Giáo dục học - Phần II: Câu hỏi và gọi ý trả lời

Câu 1: Phân tích để thấy rõ cơ sở tâm lý học, giáo dục học, ngôn ngữ

học, sinh lý học của phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em.

Gợi ý:

- Tâm lí học sẽ giúp các nhà giáo dục mầm non xác định được các đặc

điểm tâm lí của trẻ trước tuổi học. Tâm lí của trẻ chia làm nhiều thời kì, dựa

vào các đặc điểm đó để tìm ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy nói cho trẻ

một cách phù hợp. Cho ví dụ:

- Giáo dục học là cơ sở để xác định nội dung và phương pháp tốt nhất

để dạy nói cho trẻ. Cho ví dụ.

- Sinh lí học trang bị cho nhà giáo dục học mầm non những kiến thức cơ

bản về những đặc điểm sinh lí liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ, nhờ đó

để tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc, có hiệu quả. Cho ví dụ.

pdf24 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo dục học - Phần II: Câu hỏi và gọi ý trả lời, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t vài lần. - Khuyến khích trẻ kể chuyện trên cơ sở câu chuyện mẫu của cô. - Nhận xét, khen ngợi trẻ. Chú ý đến khả năng kể chuyện mạch lạc của trẻ. Câu 31 Tại sao nói dạy trẻ nói mạch lạc là sự tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện lời nói trước tuổi học cho trẻ? Cho ví dụ minh họa. Gợi ý Trong giáo dục mầm non,phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định. Dạy trẻ nói mạch lạc là sự tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện lời nói trước tuổi học cho trẻ trong đó bao gồm cả việc phát âm, vốn từ, cách đặt câu, diễn đạt... Sự phát triển lời nói mạch lạc gắn liền với các nhiệm vụ phát triển lời nói cho trẻ: làm giàu và tích cực hóa vốn từ, hình thành cấu trúc ngữ pháp, giáo dục chuẩn mực âm thanh lời nói... Lời nói mạch lạc không tách rời thế giới tư duy. Theo mức độ trẻ nói ra suy nghĩ của mình có thể đánh giá được trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Như vậy, phát triển lời nói mạch lạc tức là phát triển tư duy. Khi tư duy phát triển, khả năng lựa chọn từ ngữ, cách đặt câu, diễn đạt...của trẻ trong giao tiếp sẽ ngày càng mạch lạc hơn. Câu 32 Phân tích quy trình của các tiết học phát triển ngôn ngữ độc thoại cho trẻ mẫu giáo. Gợi ý Các tiết học dạy trẻ phát triển ngôn ngữ độc thoại bao gồm: 1 – Kể lại tác phẩm văn học + Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện nhiều lần và dạy trẻ ghi nhớ câu chuyện đó. + Đàm thoại với trẻ về tác phẩm văn học. Trong quá trình đàm thoại, cô giáo phân tích, giải thích cho trẻ những từ khó. Yêu cầu trẻ nhắc lại những lời đối thoại của nhân vật... + Cho trẻ tự kể lại tác phẩm bằng ngôn ngữ kể. Tùy khả năng của trẻ để cô yêu cầu trẻ kể từng đoạn truyện hay kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện. Trẻ có thể thêm bớt một vài câu từ trong câu chuyện nhưng phải phù hợp. 2 – Kể chuyện theo tranh + Cô trò chuyện với trẻ, tạo sự hấp dẫn, hứng thú và dẫn dắt trẻ vào hoạt động. + Cô đưa bức tranh cho trẻ quan sát + Tổ chức cho trẻ trao đổi và tự nói về nội dung bức tranh + Cô hỏi lại trẻ về nội dung bức tranh theo kế hoạch đã chuẩn bị trước. + Cô liên kết các câu trả lời của trẻ thành một câu chuyện và kể mẫu cho trẻ nghe một vài lần. + Khuyến khích trẻ kể lại chuyện trên cơ sở câu chuyện mẫu của cô. + Nhận xét, khen ngợi trẻ. Chú ý đến khả năng kể chuyện mạch lạc của trẻ. 3 – Kể về đồ chơi, đồ vật + Cô trò chuyện với trẻ, tạo sự hấp dẫn, hứng thú và dẫn dắt trẻ vào hoạt động. + Cô đưa đồ chơi, đồ vật cho trẻ quan sát + Tổ chức cho trẻ trao đổi và tự nói về đồ chơi, đồ vật. + Cô hỏi lại trẻ về các chi tiết, đặc điểm của đồ chơi, đồ vật một cách logic, khoa học. + Cô liên kết các câu trả lời của trẻ thành một câu chuyện và kể mẫu cho trẻ nghe một vài lần. + Khuyến khích trẻ kể lại chuyện trên cơ sở câu chuyện mẫu của cô. + Nhận xét, khen ngợi trẻ. Chú ý đến khả năng kể chuyện mạch lạc của trẻ. 4 - Kể theo trí nhớ + Hướng dẫn trẻ vào chủ đề sẽ dạy trẻ kể chuyện bằng các biện pháp khác nhau. + Dùng hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ lại các chi tiết, sự kiện, hành động...đã xảy ra. + Yêu cầu một số trẻ khá giỏi kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe. + Cô nhận xét về nội dung câu chuyện trẻ kể, cách kể chuyện của trẻ, những từ ngữ trẻ dùng trong khi kể...bằng sự động viên, khích lệ. + Khuyến khích các trẻ khác kể chuyện tiếp. + Nhận xét, động viên trẻ. Gợi ý về một số chủ đề, nội dung khác sẽ dạy trẻ kể lại để tạo tâm thế, sự hứng thú cho trẻ. Câu 33 Yêu cầu của việc thực hiện phương pháp trò chuyện trong quá trình phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ. Gợi ý - Yêu cầu khi trò chuyện với trẻ: + Cô phải tổ chức thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh. Cô phải chuẩn bị trước về chủ đề trò chuyện, ghi ngắn gọn nội dung cần dạy trẻ. + Trò chuyện phải dựa vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ. Cô phải để cho trẻ tự do suy nghĩ, tự do nói. + Giọng nói, nét mặt, cử chỉ của cô phải thu hút trẻ, phải coi trẻ như người bạn, bình đẳng trong khi nói chuyện. + Trong quá trình trò chuyện với trẻ không được làm cho trẻ mất hứng. Câu 34 Lời nói độc thoại khác lời nói đối thoại như thế nào? Gợi ý - Lời nói độc thoại thường sử dụng từ ngữ chính xác, mạch lạc, có tính chủ động, liên kết. Thường sử dụng câu dài, nhiều câu...Lời nói độc thoại mang phong cách sách vở (bút ngữ). - Lời nói đối thoại: Thường mang phong cách khẩu ngữ, sử dụng nhiều câu, câu ngắn, xuất hiện nhiều từ ngữ chêm, xen và các yếu tố phi ngôn ngữ. Lời nói đối thoại có khi là những lời nói rút gọn nhưng người tham gia đối thoại vẫn hiểu do hoàn cảnh nói năng tạo ra. Câu 35 Phân tích phương pháp phát triển lời nói độc thoại cho trẻ trong giao tiếp tự do. Gợi ý - Phương pháp dạy trẻ kể lại thông báo của cô: Cô chuẩn bị nội dung thông báo trước khi kể cho trẻ. Cô nêu thông báo cho một trẻ và sau đó yêu cầu trẻ sẽ kể lại cho người khác nghe những điều được nghe cô kể. Cô theo dõi xem thông báo của cô đã được chuyển đến người khác như thế nào (độ chính xác, ngữ điệu lời nói...) - Phương pháp khích lệ trẻ kể lại những gì trẻ đã gặp: Cô gợi cho trẻ về những hứng thú mà trẻ đã từng gặp. Cô giúp trẻ nhớ lại sự kiện trẻ đã gặp bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Sau đó cô yêu cầu trẻ kể lại toàn bộ những sự kiện mà trẻ đã gặp. Trong khi trẻ kể, cô nên gợi ý, động viên trẻ nhớ lại nếu trẻ quên. Sau khi trẻ kể, cô cần nhận xét về cách kể chuyện của trẻ, khen ngợi, khích lệ trẻ để những trẻ khác cùng hào hứng tham gia kể chuyện. (Cho ví dụ). - Đề nghị cha mẹ lắng nghe con mình kể lại những gì trẻ đã gặp dọc đường, trẻ được học, chơi ở trường. Gợi cho trẻ hứng thú kể lại chuyện. Câu 36 Khả năng sử dụng lời nói mạch lạc thể hiện như thế nào ở trẻ? Gợi ý Khả năng sử dụng lời nói mạch lạc thể hiện: - Từ 1 đến 1 tuổi rưỡi: chuyển từ điệu bộ cử chỉ sáng lời nói, có kĩ năng nghe, trả lời các câu hỏi đơn giản. - Từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi rưỡi: Hiểu, thực hiện hai, ba hành động lời nói, nói chuyện được 3 – 4 phút. - Từ 2 tuổi rưỡi trở lên: Thực hiện nhiều hành động lời nói, phát triển lời nói độc thoại, lời nói độc thoại. Câu 37 Tại sao phải dạy trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ cái? Gợi ý Cần dạy trẻ là quen chữ cái vì: 1. Góp phần phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ của trẻ Dạy trẻ làm quen chữ cái giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe, bắt chước, khả năng phát âm, nói và khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng Việt... Giúp trẻ hoàn thiện thêm ngôn ngữ nói, cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh, tập cách diễn đạt, suy nghĩ, chuẩn bị cho việc hình thành năng lực đọc và viết tiếng Việt. 2. Góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ - Qua các bài học làm quen chữ cái, ghi nhớ có chủ định ở trẻ được rèn luyện và phát triển. - Khả năng quan sát, so sánh, phân tích được rèn luyện. - Hình thành lòng ham hiểu biết, thích khám phá những điều mới lạ. 3. Góp phần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1 - Hình thành ở trẻ những thói quen học tập đầu tiên - Hình thành và rèn luyện khả năng tập trung chú ý có chủ định và sự nỗ lực ý chí để giải quyết nhiệm vụ học tập: Lắng nghe, tập thực hiện nhiệm vụ học tập. - Giúp cho trẻ rèn luyện các đức tính cẩn thận, khoa học, tỉ mỉ, cụ thể. 4. Góp phần giáo dục tình cảm, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ. - Cung cấp cho trẻ những biểu tượng về thế giới xung quanh - Mở rộng sự hiểu biết cho trẻ - Hình thành ở trẻ thái độ tích cực đối với thế giới xung quanh cũng như giáo dục tình cảm cho trẻ. Câu 38 Tại sao nói dạy trẻ làm quen chữ cái cũng chính là góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ? Gợi ý Sở dĩ nói dạy trẻ làm quen chữ cái cũng chính là góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ là vì: - Góp phần phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ của trẻ. Trẻ được thực hành phát âm, đọc từ, đặt câu, diễn đạt. - Góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ. Ngôn ngữ phát triển thì tư duy của trẻ cũng phát triển. Thông qua làm quen chữ cái, các thao tác tư duy của trẻ được rèn luyện, điều đó giúp trẻ thuận lợi hơn trong hoạt động nhận thức. - Góp phần giáo dục tình cảm, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ vì mỗi chữ cái trẻ được làm quen đều gắn với một từ (hoặc câu) trong các bức tranh (hoặc mô hình, vật thật). Như vậy, trẻ có cơ hội mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh, nhận biết được vẻ đẹp, các đặc điểm củ đối tượng...trong thế giới xung quanh. Điều đó cũng góp phần giáo dục tình cảm cho trẻ. - Dạy trẻ làm quen chữ cái cũng gớp phần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1, đặc biệt là đã chuẩn bị cho trẻ một tâm thế tốt, sự hứng thú chờ đợi ngày đến trường phổ thông. Dạy trẻ làm quen chữ cái cũng chính là chuẩn bị cho trẻ một số kĩ năng học tập, các thao tác tư duy, làm quen với một số yêu cầu của học sinh phổ thông. Câu 39 Trình bày cách tiến hành hoạt động nhận thức dạy trẻ MGL làm quen chữ cái trong tiết 1 Gợi ý Trình bày được hoạt động nhận thức trong tiết 1 dạy trẻ làm quen chữ cái được tiến hành theo 2 phần: Phần I: Làm quen chữ cái, Phần II: Các trò chơi với chữ cái. Nội dung các bước như trong phần hướng dẫn bài học Câu 40 Phân tích những điểm mới trong việc dạy trẻ làm quen chữ cái hiện nay Gợi ý - Trong phương pháp đổi mới cần phải trò chuyện với trẻ theo chủ đề chủ điểm trước khi dạy trẻ làm quen chữ cái. Cô giáo có thể linh hoạt trong các thao tác dạy trẻ LQCC mà không phải nhất nhất theo một con đường. Có thể vận dụng các trò chơi phù hợp vào tiết dạy mà không cần phải tiến hành theo đúng trình tự. Giáo viên được quyền tổ chức tiết dạy theo ý mình, miễn là trẻ nhận biết đúng được các chữ cái cần dạy. - Chương trình đổi mới tổ chức dạy trẻ làm quen các nhóm chữ cái trên 2 tiết (Tiết 1: Làm quen với nhóm chữ cái. Tiết 2: Dạy trẻ tô, nối chữ cái). Nội dung tổ chức các trò chơi nhận biết chữ cái (tiết 2 chương trình cải cách) được tích hợp trong tiết 1 và tiết 2 (chương trình đổi mới). - Giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong tất cả các hoạt động. Trẻ hứng thú là đạt yêu cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Giáo dục. 2. Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim Tuyến, Lưu Thị Lan, Nguyễn Thanh Hồng (2001), Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ, NXB Giáo dục. 3. Hoàng Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2001), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội. 4. Cao Đức Tiến, Nguyễn Quang Ninh, Hồ Lam Hồng (1993), Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ, NXB GD, Hà Nội. 5. Đinh Hồng Thái (1007), Giáo trình phương pháp phát triển lời nói cho trẻ, NXB Giáo dục, Hà Nội. NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ 07 Hà Nội, Huế - Điện thoại: 054.3834486, Fax: 054.3819886 Chiu trách nhiệm xuất bản Giám đốc: NGUYỄN XUÂN KHOÁT Tổng biên tập: HOÀNG ĐỨC KHOA Biên tập LÊ HOÀI NAM Trình bày bìa: THIỆN ĐỨC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftkmn0015_p2_3051.pdf