Giáo dục học sinh THPT trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm bằng phương pháp dạy học tích cực

Trong giai đoạn hiện nay, để hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực do bộ giáo dục đào tạo phát động, nhiều nhà trường đã tổ chức các hoạt động bổ ích nhằm tạo mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò. Trong các hoạt động đó, giáo viên và học sinh rất quan tâm, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng cho sự thành công của các hoạt động này. Giờ sinh hoạt chủ nhiệm với những hoạt động phong phú đang được nhiều giáo viên hướng tới để tổ chức cho học sinh. Giờ sinh hoạt chủ nhiệm giúp giáo viên và học sinh sơ kết lại hoạt động trong tuần, đồng thời vạch ra kế hoạch cho tuần tới, tuyên dương học sinh có biểu hiện tiến bộ, phê bình học sinh vi phạm nội quy trường lớp. Bên cạnh đó, giáo viên và học sinh có cơ hội cùng nhau thảo luận, trao đổi tâm tư, nguyện vọng, những ưu điểm hạn chế trong học tập và cuộc sống.

docx29 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo dục học sinh THPT trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm bằng phương pháp dạy học tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(phương pháp não công) a. Khái niệm về phương pháp động não Phương pháp động não được A. Osborn, người Mỹ đưa ra năm 1938. A.Osborn nhận thấy rằng: “Trong cuộc sống những người giàu trí tưởng tượng có khả năng phát nhiều ý tưởng thì thường bị hạn chế về mặt phân tích, phê phán. Ngược lại, những người giỏi phân tích, phê phán lại hay gặp khó khăn khi phải đề xuất ra những ý tưởng mới. Nếu hai nhóm người này làm việc chung thì họ thường cản trở lẫn nhau; tuy nhiên, nếu biết phương pháp phối hợp hoạt động giữa họ thì kết quả sẽ rất tốt”. Động não là phương pháp tạo ra những ý tưởng mới mẻ về một vấn đề nào đó dựa trên nguyên tắc “khoan hãy phê phán”. Hãy tập hợp tất cả các ý kiến về một vấn đề, sau đó mới đánh giá, chọn ra ý kiến hoặc phương án tốt nhất. Phương pháp này cổ vũ mọi người cùng quan tâm, cùng tham gia và suy nghĩ một cách sáng tạo. Cơ sở của phương pháp là giữa các ý tưởng khác nhau đều có mối liên kết với nhau. Khi một ý tưởng được đưa ra thì sẽ có một hay nhiều ý tưởng khác gắn với nó, cùng chiều hay ngược chiều. Toàn bộ những ý tưởng đó sẽ cho ta cái nhìn tổng thể, để từ đó chọn ra ý tưởng hay hay giải pháp tốt nhất. b. Tác dụng của phương pháp động não Động não là một phương pháp tích cực hóa hoạt động tư duy. Động não là cách tốt nhất để giờ học trở nên cuốn hút. Động não lôi cuốn học sinh tham gia sôi nổi vào quá trình suy nghĩ tích cực và sáng tạo. Động não không chỉ sử dụng trong lớp học mà còn được sử dụng trong cuộc sống mỗi khi gặp vấn đề gì vướng mắc. Động não giúp tìm ra giải pháp cho nhiều vấn đề trước đây chưa giải quyết được bằng các phương pháp khác. c. Ưu điểm Dễ thực hiện, không tốn kém, tạo cơ hội cho tất cả các thành viên tham gia. Huy động được nhiều ý kiến, sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể. d. Những chú ý khi thực hiện Có thể mất nhiều thời gian trong việc chọn các ý kiến thích hợp. Có thể đi lạc đề, tản mạn, nhiều ý tưởng xa rời thực tế, ít có giá trị. Dễ xảy ra tranh cãi. Có thể có một số học sinh quá tích cực, một số khác thụ động. e. Quy tắc thực hiện Không được phép đánh giá và phê phán một cách vội vã. Số lượng quan trọng hơn chất lượng. Quy tắc này có vẻ ngược với những quy tắc thông thường nhưng một ý tưởng không đúng nhiều khi lại là khởi nguồn của những ý tưởng đúng. Những ý tưởng lạ cần đặc biệt hoan nghênh. Nên ghi lại cả những ý tưởng mới nghe có vẻ như điên rồ hoặc không thực hiện được vì đó thể hiện sự tôn trọng các ý tưởng. Hãy móc nối với ý tưởng của người khác. Tất cả các ý tưởng liên quan đến chủ đề đều được ghi lại. Chỉ khi đã tập hợp được nhiều ý tưởng hay mới thực hiện hoạt động đánh giá. f. Quy trình thực hiện Hướng dẫn học sinh mục đích yêu cầu và quy tắc động não. Quy định thời gian hoạt động. Chia nhóm, chọn nhóm trưởng (thường là tổ trưởng) và thư ký. Có thể tiến hành đặt tên nhóm để tập dợt tư duy sáng tạo. Xác định vấn đề giải quyết, có thể viết ra giấy hoặc viết lên bảng để các nhóm nhìn thấy. Vấn đề phải cụ thể, thực tế, có tính thách đố. Ví dụ như: Làm thế nào để có kết quả học tập tốt? Giải pháp ngăn bạo lực học đường. Những bài học kinh nghiệm trọng việc giải bài tập khó. Làm thế nào để giải tỏa stress trong cuộc sống? Làm thế nào để tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người?... Chọn ra những giải pháp có nhiều người đề xuất nhất (tối đa là 10 giải pháp). Mỗi học sinh đánh giá tính khả thi và hiệu quả của từng giải pháp bằng cách ghi ra giấy theo thang điểm 10). Thư ký tổng hợp kết quả. Đánh giá và chọn ra các giải pháp tốt nhất. Nếu điểm số quá chênh lệch thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân. Ví dụ: Chủ đề: “Giải pháp để có kết quả học tập tốt” (lớp 10A4 năm học 2013-2014) Để giúp học sinh có những giải pháp học tập đạt hiệu quả, tôi tổ chức cho học sinh thực hiện chủ đề não công “giải pháp để có kết quả học tập tốt” vào tuần học thứ ba. Chủ đề này không những giúp học sinh tìm ra những giải pháp bổ ích cho việc học mà còn giúp giáo viên hiểu thêm về suy nghĩ của học sinh khi đưa ra ý kiến và đánh giá các ý kiến của các thành viên trong nhóm. Bước 1: Giáo viên giới thiệu mục đích yêu cầu và quy tắc động não. Bước 2: Chọn nhóm trưởng và thư ký: 4 nhóm trưởng và 4 thư ký, ghi danh sách nhóm, phát phiếu cho từng nhóm. Bước 3: Viết tên chủ đề lên bảng cho 4 nhóm nhìn thấy. Bước 4: Tổ chức cho các thành viên của mỗi nhóm ghi ý tưởng của mình ra giấy và chọn ra giải pháp được nhiều người đề xuất. Bước 5: Đánh giá theo thang điểm và chọn giải pháp tốt nhất. Bước 6: giáo viên công bố tổng điểm và xếp hạng của các ý tưởng của mỗi nhóm cho chủ đề não công trên. Sau đây là kết quả thực hiện chủ đề não công của học sinh. Do 4 nhóm có nội dung tương tự nhau nên tôi chỉ lấy ví dụ của nhóm 1. Danh sách nhóm (nhóm 1 – tổ 1) 1, Trần Kim Dung (nhóm trưởng) 6, Trần Thị Hoài Linh 2, Phạm Thị Đoan 7, Lại Thị Bưởi (thư ký) 3, Trần Ngọc Phong 8, Trương Công Phong 4, Lý Văn Trường 9, Nguyễn Thị Tú Cầm 5, Trịnh Thị Ánh 10, Trần Thị Thùy Trang Sau khi thảo luận, nhóm đã chọn được 8 ý kiến được nhiều người đề xuất. Phiếu tổng hợp của nhóm: Giải pháp để có kết quả học tập tốt Ý tưởng Điểm đánh giá các ý tưởng của các thành viên trong nhóm: 1 Tổng cộng Xếp hạng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lắng nghe thầy cô giảng bài 10 9 9 10 10 9 9 10 9 10 95 I Làm bài tập ở nhà đầy đủ 9 9 10 9 9 9 9 9 10 9 92 II Đọc bài mới trước khi đến lớp 8 8 9 8 8 8 8 9 8 10 84 III Đọc các bài văn tham khảo 8 7 6 8 7 8 8 9 9 9 79 IV Đi học đầy đủ, đúng giờ 7 8 7 7 8 6 6 8 8 7 72 V Thành lập đôi bạn cùng tiến 7 7 6 6 7 6 6 7 7 8 67 VI Ngiêm túc trong kiểm tra và thi cử 9 7 6 7 6 6 6 5 7 8 66 VII Hỏi thầy cô về những bài tập khó 7 7 6 6 6 6 6 6 7 8 65 VIII Sau khi thực hiện phương pháp này, học sinh tích cực hơn trong các hoạt động học tập, làm bài tập tương đối đầy đủ, không có học sinh vi phạm quy chế kiểm tra, thi cử, kết quả học tập của các em được cải thiện. IV. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI Qua nhiều năm áp dụng đề tài, tôi và học sinh lớp chủ nhiệm đã nhận được những kết quả đáng khích lệ. Học sinh rất yêu thích và mong chờ đến giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Các em thường đoán tuần tới sẽ được tham gia những hoạt động gì cho dù phần thưởng chỉ mang tính chất động viên tinh thần. Ngay cả những học sinh cá biệt, trước đây chỉ trông chờ sao cho hết giờ sinh hoạt, thì giờ đây tham gia rất tích cực vào các hoạt động cùng các bạn, có kết quả học tập tiến bộ, thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực. Tôi cảm nhận được sự hào hứng của học sinh khi tham gia. Các em tự giác trang trí lớp học sôi nổi để chào đón giáo viên chủ nhiệm khi bước vào lớp. Tính năng động, sáng tạo của học sinh cũng được thể hiện trong các hoạt động, các học sinh được chọn làm giám khảo cùng giáo viên làm việc rất khách quan, nhiệt tình và có trách nhiệm. Học sinh thể hiện các tài năng của mình trong việc diễn những tình huống, khả năng thuyết trình, năng khiếu hội họa. Từ đó, tôi có nhiều cơ hội để hiểu rõ hơn về học sinh của mình. Từ việc tổ chức các hoạt động phong phú, tôi đã giúp học sinh của mình có cơ hội tham gia, thể hiện bản thân, nói lên những tâm tư, nguyện vọng của mình. Từ đó, tình hình vi phạm của học sinh giảm đi rõ rệt so với đầu năm, chất lượng học tập cũng được cải thiện, các phong trào của nhà trường được các em đón nhận tham gia rất nhiệt tình. Tinh thần đoàn kết của lớp càng ngày càng tiến bộ. Sau đây là kết quả ba năm học vừa qua của lớp tôi chủ nhiệm: Năm học 2011-2012 2012-2013 2013-2014 (Học kỳ I) Duy trì sĩ số 33/33 32/32 37/37 Học sinh đạt trung bình trở lên 28/33 29/32 34/37 Các Phong trào học sinh tham gia trong năm học 2013 - 2014 Giải III hội thi làm lồng đèn trung thu Giải II báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 Giải III hội diễn văn nghệ mừng đảng mừng xuân Giải I thi kéo co trong các trò chơi dân gian do Đoàn trường tổ chức Giải II nhảy bao bố trong các trò chơi dân gian do Đoàn trường tổ chức Tham gia kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Đoàn trường phát động Trồng và chăm sóc hai cây Lộc vừng do Đoàn trường phát động Tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày truyền thống bộ đội biên phòng và quốc phong toàn dân 3-3 tại Đồn biên phòng 797 Tham gia các phong trào nhân đạo, khuyến học do trường và địa phương phát động V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Theo tôi, để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục học sinh trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên cần phải: Xây dựng nội dung, chương trình một cách khoa học, phân công cụ thể cho các thành viên trong lớp, chuẩn bị những thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động. Lựa chọn những tuần học sinh ít vi phạm để có đủ thời gian tổ chức các hoạt động, ngoài ra, giáo viên có thể quán triệt nội quy học sinh trong mười lăm phút đầu giờ của buổi học. Tạo cơ hội cho học sinh thể hiện hết khả năng của mình, giáo viên không nên áp đặt hay khắt khe trong các tình huống, tạo một tâm thế thoải mái cho học sinh khi tham gia. Các hoạt động được tổ chức phải đa dạng, phong phú, phù hợp với thời gian của tiết sinh hoạt. Tuyên dương kịp thời, cho dù là những biểu hiện nhỏ nhặt nhất nhưng có sự tiến bộ của học sinh. Để làm được điều này, giáo viên phải thật sự quan tâm và chú ý tới học sinh của mình. Ngoài ra giáo viên phải giáo dục học sinh thường xuyên, xuyên suốt quá trình làm công tác chủ nhiệm chứ không chỉ dừng lại trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Làm được như vậy thì việc giáo dục học sinh mới đạt kết quả cao. Xây dựng quỹ nhỏ để khen thưởng cho hoạt động giáo dục, thông báo với phụ huynh về quỹ này. Làm như vậy, học sinh sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng quỹ của lớp. Sau khi tổ chức mỗi hoạt động, giáo viên nên dành thời gian để học sinh thảo luận, đánh giá, rút ra bài học trong cuộc sống, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh. Ngoài sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên, học sinh phải phối hợp nhịp nhàng, tích cực tham gia từ khâu chuẩn bị đến tham gia các hoạt động do giáo viên tổ chức. PHẦN 3: KẾT LUẬN Giáo dục học sinh là trách nhiệm chung của gia đình và nhà trường và xã hội. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người phải chủ động tìm ra những phương pháp giáo dục hiệu quả, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, áp dụng những phương pháp tích cực vào các hoạt động giáo dục đặc biệt là giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Có tổ chức được các hoạt động bổ ích thì mới lôi kéo học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội, uốn nắn, điều chình hành vi của học sinh kịp thời. Để tổ chức được các hoạt động phong phú thu hút học sinh tham gia đòi hỏi giáo viên phải chịu khó đầu tư về thời gian, tìm hiểu nhiều hoạt động. Ngoài ra, giáo viên phải thật sự có tâm huyết với những hoạt động mà mình sẽ tổ chức, kiên trì bền bỉ và phải sáng tạo năng động trong các tình huống. Vì mỗi đối tượng học sinh đều có những đặc điểm khác biệt nên phải áp dụng sao cho linh hoạt thì hiệu quả mới cao. Áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động giáo dục có một tác dụng to lớn trong việc làm phong phú cho tiết sinh hoạt cuối tuần, khắc phục được lối sinh hoạt truyền thống gây nhàm chán cho học sinh. Ngoài việc phát huy tính tích cực sáng tạo, chủ động, rèn luyện phong cách làm việc khoa học, nó sẽ thúc đẩy phong trào thi đua học tập của lớp ngày càng tiến bộ. Trên đây là những kinh nghiệm được thực hiện trong quá trình làm công tác chủ nhiệm mà tôi cùng các đồng nghiệp đã áp dụng trong nhiều năm qua. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, của những giáo viên chủ nhiệm, của chuyên môn để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! Tân Tiến, ngày 06 tháng 3 năm 2014 Người viết Nguyễn Thị Lánh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1,Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả - PGS.TS. Trịnh Văn Biều - Đại học sư phạm TPHCM. 2, Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường phổ thông – Bộ giáo dục và đào tạo. 3, Các tài liệu tổng hợp từ internet, báo chí như: quà tặng cuộc sống, cafemuoi.net, báo mực tím, báo giáo dục thời đại MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao_duc_hs_thpt_10_3_2273.docx