Giáo dục kĩ năng thực hiện nội quy lớp học cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ chuẩn bị vào Lớp 1 – Kết quả nghiên cứu trường hợp

Giáo dục thực hiện nội quy lớp học có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với trẻ

rối loạn phổ tự kỷ do nhóm trẻ này có đặc điểm là cứng nhắc rập khuôn và

khó thích nghi với sự thay đổi, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1. Bài

viết trình bày kết quả tổ chức giáo dục thực hiện nội quy lớp học cho hai trẻ

rối loạn phổ tự kỷ năm học 2020 trong lớp tiền học đường. Bằng việc sử dụng

các nguyên tắc hành vi của phương pháp phân tích hành vi ứng dụng, hỗ trợ

trực quan và âm nhạc thơ ca Việt Nam trong thời gian lớp tiền học đường

gần bốn tháng, cả hai trẻ rối loạn phổ tự kỷ đều có những tiến bộ rõ rệt về

việc tuân thủ nội quy lớp học. Bài viết cũng đề xuất cần phải tiến hành trên

nhiều trẻ rối loạn phổ tự kỷ và thời gian thực nghiệm dài hơn để chứng minh

được tính hiệu quả rõ nét hơn của các biện pháp đã áp dụng.

pdf14 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Giáo dục kĩ năng thực hiện nội quy lớp học cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ chuẩn bị vào Lớp 1 – Kết quả nghiên cứu trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e âm thanh đó hoặc đôi khi do thay đổi thời tiết trẻ sẽ xuất hiện hành vi nói vô nghĩa nhiều hơn mọi ngày. Có 4 KN mà T.T đã tiến bộ vượt bậc từ mức không thực hiện và đạt được mức thực hiện độc lập gồm có: Xếp hàng vào lớp, Ngồi đúng tư thế và không di chuyển khỏi chỗ, Đứng lên khi trả lời và ngồi xuống khi trả lời xong và Chú ý lắng nghe cô giảng bài. Ở KN xếp hàng vào lớp, khi mới bắt đầu tham gia lớp học, T.T thường xuyên chạy ra khỏi hàng, trẻ cần có GV hỗ trợ đứng cạnh giúp đứng đúng vị trí số thứ tự in trên sàn và cầm tay trẻ đặt tay lên vai bạn nhưng chỉ cần GV rời tay thì trẻ sẽ tuột tay xuống và nhẽo người để trốn tránh không cho bạn đằng sau đặt tay lên vai mình khi GV hô “Đằng trước! Thẳng!”. Đến tháng thứ 3, T.T bắt đầu chủ động thực hiện theo các hiệu lệnh của GV để xếp hàng vào lớp. Ở KN “Ngồi đúng tư thế và không di chuyển khỏi chỗ”, lúc ban đầu, T.T thường nằm ra bàn hoặc di chuyển chỗ ngồi cách xa bạn cùng bàn, quá vị trí ngồi, sau hơn 2 tháng thì T.T bắt đầu thực hiện được KN tốt hơn và cần sự nhắc nhở của GV ít hơn. Hoặc ở KN đứng lên trả lời câu hỏi, lúc ban đầu, dù có GV hỗ trợ kéo trẻ đứng lên thì T.T vẫn nhẽo người trườn xuống ghế và nhất định 730 không hợp tác làm theo yêu cầu của GV. Như vậy, sau gần 4 tháng tham gia lớp tiền học đường, T.T đã có tiến bộ hơn nhiều so với ban đầu: 7/11 KN đạt mức độ 2 (KN độc lập thực hiện) ngoại trừ 2 KN đã đạt từ đầu, 2/11 KN đạt mức độ 1 (cần hỗ trợ). 3.2.2. Trường hợp 2 M.T sinh ngày 20/09/2014, là con thứ hai trong gia đình. Quá trình mẹ mang thai và sau sinh không có vấn đề bất thường. Trẻ được sinh mổ với trọng lượng 3,9kg. Theo thông tin được cung cấp từ gia đình, trước 2 tuổi M.T phát triển bình thường. Khoảng từ 2-3 tuổi, gia đình thấy trẻ có biểu hiện hay khóc ăn vạ và đánh bạn nên có đưa đi kiểm tra tại Viện Nhi TW và được kết luận là: tự kỷ, tăng động giảm chú ý và rối loạn ngôn ngữ. Hiện nay, M.T đã có thể đọc sách truyện ngắn bằng tiếng Anh, tiếng Việt nhưng chưa có khả năng hiểu nội dung của truyện. Trong buổi đánh giá, M.T thể hiện sự hợp tác với nghiệm viên, có cố gắng thực hiện các nhiệm vụ được yêu cầu, tuy nhiên thể hiện sự giảm tập trung, dễ bị sao nhãng bởi các yếu tố của môi trường xung quanh, ví dụ: đồ chơi, sách truyện xếp trên các giá xung quanh phòng, hướng cửa sổ, + Bảng tổng hợp kết quả đánh giá các KN thực hiện nội quy lớp học của M.T trước và sau gần 4 tháng tham gia lớp tiền học đường. STT Tên Đánh giá Ban đầu Đánh giá Kết thúc 0 1 2 0 1 2 1 Xếp hàng vào lớp x x 2 Mặc đồng phục gọn gàng x x 3 Đi vệ sinh, vứt rác đúng nơi quy định x x 4 Đi học đúng giờ x x 5 Ngồi đúng tư thế và không di chuyển khỏi chỗ x x 6 Ngồi đúng vị trí x x 7 Giơ tay khi muốn trả lời x x 8 Đứng lên khi trả lời và ngồi xuống sau khi trả lời x x 731 STT Tên Đánh giá Ban đầu Đánh giá Kết thúc 0 1 2 0 1 2 9 Không nói tự do/Giữ im lặng x x 10 Chú ý lắng nghe khi cô giáo giảng bài x x 11 Hoàn thành bài tập được giao ở lớp x x Ghi chú: Điểm 0: Không thực hiện; Điểm 1: Thực hiện KN khi có trợ giúp; Điểm 2: Tự thực hiện KN độc lập. Bàn luận trường hợp 2 M.T có mức độ tự kỷ nhẹ hơn T.T nên hầu hết các KN đánh giá ban đầu trẻ đều ở mức thực hiện được KN khi có trợ giúp. Có 1/11 KN mà M.T đạt mức thực hiện độc lập là: mặc đồng phục gọn gàng. Có 3/11 KN mà M.T ở mức không thực hiện, đó là: Ngồi đúng tư thế và không di chuyển khỏi chỗ, Ngồi đúng vị trí, Giơ tay khi muốn trả lời. Lúc ban đầu, M.T thường ngồi tụt xuống đất ở vị trí giữa bàn với tường hoặc nằm ra bàn, hoặc lúc lại thích ngồi sát vào bạn cùng bàn. Trẻ không hợp tác với GV trong các hoạt động nếu lúc bắt đầu giờ học trẻ đã bị nhắc nhở hoặc GV không cho trẻ làm theo ý thích. M.T rất tùy hứng và theo cảm xúc cá nhân. Sau hơn một tháng tham gia lớp tiền học đường, sau khi tìm hiểu được sở thích của M.T thì chúng tôi đã sử dụng “củng cố tích cực” để khuyến khích M.T thực hiện các KN tuân thủ nội quy ngồi đúng chỗ và bằng việc sử dụng bảng nội quy để hướng dẫn thì M.T đã bắt đầu hợp tác vui vẻ hơn với GV và tham gia các hoạt động trên lớp tốt hơn. Tuy nhiên, KN ngồi đúng vị trí dường như có đôi chút khó khăn với M.T vì M.T thường thích ngồi sát bạn cùng bàn nên sau gần 4 tháng thì KN ngồi đúng chỗ vẫn ở mức cần được hỗ trợ vì GV vẫn phải nhắc. hầu hết các KN trẻ đều đạt mức độc lập, tuy nhiên, KN Chú ý lắng nghe khi cô giáo giảng bài thì vẫn còn phải nhắc nhở hỗ trợ nhiều vì trẻ thường nhìn lên trần lớp hoặc chơi với các ngón tay của mình. IV. KẾT LUẬN Để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ RLPTK vào lớp 1 thì cần chuẩn bị rất nhiều yếu tố: từ tâm lý đến các KN tiền học tập (tiền đọc, viết, tính toán). Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng: Nhóm KN đầu tiên mà trẻ RLPTK 732 cần được giáo dục là nhóm KN thực hiện nội quy lớp học. Bằng việc sử dụng các phương pháp chuyên biệt cho trẻ RLPTK, nghiên cứu cho thấy cả 2 trẻ RLPTK trong nghiên cứu thực nghiệm đều có những tiến bộ và ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh áp dụng 3 phương pháp trên, chúng tôi cũng có sử dụng các hình thức, phương pháp, biện pháp khác như: hình thức tiết học, làm mẫu kết hợp với lời nói, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa GV với HS, giữa HS với HS. Điều đó cho thấy rằng: cần sử dụng đa dạng các hình thức, phương pháp, biện pháp khác nhau để giáo dục trẻ RLPTK. Mặc dù nghiên cứu đã cho thấy sự tiến bộ trên 02 trẻ RLPTK mức nhẹ và trung bình nhưng chúng tôi cũng thấy rằng cần có những nghiên cứu trên số lượng mẫu lớn hơn với thời gian dài hơn để khẳng định được tính hiệu quả của các phương pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cohen, M. J., & Sloan, D. L. (2007). Visual supports for people with autism: A guide for parents and professionals. Woodbine House. Dodd, S. (2005). Understanding autism. Elsevier, Australia. Gulick, R. F., & Kitchen, T. P. (2007).  Effective instruction for children with autism: An applied behavior analytic approach. The Dr. Gertrude A. Barber National Institute. Harris, S. L., & Delmolino, L. (2002). Applied behavior analysis: Its application in the treatment of autism and related disorders in young children. Infants & Young Children, 14(3), 11-17. Mai Thị Phương & Trần Thu Giang (2019). Ứng dụng thơ ca Việt Nam vào giáo dục kĩ năng học đường ở lớp tiền hòa nhập cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ chuẩn bị vào lớp 1. Tạp chí Khoa học – Đại học Sư phạm Hà Nội, 64(9AB), 216-223. McClannahan, L. E., & Krantz, P. J. (1999). Activity schedules for children with autism: Teaching independent behavior. Woodbine House. Nguyễn Nữ Tâm An (2019). Tổng quan nghiên cứu về các phương pháp trị liệu trong giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học – Đại học Sư phạm Hà Nội, 64(9AB), 96-106. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013). Tự kỷ – những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Thị Kim Anh (2016). Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non có rối loạn phổ tự kỉ. NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 733 Phan Thanh Hà (2019). Trị liệu âm nhạc cho trẻ khuyết tật từ lý thuyết đến thực tiễn. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Trị liệu âm nhạc cho trẻ khuyết tật trong đào tạo giáo viên, 27-38. Simpson, R. L. et al. (2005). Autism Spectrum Disorders – Interventions and Treatments. Corwin Press Publisher. Thompson, T. (2013). Autism research and services for young children: History, progress and challenges.  Journal of Applied Research in Intellectual Disabilities, 26(2), 81-107. Trevarthen, C. (2002). Autism, sympathy of motives and music therapy. Enfance, 54(1), 86-99.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_duc_ki_nang_thuc_hien_noi_quy_lop_hoc_cho_tre_roi_loan.pdf
Tài liệu liên quan