thực sự tạo ra những thách thức, tác động tiêu cực tới giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam. Một là, tạo sự cạnh tranh gay gắt hơn. Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên phạm vi toàn cầu. Sự nổi lên và phát triển mạnh mẽ của các startups công nghệ, các công ty, tập đoàn giáo dục, đào tạo liên quốc gia, xuyên quốc gia, đặc biệt với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, kết nối toàn cầu thì giáo dục nghề nghiệp của nước ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, không chỉ ở ngoài nước mà còn ở ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Hai là, nguy cơ bị tụt hậu. Thách thức lớn nhất đối với chúng ta chính là làm chủ công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay các điều kiện đảm bảo cho sự thay đổi này trong giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức, tác động tiêu cực như sự tụt hậu về công nghệ và nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi. Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ phải đóng cửa vì không có người học, bị mất thị phần ngay cả ở trên sân nhà. 502 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ba là, nỗi lo thất nghiệp. Bên cạnh thách thức về làm chủ công nghệ, thì công nghiệp 4.0 có thể làm gia tăng nguy cơ thất nghiệp trong một số lĩnh vực, trong đó có giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam. Cách mạng 4.0 đòi hỏi phương thức và phương pháp đào tạo thay đổi với sự ứng dụng mạnh mẽ CNTT. Những mô hình đào tạo mới như đào tạo trực tuyến không cần lớp học, không cần giáo viên đứng lớp, những lớp học ảo, thầy giáo ảo, phòng thí nghiệm ảo, thư viện điện tử, bài giảng điện tử sẽ trở thành phổ biến hơn. Điều này sẽ đe dọa tới việc làm của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ phục vụ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Những người có trình độ thấp, kém hiểu biết về công nghệ thông tin, khả năng linh hoạt kém sẽ bị mất việc, bị đào thải. Như vậy, Cách mạng 4.0 sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu nguồn lực trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Người lao động phải có sự thích ứng cao hơn để đáp ứng những công việc mới và tránh bị đào thải. Đây là một thách thức rất lớn đối với người lao động ở không chỉ riêng Việt Nam, mà tại tất cả các quốc gia trong xu thế bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. 4. GIẢI PHÁP Từ những vấn đề nêu trên, để tận dụng hiệu quả các cơ hội, vượt qua thách thức từ Cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục nghề nghiệp nước ta cần tập trung vào một số vấn đề trọng tâm sau đây: Đổi mới mạnh mẽ, hoàn thiện cơ chế, chính sách giáo dục nghề nghiệp Hoàn thiện các cơ chế chính sách, phù hợp thực tiễn đối với đội ngũ giáo viên, người học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người lao động và doanh nghiệp tham gia đào tạo; Tiến tới giao quyền tự chủ toàn diện cho các cơ sở về nhân sự, tài chính, tổ chức đào tạo; Hoàn thiện các cơ chế chính sách về phân bổ và sử dụng tài chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Đổi mới phương pháp và chương trình đào tạo Cần có sự thay đổi căn bản phương pháp đào tạo trên cơ sở lấy người học làm trung tâm và tăng cường ứng dụng CNTT. Chương trình đào tạo phải được thiết kế linh hoạt, một mặt đáp ứng chuẩn đầu ra của nghề, mặt khác tạo sự liên thông giữa các trình độ trong một nghề và giữa các nghề. Các chương trình đào tạo hướng tới việc xây dựng năng lực sáng tạo, thích nghi và tự học. Đây chính là những năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Phát triển đào tạo tại doanh nghiệp và gắn kết với doanh nghiêp trong hoạt động đào tạo Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, trường đại học quốc tế để xây dựng mô hình giáo dục 4.0 theo kịp với xu hướng công nghệ hiện đại trong nền kinh tế 4.0. Đổi mới quản lý giáo dục nghề nghiệp Quản lý và vận hành hệ thống theo chuẩn quốc gia và áp dụng chuẩn của các nước khu vực ASEAN và một số nước phát triển; Quản lý khung trình độ quốc gia; khung trình độ quốc gia phù hợp với khung tham chiếu ASEAN; xây dựng chuẩn đầu ra; Hình thành chi cục giáo dục nghề nghiệp tại một số địa phương. Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp; đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin trong quản lý giáo dục nghề nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục nghề nghiệp. 503PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP Nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp Để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong môi trường mới, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp phải có những năng lực mới, năng lực sáng tạo và do đó đòi hỏi phải có những phẩm chất mới trên cơ sở chuẩn hóa, thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, kỹ năng sư phạm và những kỹ năng mềm cần thiết khác. Để đổi mới giáo dục nghề nghiệp, vấn đề đầu tiên cần được đặc biệt quan tâm là chất lượng, năng lực của đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục nghề nghiệp. Đây cũng đang là điểm yếu của giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Rà soát, xắp xếp, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, điều chỉnh ngành, nghề trọng điểm. Hình thành mạng lưới có đủ năng lực đào tạo nhân lực các cấp trình độ trong giáo dục nghề nghiệp với quy mô, cơ cấu hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học và yêu cầu của thị trường lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. KẾT LUẬN Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam. Trước những thời cơ và thách thức đó, giáo dục nghề nghiệp nước ta cần có sự đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ADB & ILO, 2014, Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung. 2. Klaus, 2016, The Fourth Industrial Revolution”, Word Economic Forum, 2016. 3. Nguyễn Hồng Minh. 2017, “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam”. Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 40 + 41 tháng 1 + 2-2017. 4. Hùng Nghiêm, 2018, Chuẩn bị nguồn nhân lực cho cách mạng công nghiệp 4.0. 5. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, 2018, Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, đa dạng, linh hoạt theo nhu cầu danh nghiệp và yêu cầu của người học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_duc_nghe_nghiep_truoc_tac_dong_cua_cach_mang_4_0.pdf
Tài liệu liên quan