Giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo thông qua các hoạt động thí nghiệm

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của đảng, nhà nước và

toàn dân tộc. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đây là vấn đề lớn cấp thiết để xây

dựng một hệ thống giáo dục vững chắc đáp ứng được con người, nhân lực phù hợp với

yêu cầu hội nhập. Trong đó giáo dục mầm non là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hệ

thống giáo dục quốc dân, là “nền móng” để tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của

các giai đoạn sau này.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XI, về vấn đề đổi mới căn bản toàn điện

giáo dục và đào tạo. Tổng bí thư đã nêu rõ mục tiêu về đổi mới và nâng cao chất lượng

giáo dục mầm non như sau: “Đối với giáo dục mần non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình

cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho

trẻ vào lớp 1”.

pdf14 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo thông qua các hoạt động thí nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
76 GIÁO DỤC KHOA HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG THÍ NGHIỆM Ths Nguyễn Thị Ngọc Anh – Khoa Mầm non I. Đặt vấn đề Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của đảng, nhà nước và toàn dân tộc. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đây là vấn đề lớn cấp thiết để xây dựng một hệ thống giáo dục vững chắc đáp ứng được con người, nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập. Trong đó giáo dục mầm non là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, là “nền móng” để tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của các giai đoạn sau này. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XI, về vấn đề đổi mới căn bản toàn điện giáo dục và đào tạo. Tổng bí thư đã nêu rõ mục tiêu về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non như sau: “Đối với giáo dục mần non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1”. Đặc biệt giáo dục khoa học cho trẻ trong trường mầm non trong những năm gần đây đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chương trình giáo dục của nhiều nước tiên tiến trên thế giới: Mĩ, Anh, Nhật Bản,... Nhằm truyền cảm hứng cho trẻ trong học tập chuẩn bị năng lực cho những thế hệ công dân trong tương lai. Khoa học kích thích sự tò mò của trẻ để dẫn đến hình thành tư duy sáng tạo và hơn thế nữa. Không chỉ là khoa học mà còn là giáo dục tinh thần khoa học, văn hóa khoa học từ đó giúp trẻ hình thành thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, xã hội và phát triển các năng lực quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát trong trẻ. Những năm gần đây, ở Việt Nam các chương trình giáo dục cũng rất chú trọng đến hoạt động giáo dục khoa học và nó trở thành một bộ phận của Chương trình giáo dục mầm non. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục khoa học cho trẻ mầm non, công tác giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường mầm ngày càng được chú 77 trọng. Phương pháp giảng dạy được đặt trên nền tảng phù hợp với lứa tuổi nhưng làm thế nào để dẫn dắt, thu hút trẻ thực sự tích cực tham gia vào các hoạt động và phát triển tốt nhất các kĩ năng của trẻ? Đây thực sự là một vấn đề cần được quan tâm. Hiện nay, ngoài các phương pháp dạy học truyền thống chúng ta còn có rất nhiều các phương pháp dạy học mới tạo mọi điều kiện tối đa nhất để trẻ được hoạt động như dạy học tích cực, dạy học theo dự án, dạy học trải nghiệm. Trong đó việc hướng dẫn trẻ học thông qua các thí nghiệm là một trong những hoạt động trải nghiệm thực hành. Đây là một phương thức có nhiều ưu điểm và kích thích tối đa được khả năng, trí tuệ của trẻ. Thông qua hoạt động thực hành thí nghiệm trẻ dùng các giác quan để khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh mình và từ đó hình thành tư duy khoa học biều tượng chính xác về các sự vật hiện tượng. Lúc bấy giờ, tất cả mọi sự vật hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ đều trở thành nguồn cảm hứng để kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục khoa học, góp phần hoàn chỉnh công dân của thế giới trong thời đại của khoa học, công nghệ số, của trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển. Để phù hợp với các đặc điểm phát triển của trẻ, nội dung chương trình giáo dục khoa học ở các trường mầm non cũng có những thay đổi. Các hoạt động thí nghiệm thực hành đã được đưa vào chương trình ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên nội dung và các hình thức tổ chức thí nghiệm khoa học vẫn còn có những hạn chế như: ôm đồm quá nhiều nội dung giáo dục, quy trình khám phá đơn điệu, nhàm chán, trẻ học một cách thụ động nên không mang lại hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản, đó là thiếu và yếu các điều kiện vật chất và tinh thần (thiết bị, đồ dùng đồ chơi, học liệu, tài liệu nghèo nàn, hoạt động giáo dục được tổ chức máy móc, hạn chế, giáo viên chưa có kỹ năng phát hiện, khuyến khích sự tham tham và tạo cơ hội cho trẻ phát huy được khả năng, kinh nghiệm vận động của bản thân), nhất là ở các trường ở nông thôn, miền núi. Để giải quyết những hạn chế cho công tác giáo dục khoa học tại các cơ sở mầm non nói chung, đặc biệt là Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen – trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nói riêng. Thì việc đưa các hoạt động thí nghiệm vào nội dung 78 giáo dục khoa học mang ý nghĩa rất là quan trọng và cần thiết để hỗ trợ trẻ phát triển tối đa về mọi mặt. II. Phương pháp nghiên cứu 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: - Đề tài sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết; phân loại- hệ thống hóa lý thuyết trong các tài liệu nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động giáo dục khoa học của các GVMN tổ chức cho trẻ và hoạt động khám phá khoa học của trẻ ở các lớp mẫu giáo tại cơ sở mầm non thực hành Hoa Sen. - Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với giáo viên về việc tổ chức các hoạt động giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo thông qua các hoạt động trải nghiệm thực hành. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp này nhằm tổng kết lại kinh nghiệm của việc tổ chức hoạt động giáo dục khoa học tại Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen, từ đó rút ra những kết luận thiết thực cho bài nghiên cứu. III. Kết quả và bàn luận 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm khoa học Khoa học là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Ở lứa tuổi mầm non, theo Trần Thị Ngọc Trâm “Khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên”. Bên cạnh đó, khoa học còn là những hiểu biết về thế giới khách quan mà trẻ phát hiện, tích lũy được trong các hoạt động tìm kiếm, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Bản thân khoa học không phải là một hoạt động, mà là cách thức tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua khám phá, thử nghiệm, phát hiện, giải thích, lập luậnKết quả của các hoạt giáo dục khoa học giúp trẻ thu được lượng kiến thức khoa học đơn giản và quan trọng hơn là trẻ phát triển các năng lực cơ bản như quan sát, tư duy logic, giải quyết vấn đề, hợp tác 79 1.2. Khám phá khoa học Theo Trần Thị Ngọc Trâm “Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định”. Hoạt động khoa học diễn ra đa dạng, như qua sách ảnh, video, thí nghiệm hóa học, thí nghiệm sinh học, ứng dụng khoa học thực tiễn, khoa học thưởng thức 1.3. Giáo dục khoa học Giáo dục khoa học được hiểu chính là việc tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động tìm hiểu về tự nhiên và xã hội, gắn với thực tế đang diễn ra trong cuộc sống của trẻ ở độ tuổi mầm non. 1.4. Thí nghiệm khoa học Chúng ta có thể hiểu thí nghiệm hay thực nghiệm là một bước trong phương pháp khoa học dùng để chứng minh một giả thuyết để ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết đó hoặc trả lời một câu hỏi hay một vấn đề nào đó theo cách khoa học. Ở lứa tuổi mầm non, để thực hiện được thí nghiệm, trước tiên giáo viên sẽ phải tổ chức hướng dẫn trẻ quan sát. Sau đó đặt ra câu hỏi để làm nảy sinh vấn đề, từ đó giả thuyết được hình thành. Để chứng minh được gải thuyết chúng ta phải tiến hành thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết đã đưa ra. Kết quả thí nghiệm được phân tích và từ đó chúng ta đưa ra được nguyên lí khoa học. 2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục khoa học cho trẻ tại các cơ sở mầm non 2.1. Nội dung khám phá khoa học ở trường mầm non Nội dung khám phá khoa học dựa trên các yếu tố về tự nhiên và xã hội và được xây dựng thành 2 nội dung cơ bản sau: - Nội dung khám phá khoa học tự nhiên: bao gồm toàn bộ các sự vật hiện tượng của giới vô sinh (không khí, ánh sáng, nước, đất, sỏi, đá) và giới hữu sinh (động vật, thực 80 vật, con người). Thiên nhiên với sự đa dạng về loài, về cấu tạo, về môi trường sống, với các mối quan hệ và liên hệ có tính quy luật; với những thay đổi và phát triển liên tục, không ngừng là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức phong phú, là nguyên liệu cho tư duy và là mục đích của những khám phá ở trẻ. Hơn nữa, đây còn là nguồn cảm hứng vô tận kích thích sáng tạo và phát triển óc thẩm mỹ của trẻ. - Nội dung khám phá xã hội: Đối với trẻ mẫu giáo, nội dung khám phá xã hội bao gồm các hoạt động tìm hiểu về “bản thân, gia đình, họ hàng, cộng đồng; trường mầm non; một số nghề phổ biến trong xã hội; danh lam, thắng cảnh và các ngày lễ hội ở địa phương”. Những nội dung giáo dục khoa học trên giáo viên có thể lựa chọn các thí nghiệm phù hợp để tổ chức cho trẻ mẫu giáo khám phá khoa học. Các nội dung hoạt động thí nghiệm cần đơn giản, dễ hiểu, mang tính thực tiễn cao bởi nội dung, đối tượng mà trẻ học, trẻ khám phá là các sự vật, hiện tượng gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống của trẻ. Những nội dung giáo dục này sẽ tạo kiến thức nền tảng giúp trẻ trong hoạt động học ở bậc học tiếp theo. 2.2. Thực trạng giáo dục khoa học cho trẻ tại cơ sở mầm non thông qua các hoạt động thí nghiệm Thông qua quan sát, dự giờ phỏng vấn một số giáo viên, chúng tôi còn nhận thấy phần lớn giáo viên đều hiểu về giáo dục theo hướng trải nghiệm cũng như vai trò của hoạt động giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo theo hướng trải nghiệm cụ thể là các thí nghiệm khoa học. Tuy nhiên, bản chất của các thí nghiệm khoa học thì giáo viên lại chưa nhận thức hoàn toàn đúng. Phần lớn các giáo viên chưa tổ chức cho trẻ tiến hành các nội dung thí nghiệm, có chăng chỉ dừng lại ở việc cho trẻ quan sát, tìm hiểu đối tượng một cách thụ động, theo cách thức truyền thống, khá lúng túng trong quá trình tổ chức và hướng dẫn hoạt động cho trẻ và chưa đưa được ra các nguyên lí khoa học chính xác. Do đó, dẫn đến những tình trạng trẻ không được trải nghiệm, trẻ chỉ quan sát giáo viên làm hoặc làm khi có yêu cầu của giáo viên. Vì vậy mà hiệu quả của giáo dục khoa học thông 81 qua các hoạt động thí nghiệm không đạt được hiệu quả như mong muốn. Chưa khai thác được thế mạnh của thí nghiệm khoa học đối với trẻ. Môi trường trải nghiệm không được chuẩn bị, đồ dùng còn thiếu, khả năng của trẻ còn yếu kém,... Thực tế này đặt ra yêu cầu là cần có những thay đổi trong việc tổ chức giáo dục khoa học thông qua các hoạt động thí nghiệm cho trẻ. Kết quả nghiên cứu thực tiễn nêu trên là căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo thông qua các hoạt động thí nghiệm. 3. Đề xuất quy trình hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động giáo dục khoa học thông qua các hoạt động thí nghiệm 3.1. Đề xuất quy trình 3.1.1. Nguyên tắc đề xuất quy trình a. Đảm bảo phù hợp với đặc trưng của giáo dục khoa học Những kiến thức về giáo dục khoa học cần cung cấp cho trẻ là những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy, việc giáo dục khoa học cho trẻ theo hướng trải nghiệm cụ thể là các hoạt động thí nghiệm phải đảm bảo tính khoa học. Kiến thức cung cấp cho trẻ phải đơn giản, chính xác, logic theo một hệ thống. Những kiến thức cung cấp cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo là những kiến thức “tiền khoa học” và kiến thức đời sống. Hệ thống kiến thức cung cấp cho trẻ phải liên tục trong cả 3 độ tuổi mẫu giáo 3 – 4 tuổi, 4 – 5 tuổi, 5 – 6 tuổi và phải phù hợp với trình độ nhận thức ở từng độ tuổi. Kiến thức cung cấp cho trẻ thường đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Cho trẻ khám phá các đối tượng gần gũi, quen thuộc trước rồi mới đến các đối tượng mà trẻ ít được tiếp xúc. b. Đảm bảo các nguyên tắc của học tập trải nghiệm Các biện pháp đề ra để giáo dục khoa học cho trẻ mẫu giáo thông qua các hoạt động thí nghiệm phải đảm bảo trẻ phải được hoạt động, được tiếp xúc trực tiếp với các 82 đối tượng. Ngoài ra cần phải đảm bảo đề cao sự hứng thú và tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động học. Giáo viên trong hoạt động thí nghiệm chỉ là người đóng vai trò hướng dẫn, khích lệ, động viên để trẻ phát huy tối đa tính tích cực, chủ động trong việc đi tìm kiếm tri thức. Bên cạnh đó, giáo viên để trẻ thực hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình trong quá trình trải nghiệm. c. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm của trẻ mẫu giáo Quy trình hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động giáo dục khoa học thông qua các thí nghiệm được đề xuất cần phải đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực phát triển chung của trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến sự phát triển riêng của cá nhân trẻ để đưa ra các nguyên lí khoa học cho phù hợp. d. Đảm bảo phù hợp với thực tiễn Nguyên tắc này đòi hỏi lựa chọn các nội dung hoạt động phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất thực tế; đồng thời dạy trẻ áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa lí luận với thực tiễn để đảm bảo hiệu quả của quá trình dạy học. 3.1.2. Đề xuất quy trình xây dựng/ thiết kế bài học giáo dục khoa học thông qua các hoạt động thí nghiệm Qua quá trình nghiên cứu về hoạt động giáo dục khoa học thông qua hoạt động thí nghiệm, để giải quyết những hạn chế đang gặp phải trong quá trình tổ chức các hoạt động. Tôi xin đề xuất quy trình hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động giáo dục khoa học thông qua các hoạt động thí nghiệm như sau: Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu bài học Chủ đề, mục tiêu bài học trải nghiệm được xác định dựa vào Chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm phát triển của trẻ và điều kiện thực tiễn. Mục tiêu hoạt động thí nghiệm bao gồm: 83 - Về kiến thức: cung cấp tri thức mới về các sự vật, hiện tượng; củng cố, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu tượng và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh. - Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, tri giác; phối hợp các giác quan để nhận biết đối tượng; Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ và phát triển tư duy cho trẻ. - Về thái độ: trẻ hứng thú với các hoạt động, có thái độ tích cực với môi trường và cuộc sống xung quanh. Bước 2: Xây dựng nội dung thí nghiệm Giáo viên căn cứ vào mục tiêu đã xác định, yêu cầu và nội dung cho trẻ mẫu giáo khám phá khoa học và tình hình thực tiễn của cơ sở để lựa chọn và xây dựng nội dung thí nghiệm phù hợp cho trẻ. Giáo viên cần dự kiến hình thức thí nghiệm phù hợp với các độ tuổi, xác định rõ các bước tiến hành và nguyên lí khoa học cần cung cấp cho trẻ trong hoạt động. Bước 3: Xác định phương pháp tổ chức hoạt động thí nghiệm Giáo viên cần xác định các phương pháp, hình thức tổ chức và điều kiện để tiến hành các hoạt động thí nghiệm dự kiến (quan sát, thao tác với mô hình, tranh ảnh, đồ vật, thực hành luyện tập, trao đổi trò chuyện, nêu vấn đề yêu cầu/nhiệm vụ/; hoạt động nhóm, cá nhân, hoạt động tập thể). Bước 4: Thiết kế đồ dùng, phương tiện học liệu. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và hình thức tổ chức bài học và các hoạt động cho trẻ trả nghiệm đã xác định ở trên giáo viên cần chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện hỗ trợ tùy theo hoạt động cụ thể: về loại, số lượng, tính chất, đặc điểm ; Cách bố cục, sắp xếp, vị trí và thứ tự sử dụng các đối tượng, đồ dùng, phương tiện. Bước 5: Thiết kế các hoạt động khám phá khoa học thông qua các thí nghiệm. 84 Hoạt động thí nghiệm có thể được tiến hành với nhiều hình thức khác nhau (tiết học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc) song giáo viên có thể mô tả thiết kế bài học theo cấu trúc chung sau: I. Chủ đề hoạt động: Xác định chủ đề, nội dung phù hợp II. Mục tiêu hoạt động: Xác định mục tiêu đặt ra đối với hoạt động thí nghiệm III. Vật liệu sử dụng trong hoạt động: Xác định đồ dùng sử dụng trong thí nghiệm IV. Nội dung khoa học liên quan: Cung cấp thêm nội dung khoa học có liên quan V. Kiến thức khoa học: Xây dựng nguyên lí khoa học cho hoạt động VI. Nội dung bài học: Có thể tiến hành theo trình tự sau Bước 1: Đưa ra vấn đề cần bàn luận thông qua: dùng thủ thuật gây hứng thú, bài thơ, câu đố, câu chuyện khoa học, từ đó đưa ra các câu hỏi, vấn đề, giả thuyết khoa học, Bước 2: Tưởng tượng, lên kế hoạch và hướng dẫn trẻ thực hiện thực thực nghiệm để chứng minh giả thuyết khoa học, trả lời các câu hỏi đã đưa ra. Bước 3: Bàn luận về kết quả thu được và đưa kiến thức khoa học chính xác về nội dung khám phá. 3.2. Hình thức tổ chức Để tổ chức thí nghiệm cho trẻ mẫu giáo chúng ta có thể tổ chức thông qua hoạt động học và hoạt động ngoại khóa. Khi tổ chức giáo viên lưu ý hoạt động thí nghiệm phải được tổ chức dựa theo mục đích và nội dung giáo dục thông qua các hoạt động học ở trên lớp hoặc hoạt động ngoại khóa. Giáo viên căn cứ vào chủ đề và nội dung để xây dựng các hoạt động thí nghiệm cho phù hợp. Chẳng hạn như, chủ đề thực vật: Giáo viên có thể lựa chọn và đưa vào thí nghiệm: sự hình thành và phát triển của cây (Sự kì diệu của cây). Chủ đề nước và các 85 hiện tượng tự nhiên: Vòng tuần hoàn của nước, tính chất và đặc điểm của nước,.Chủ đề bản thân: Bảo vệ bản thân khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn (Cuộc tấn công của vi khuẩn), Giáo viên có thể lựa chọn vị trí không gian sao cho phù hợp với chủ đề: trong lớp học, ngoài trời học, 3.3. Thiết kế giáo án minh họa Giáo án: GIÁO ÁN KHOA HỌC Chủ đề: Bản thân Bài: Cứ giao vi khuẩn cho tớ (Bạch cầu) (Thực nghiệm: Cuộc tấn công của vi khuẩn) Lứa tuổi: 5 tuổi Thời gian: 40 – 45 phút Người soạn: Nguyễn Thị Ngọc Anh I.Chủ đề hoạt động: Bản thân (Tìm hiểu về: Bạch cầu) II. Mục tiêu hoạt động: - Quan sát tìm hiểu hoạt động và vai trò của bạch cầu trong cơ thể. III. Vật liệu sử dụng trong hoạt động: +Túi thực nghiệm : Băng dính xốp 2 mặt, tấm phim trong, tấm phim trong hình người, nam châm, mạt sắt, sticker vi khuẩn +Poster IV. Nội dung khoa học liên quan: Tìm hiểu các nội dụng về vật liệu và chất liệu. V. Kiến thức khoa học: 86 Cơ thể chúng ta sẽ nhiễm bệnh khi vi khuẩn xâm nhập. Lúc này bạch cầu trong cơ thể bám xung quanh vi khuẩn và chiến đấu, nên cơ thể chúng ta mới có thể chiến thắng bệnh tật. VI. Nội dung bài học 1. Khám phá - Chào hỏi trẻ. - Các bạn ơi, hôm nay cô Ngọc Anh bị ốm rồi, cô mệt quá. Vì thế hôm nay lớp mình phải học ngoan nhé. Và cô cũng biết bạn Mimi cũng ốm giống cô đấy. Đây là bạn Mimi này, hôm qua bố Mimi đi công tác về, mua cho Mimi rất nhiều kem, bánh ngọt này. Mimi vừa đi chơi về, tay dính đầy đất bẩn quá, bạn ý chẳng rửa tay gì cả chạy thẳng vào nhà ăn ăn rất nhiều bánh và kem, ngon quá, no quá, - Tối đến bạn Mimi đã bị đau bụng và sốt đấy các bạn ạ. Chúng mình đã bị sốt bào giờ chưa? Mẹ đã làm gì đỡ cho mình bớt sốt? Bạn mimi bị sốt rất cao, phai chườm mát để cho đỡ sốt. Hôm nay bạn ý không được đến lớp để học đấy các bạn ạ. Rất là buồn. - Vì sao Mimi bị ốm? Vì tay bạn Mimi rất là bẩn, bạn ấy không chịu rửa tay trước khi ăn, nên vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể đẫn đến bạn ấy bị ốm đấy. - Mệt quá, nóng quá, phải làm thế nào bây giờ? Đã có ta đây. Ai đấy? Ta là cảnh sát bạch cầu đây. Và khi cảnh sát bạch cầu xuất hiện, chiến đấu với vi khuẩn thì kì lạ thay Mimi đã khỏi ốm và có thể đi học cùng với các bạn rồi. - Đây chính là cảnh sát bạch cầu các bạn ạ. Các bạn có biết cảnh sát bạch cầu có ở đâu k? - Bạch cầu có trong máu của chúng ta. Bạch cầu có nhiệm vụ phát hiện và đánh lui các vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ thể, giúp chúng ta luôn khỏe mạnh đấy. - Vì sao Mimi bị ốm? Vì vi khuẩn xâm nhập. - Ai đã là người đánh lui vi khuẩn ra khỏi cơ thể? Cảnh sát bạch cầu. - Bạch cầu có ở đâu nhỉ cả lớp? - Các bạn đoán xem cảnh sát bạch cầu đã chiến đấu với vi khuẩn như thế nào? - Vậy cô mời các bạn cùng đến với phần thực nghiệm: “Cuộc tấn công của vi khuẩn” 87 2. Thực nghiệm - Giới thiệu đồ dùng: Băng dính xốp 2 mặt, tấm phim trong, tấm phim trong hình người, nam châm, mạt sắt, sticker vi khuẩn - Thảo luận, khuyến khích trẻ đưa ra các phương án tiến hành thí nghiệm, dự đoán kết quả. - Thực nghiệm mẫu + B1: Dán băng dính xốp 2 mặt vào 4 cạnh của tấm phim trong + B2: Gỡ lớp giấy bảo vệ của băng dính xốp 2 mặt ra, đổ mạt sắt vào trong tấm phim trong. (Lưu ý, hãy cẩn thận, khong được để cho mạt sắt dính lên băng dính xốp 2 mặt. + B3: Cho tấm phim hình người lên trên băng dính xốp hai mặt rồi dán lại + B4: Dán sticker lên 2 mặt của nam châm + B5: Cho vi khuẩn (nam châm lên hình người) hãy cầm nam châm và tấm phim rồi lắc. Mạt sắt (Bạch cầu) bây giờ sẽ như thế nào? - Trẻ làm thực nghiệm => Cơ thể chúng ta sẽ nhiễm bệnh khi vi khuẩn xâm nhập. Lúc này bạch cầu trong cơ thể bám xung quanh vi khuẩn và chiến đấu, nên cơ thể chúng ta mới có thể chiến thắng bệnh tật. Trong thực nghiệm lần này, nam châm đóng vai vi khuẩn và mạt sắt đóng vai bạch cầu. 3. Mở rộng - Đã có cảnh sát bạch cầu chiến đấu với vi khuẩn rồi, tuy nhiên việc chúng mình bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn rất là quan trọng đấy các con ạ. Làm thế nào để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn? (trẻ trả lời) - Hướng dẫn trẻ làm bài tập về nhà. IV. Kết luận Việc giáo dục khoa học cho trẻ thông qua hoạt động thí nghiệm giúp trẻ mầm non có điều kiện thuận lợi để trẻ thể hiện hết những hiểu biết, kết hợp với khai thác các giác quan của cá nhân, rèn luyện hành vi của bản thân trẻ. Đồng thời, khám phá khoa học theo hướng trải nghiệm cụ thể là thực hiện các hoạt động thí nghiệm giúp cho trẻ mẫu 88 giáo kiểm nghiệm, vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, điều chỉnh kịp thời những hành vi của trẻ với môi trường sống. Thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục khoa học trong các cơ sở giáo dục mầm non. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Giáo trình sự phát triển tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non, (2008), NXBGD. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non (2017), NXB Giáo dục Việt Nam 3. Lê Thu Hương – Trần Ngọc Trâm – Lê Thị Ánh Tuyết, Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (Các lứa tuổi), (2018), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 4. TS. Hoàng Thị Oanh - TS Nguyễn Thị Xuân, Giáo trình phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh (2008), NXB Giáo dục, Hà Nội 5. Nguyễn Thành Hải, Giáo dục stem/steam từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo (2019), NXB Trẻ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_duc_khoa_hoc_cho_tre_mau_giao_thong_qua_cac_hoat_dong_t.pdf
Tài liệu liên quan