Khái niệm về kích thước.
1. Kích thước là một khái niệm toán học dùng để chỉ độ lớn, độ dài, dung tích, thể
tích, diện tích của đối tượng.
Nói đến đồ lớn là nói đến độ To Nhỏ.
Nói đến đồ dài là nói đến chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
Nói đến diện tích là phần mà vật chiếm chỗ trên mặt phẳng.
Nói đến thể tích là phần vật chiếm chỗ trong không gian 3 chiều.
Nói đến dung tích là phần vật chứa được vật khác.
2. Để phân biệt chiều dài, chiều rộng, chiều cao cần dựa vào các dấu hiệu sau:
Nếu vật dắc trưng bởi 1 đại lượng kích thước về độ dai thì khi đại lượng đó đặt
vuông góc với mặt đất sẽ được gọi là chiều cao. Nếu đặt ở các tư thế khác được gọi là
chiều dài.
34 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo dục học - Chương VI: Tổ chức việc hình thành biểu tượng ban đầu về kích thước vật thể cho trẻ mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nói: “ Bạn Lan đứng phía bên phải tôi”, không được nói: “ Bạn Lan
đứng phía bên phải”.
Nhận thức của trẻ về không gian và định hướng trong không gian là quá trình
dài và phức tạp. Để giúp trẻ đánh giá chính xác vị trí các vật và quan hệ giữa các vật
trong không gian cần phải có sự giúp đỡ đúng đắn của các nhà giáo dục.
3. Nội dung và phương pháp hướng dẫn hình thành biểu tượng về định
hướng không gian cho trẻ mẫu giáo.
3.1. Đối với trẻ mẫu giáo 34 tuổi.
a. Nội dung:
* Trên tiết học:
Dạy trẻ phân biệt (xác định) phía trên phía dưới; phía trước phía sau của bản thân.
Dạy trẻ phân biệt tay phải tay trái của bản thân.
* Ngoài tiết học: tiếp tục các nội dung trên.
b. Phương pháp hướng dẫn:
* Dạy trẻ phân biệt phía trên phía dưới; phía trước phía sau của bản thân.
Khi dựa vào trục cơ thể thì không gian được chia theo 3 trục là trục thẳng đứng
(theo chiều trên – dưới); trục dọc (theo chiều trước sau) và trục ngang (theo chiều
phải trái). Chính vì vậy khi dạy phân biệt các phía phải theo từng cặp trên dưới;
trước sau; phải trái.
Các phía được xác định dựa vào các bộ phận trên cơ thể. Điều này rất quan
trọng vì nó liên quan đến việc định hướng của trẻ trong không gian. Khi dạy về các
phía trên dưới; trước sau của trẻ, giáo viên nên giúp trẻ nhận ra rằng:
Phía trên là phía có đầu; thường hay gọi là trên đầu; muốn nhìn phía trên phải
ngẩng đầu lên.
Phía dưới là phía có chân; thường gọi là dưới chân; muốn nhìn phía dưới phải
cúi đầu xuống.
Phía trước là phía có bụng, có mặt; thường gọi là trước mặt; muốn nhìn phía
trước phải nhìn thẳng.
62
Phá sau là phía có lưng; thường gọi là sau lưng; muốn nhìn phía sau phải
ngoảnh đầu lại.
Khi trẻ đã biết cách xác định các phía, nên yêu cầu trẻ tìm các vật ở các phía đó
xem ở các phía đó có những gì? Củng cố cho trẻ bằng các trò chơi như: Thi ai nhanh;
kể tên vật; làm một số động tác về các phía như vỗ tay, quay đầu, bật nhảy, chuyền
bóng... về các phía.
* Dạy trẻ phân biệt tay phải tay trái của bản thân.
Ngay trong cuộc sống hằng ngày, giáo viên nên chú ý và rèn luyện cho trẻ thói
quen sinh hoạt về sử dụng tay phải tay trái trong các hoạt động ăn, vệ sinh, học tập...
Trên tiết học, giáo viên giúp trẻ xác định tay phải là tay dùng để cầm bút, cầm
thìa, cầm bàn chải đánh răng...; tay trái là tay dùng để giữ vở, cầm bát, cầm cốc...
Khi trẻ đã biết được tay phải tay trái, nên yêu cầu trẻ cầm các vật hoặc làm các
động tác bằng tay phải hoặc tay trái để trẻ phân biệt được tốt hơn.
2.2. Đối với trẻ mẫu giáo 45 tuổi.
a. Nội dung:
* Trên tiết học:
Dạy trẻ phân biệt phía phải phía trái của bản thân.
Dạy trẻ phân biệt phía trên phía dưới; phía trước phía sau của bạn khác.
* Ngoài tiết học:
b. Phương pháp hướng dẫn:
* Dạy trẻ phân biệt phía phải phía trái của bản thân.
Để dạy trẻ phân biệt phía phải phía trái của bản thân, cần phải dựa vào tay
phải, tay trái. Phía bên có tay phải được gọi là phía phải, phía bên có tay trái được gọi
là phía trái. Sau khi trẻ đã phân biệt được phía phải phía trái, cô giáo nên giúp trẻ xác
định các vật ở phía bên phải bên trái của bản thân bằng cách đặt các câu hỏi “ phía
bên phải hoặc bên trái của con có gi? Những vật đó ở phía nào của con?”
Sau khi trẻ đã nắm bắt được cách xác định phia phải phía trái, cô giáo nên tiếp
tục đưa ra các bài tập về việc yêu cầu trẻ đặt vật về phía bên phải hoặc bên trái, xác
định các vật ở phía phải phía trái khi thay đổi hướng.
* Dạy trẻ phân biệt phía trên phía dưới; phía trước phía sau của bạn khác.
Trẻ cần phải dựa vào chính bản thân mình để xác định các phía trên dưới;
trước sau của bạn khác. Khi dạy nội dung này, cô giáo nên cho một trẻ xuất hiện có
mang theo một số vật ở các phía. ban đầu cô giáo đặt câu hỏi cho trẻ “Phía trêndưới
trước sau cảu con có gì? Khi trẻ đó đã trả lời xong, cô giáo đặt ngay câu hỏi cho cả
63
lớp “Bạn nói, phía trên dưới trước sau của bạn có gì? Câu hỏi này để giúp trẻ nhắc
lại câu trả lời của bạn nhưng lúc này không phải là “của con” mà phải là “của bạn”.
Từ đó, giúp trẻ nhận ra được rằng: phía trên của bạn cúng là phía có đầu của bạn; phía
dưới của bạn cũng là phía có chân của bạn; phía trước của bạn là phía có mặt (bụng)
của bạn; phía sau của bạn là phía có lưng của bạn. Điều này cũng hoàn toàn giống với
bản thân trẻ.
Khi trẻ đã biết cách xác định các phía của bạn, cô giáo yêu cầu trẻ thực hành
trên đối tượng búp bê bằng cách yêu cầu trẻ đặt các vật về các phía của búp bê, sau đó
cô đặt câu hỏi “ phía trên dưới trước sau của bạn búp bê có gì? những vật đó ở phía
nào của bạn?
Với các trò chơi như: Kể tên vật, đặt vật, nhắm mắt bắt vật, đứng về phía trước
phía sau cảu bạn... Cô giáo giúp trẻ ôn luyện lại các phía của bạn.
2.3. Đối với trẻ mẫu giáo 56 tuổi.
a. Nội dung:
* Trên tiết học:
Dạy trẻ phân biệt phía phải phía trái của bạn khác.
Dạy trẻ phân biệt phía trên phía dưới; phía trước phía sau của đối tượng có
sự định hướng.
Dạy trẻ phân biệt phía phải phía trái của đối tượng có sự định hướng.
* Ngoài tiết học:
b. Phương pháp hướng dẫn:
* Dạy trẻ phân biệt phía phải phía trái của bạn khác.
Để giúp trẻ phân biệt được phía phải phía trái của bạn khác, trẻ cần phải dựa
vào phía phải phía trái của chính bản thân mình khi đứng cùng chiều hoặc ngược
chiều với bạn khác.
Khi trẻ và bạn khác đứng cùng chiều với nhau, tay phải hoặc tay trái của bạn
cùng chiều với tay phải hoặc tay trái của trẻ. Cô có thể giúp trẻ nhận ra được rằng “khi
trẻ và bạn cùng chiều với nhau, phía phải của bạn cùng chiều với phía phải của trẻ;
phía trái của bạn cùng chiều với phía trái của trẻ”. Điều này dựa vào việc xác định vị
trí của các vật ở phía phải phía trái của bạn và của trẻ. Nhờ vào việc phát hiện ra các
vật này ở cùng phía nên trẻ hiểu được rằng chúng cùng chiều với nhau.
Khi trẻ và bạn khác đứng ngược chiều, cô yêu cầu trẻ dùng tay phải của mình
cầm tay phải của bạn, tay trái của mình cầm tay trái của bạn. Từ đó, cô giúp trẻ nhận
ra rằng trong trường hợp này 2 tay của trẻ chéo nhau. Việc xác định phía phải phía
64
trái luôn gắn với tay phải –tay trái. Vì thế khi trẻ và bạn ngược chiều, phía phải của trẻ
ngược chiều với phía phải của bạn (hoặc phía phải của trẻ cùng chiều với phía trái của
bạn); phía trái của trẻ ngược chiều với phía trái của bạn (hoặc phía trái của trẻ cùng
chiều với phía phải của bạn).
* Dạy trẻ phân biệt phía trên phía dưới; phía trước phía sau của đối tượng có
sự định hướng.
Dựa vào kinh nghiệm sống của trẻ để giúp trẻ phân biệt phía trên phía dưới;
phía trước phía sau của đối tượng có sự định hướng. Cô giáo có thể sử dụng mô hình
hoặc tranh bố trí các vật ở các phí trên dưới; trước –sau so với đối tượng. Khi lựa
chọn đối tượng có sự định hướng, cần chú ý rằng đó là các đồ vật hoặc con vật có sự
định hướng (tức là có trước sau). Cô đặt ra các câu hỏi “ phía trên dưới; trước sau
của đối tượng có gì? Những vật đó ở phía nào của đối tượng?
Chú ý: Chỉ lựa chọn một đối tượng chuẩn để dạy trẻ xác định các phía trên
dưới; trước sau so với đối tượng đó.
Với các đối tượng khác, cô giáo có thể tiếp tục cho trẻ luyện phân biệt.
* Dạy trẻ phân biệt phía phải phía trái của đối tượng có sự định hướng: khác
với việc phân biệt phía phải phía trái của bạn khác là dựa vào tay phải tay trái của
bạn hoặc dựa vào các phía phải trái của mình khi đứng cùng chiều hoặc ngược chiều
với bạn, nhưng để xác định phía phải phía trái của đối tượng có sự định hướng trẻ
cần phải dựa vào phía phải phía trái của bản thân mình.
Khi trẻ và đối tượng cùng chiều với nhau Cô giáo cần cung cấp cho trẻ cách
xác định phía phải phía trái của đối tượng là “Khi trẻ và đối tượng cùng chiều, phía
phải của trẻ cũng chính là phía phải của đối tượng; phía trái của trẻ cũng chính là phía
trái của đối tượng”. Sau đó, cô yêu cầu trẻ xác định xem phía phải hoặc phía trái của
đối tượng có gì? Cô giáo cũng có thể đưa ra các bài tập yêu cầu trẻ đặt các vật về phía
phải hoặc phía trái của đối tượng.
Khi trẻ và đối tượng ngược chiều, cô giáo cần giúp trẻ nắm bắt được cách xác
định trong trường hợp này phía phải của trẻ chính là phía trái của đối tượng, phía trái
của trẻ chính là phía phải của đối tượng.
Để kiểm tra khả năng định hướng và phân biệt của trẻ, giáo viên yêu cầu trẻ đặt
các vật về các phía và đặt câu hỏi “Phía phải phía trái của con có gì?
Câu hỏi và bài tập:
1. Trình bày đặc điểm phát triển biểu tượng về định hướng không gian của trẻ mầm
non.
65
2. Phân tích mối quan hệ và phát triển về nội dung hình thành biểu tượng về định
hướng không gian cho trẻ mẫu giáo.
3. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng về định hướng không gian cho trẻ
34 tuổi.
4. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng về định hướng không gian cho trẻ 4
5 tuổi.
5. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng về định hướng không gian cho trẻ 5
6 tuổi.
66
ChươngIX
Tổ chức hình thành biểu tượng về định hướng thời gian cho trẻ mầm non
I. Khái niệm thời gian và định hướng thời gian:
Cũng giống như không gian, khái niệm thời gian là một khái niệm trừu tượng.
Theo triết học, thời gian là dạng vất chất đặc biệt, nó không có hình dạng, con người
không nhìn thấy, không cầm nắm sờ mó được nhưng vẫn cảm nhận được nó dựa vào
sự chuyển động của các vật chất khác.
Thời gian có một số đặc điểm như tính một chiều, tính quy luật và tính không
đảo ngược.
Định hướng thời gian là việc xác định thời điểm. Để định hướng được thời
gian, con người phải dựa vào các mốc thời gian và đơn vị đo thời gian.
Thời gian có một số đặc điểm như:
. Tính một chiều: chỉ có trôi qua mà không quay trở lại.
. Tính quy luật: thời gian trôi qua tạo ra sự lặp đi lặp lại.
. Tính không đảo ngược: dù được lặp đi lặp lại nhưng không giống nhau.
II. Đặc điểm phát triển biểu tượng định hướng thời gian của trẻ mầm non.
So với những biểu tượng khác, biểu tượng thời gian xuất hiện tương đối muộn
và khó khăn. Sự hình thành đó là một quá trình lâu dài và tương đối phức tạp.
Ban đầu những biểu tượng đó được hình thành trên cơ sở cảm nhận sự lặp đi
lặp lại của các hoạt động cũng như các dấu hiệu của thiên nhiên xung quanh trẻ. Sau
đó, các biểu tượng này được trẻ cảm nhận và nắm bắt một số quy luật đơn giản.
Nếu như ở các biểu tượng toán có thể xuất hiện khi trẻ khoảng 1 tháng tuổi thì
biểu tượng thời gian xuất hiện ở trẻ khoảng 1,5 đến 2 tuổi.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ 03 tuổi mới chỉ nắm bắt được một số từ
chỉ thời gian như: sáng, tối; bay giờ, khi nãy, tí nữa,...tuy nhiên phần lớn là do trẻ bắt
chước cách dùng từ mà không hiểu đúng hoặc đầy đủ nghĩa của từ.
Trẻ càng lớn càng thể hiện hứng thú tìm hiểu về thời gian, điều đó là cho vốn từ
chỉ thời gian của trẻ tăng nhanh. Trẻ bắt đầu tìm hiểu và nắm bắt nghĩa của các từ chỉ
thời gian bằng cách gắn kết với các hoạt động hoặc các dấu hiệu cụ thể.
Ví dụ: Ngày mai chủ nhật, con được nghỉ học.
Trời tối rồi, đi ngủ thôi.
Cùng với sự tích lũy kinh nghiệm về định hướng thời gian, trẻ mẫu giáo biết
gắn kết các sự kiện để nhận ra quy luật của thời gian
67
Lời nói đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển biểu tượng về
định hướng thời gian
III. Nội dung và phương pháp hướng dẫn hình thành biểu tượng về định hướng
thời gian cho trẻ mẫu giáo.
3.1. Đối với trẻ mẫu giáo bé.
a. Nội dung:
* Trên tiết học:
Dạy trẻ nhận biết, phân biệt các buổi trong ngày (sáng, trưa, chiều, tối)
* Ngoài tiết học: Tiếp tục cho trẻ nhận biết, phân biệt các buổi trong ngày.
b. Phương pháp hướng dẫn:
Biểu tượng về thời gian tương đối khó với trẻ, do vậy để hình thành biểu tượng
về thời gian, thì việc thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ đúng giờ giấc, đúng trình tự
đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi dạy nội dung này, trong cuộc sống hành ngày,
cô giáo cần giúp trẻ tích luỹ các biểu tượng về thời gian bằng cách cho trẻ quan sát
các dấu hiệu thời tiết như vị trí, màu sắc của mặt trời, cây cối, con vật, sinh hoạt của
mọi người xung quanh. Trên tiết học, cô giáo nên tiến hành trò chuyện với trẻ để giúp
trẻ nhớ được trình tự các công việc hằng ngày của trẻ thường làm gì? làm vào buổi
nào? cô có thể cho trẻ quan sát các bức tranh nhằm chính xác hoá các biểu tượng về
các buổi trong ngày.
Chẳng hạn: tranh “một ngày của bé”, hoặc các bức tranh vẽ về các buổi trong
ngày có các dấu hiệu thiên nhiên và sinh hoạt của con người. Qua các hoạt động đó,
giáo viên giúp trẻ năm được các biểu tượng một ngày có các buổi sáng, trưa, chiều,
tối. Sau buổi sáng là buổi trưa, sau buổi trưa là buổi chiều, sau buổi chiều là buổi tối.
Một ngày thường bắt đầu bằng buổi sáng và kết thúc vào buổi tối.
Trong qúa trình tiến hành, giáo viên có thể sử dụng các bài hát, đọc thơ, câu đố,
trò chơi Khi trẻ đã nắm được tên gọi và phân biệt các buổi trong ngày, cô giáo có
thể cho trẻ cho các trò chơi “Thi ai nhanh” hoặc chơi “xếp trình tự các buổi trong
ngày”, qua đó giúp trẻ biết được một ngày không chỉ bắt đầu bằng buổi sáng mà có
thể là một buổi bất kỳ, chẳng hạn nếu một ngày được tính bắt đầu từ buổi trưa thì các
buổi tiếp theo là chiều, tối và sáng.
Ngoài giờ học, giáo viên nên tiếp tục củng cố cho trẻ biểu tượng về các buổi
trong ngày bằng cách giúp trẻ nhận ra các buổi thông qua các hoạt động như giờ học,
giờ ra chơi, giờ ăn, giờ trả trẻ...
2.2. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ.
68
a. Nội dung:
* Trên tiết học:
Dạy trẻ phân biệt Ban ngày ban đêm.
Dạy trẻ các ngày trong tuần.
* Ngoài tiết học: Tiếp tục dạy trẻ về các nội dung trên.
b. Phương pháp hướng dẫn:
* Dạy trẻ phân biệt Ban ngày ban đêm.
Biểu tượng về Ban ngày –ban đêm được dựa trên những dấu hiệu của thiên
nhiên và sinh hoạt của con người. Điều này có liên quan đến quy luật vòng quay của
trái đất. Một ngày được phân chia thành Ban ngày ban đêm là do phần nào của trái
đât quay về phía mặt trời sẽ là ban ngày, nửa bên kia bị che khuất nên là ban đêm. Để
giúp trẻ nhận ra được ban ngàyban đêm phải dựa vào các dấu hiệu:
Ban ngày có mặt trời, trời sáng nhìn rõ mọi vật; mọi người đi làm, bé đi học.
Ban đêm có trăng sao, trời tối không nhìn rõ mọi vật; mọi người và bé đi ngủ.
Ngoài ra, trẻ có thể phân biệt ban ngày ban đêm bằng cách quan sát một số bức
tranh. Khi quan sát, cô giáo có thể đặt câu hỏi “bức tranh vẽ về ban ngày hay ban
đêm? Vì sao con biết?
Từ việc nhận biết và phân biệt được ban ngày ban đêm, cô giáo có thể giúp trẻ
hệ thống các biểu tượng: Một ngày được chia thành ban ngày và ban đêm. Các buổi
sáng, trưa, chiều là của ban ngày; buổi tối là ban đêm.
* Dạy trẻ các ngày trong tuần.
Việc nhận biết và phân biệt được các ngày trong tuần sẽ giúp trẻ biết được tên
gọi của các ngày, đồng thời biết được trình tự và quy luật. Biết đượ mối quan hệ của
ngày hôm qua hôm nay và ngày mai.
Để dạy về các ngày trong tuần không thể sử dụng “lịch tuần” mà phải làm mô
hình về các ngày trong tuần. Có thể sử dụng các con số để làm, ví dụ từ thứ 2 đến thứ
7 có thể dùng các số tương ứng là 2, 3, 4, 5, 6, 7, chủ nhật ký hiệu là CN hoặc sử
dụng màu đỏ.
Có thể sử dụng các biện pháp như: bài hát, câu đố, đọc thơ, kể chuyện... nói về
tên của các ngày trong tuần
Ví dụ: bài hát ‘Cả tuần đều ngoan”
Khi trẻ đã biết tên của các ngày trong tuần là thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6,
thứ 7, chủ nhật, cô giáo sẽ lần lượt đưa ra mô hình về các ngày trong tuần để giúp trẻ
nhận biết và quan sát trình tự của chúng. Từ đó, có thể giúp trẻ hiểu rằng: Một tuần có
69
7 ngày là thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7, chủ nhật. Một tuần thường bắt đầu
vào thứ 2, tiếp theo là thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7 và kết thúc vào chủ nhật.
Trong các ngày đó, ngày hiện tại được gọi là ngày hôm nay, một ngày trước đó được
gọi là ngày hôm qua và ngày ngay sau đó được gọi là ngày mai. Chẳng hạn: nếu hôm
nay là thứ 4 thì hôm qua là thứ 3, ngày mai là thứ 5.
Bằng các trò chơi như: Thi ai nhanh, ngày nào biến mất, điền các ngày còn
thiếu, sắp xếp các ngày trong tuần...cô giáo cho trẻ ôn lại về các ngày trong tuần.
Ngoài ra, có thể làm các mô hình lịch về các ngày trong tuần bằng các que tính
và đặt ở góc lớp và dạy trẻ biết cách sử dụng bộ lịch đó hằng ngày, hoặc làm mô hình
lịch cây 3 nhánh để biểu thị ngày hôm qua hôm nay ngày mai và trang trí ở góc học
toán giúp trẻ vận dụng những hiểu biết của mình về các ngày trong tuần.
2.3. Đối với trẻ mẫu giáo lớn.
a. Nội dung:
* Trên tiết học:
Dạy trẻ nhận biết, phân biệt các mùa trong năm.
Dạy trẻ cách xem đồng hồ.
* Ngoài tiết học: Tiếp tục các nội dung trên.
b. Phương pháp hướng dẫn:
* Dạy trẻ nhận biết, phân biệt các mùa trong năm.
Với biểu tượng về các mùa trong năm, trẻ đã được tiếp xúc, làm quen trong
hoạt động làm quen với môi trường xung quanh. Tuy nhiên đây là biểu tượng toán
nên trẻ cần nhận biết, gọi tên, phân biệt được các mùa (xuân, hè, thu, đông), nắm
được trình tự và quy luật luân chuyển của các mùa.
Trong cuộc sống hằng ngày, Cô cần tích luỹ biểu tượng về các mùa bằng cách
cho trẻ biết các dấu hiệu đặc trưng của thời tiết, khí hậu và sinh hoạt của trẻ, của
những người xung quanh trong các mùa đó.
Trên tiết học, cô cần khai thác vốn sống, vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết của trẻ
bằng cách trò chuyện với trẻ về các mùa trong năm. Thông qua trò chuyện, câu đố
hoặc bài hát, Cô giáo sẽ giúp trẻ nắm bắt được tên gọi và trình tự các mùa trong năm,
biết được một năm có mấy mùa, thường bắt đầu từ mùa nào và kết thúc vào mùa nào?
Sau đó cô cho trẻ xem một số bức tranh về các mùa xuân, hè, thu, đông. Qua những
bức tranh đó, giúp trẻ nhận biết và gọi tên các mùa (dựa vào các dấu hiệu trong
tranh).
70
Thông qua trò chơi, dạy trẻ sắp xếp trình tự các mùa theo hàng dọc hoặc vòng
tròn thể hiện quy luật luân chuyển của các mùa.
* Dạy trẻ cách xem đồng hồ.
Với trẻ 56 tuổi, cần dạy trẻ cách xem đồng hồ để giúp trẻ chủ động trong một
số hoạt động. Ngoài ra trẻ cần có biểu tượng về giờ để chuẩn bị lên lớp Một. Đối với
nội dung này, cần dạy trẻ:
Nhận biết và phân biệt được kim giờ, kim phút và các chữ số từ 112.
Trẻ biết cách xem các kiểu giờ đúng, giờ hơn, giờ rưỡi, giờ kém.
Để thực hiên nội dung này, Cô cần một đồng hồ thật (đồng hồ có kim giờ và
kim phút và rõ các chữ số chỉ giờ). Mỗi trẻ một đồng hồ bằng mô hình (làm từ bìa
cứng hoặc nhựa), hoặc mỗi nhóm một đồng hồ thật.
Khi dạy trẻ cách xem đồng hồ, Cô sử dụng hoặc sáng tác các bài hát hoặc thơ,
truyện, câu đố nói về chiếc đồng hồ. Qua đó giúp trẻ nhận biết, phân biệt kim ngắn,
kim dài và các chữ số chỉ giờ.
Ví dụ: bài thơ “đồng hồ quả lắc”
Với trẻ, biểu tượng về giờ chỉ là tương đối. Do đó, khi dạy nội dung này các
biểu tượng cung cấp không đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, song phải dạy trẻ nhận
biết, phân biệt được các loại giờ đúng, giờ hơn, giờ rưỡi và giờ kém.
Ban đầu, Cô cung cấp cho trẻ biểu tượng về các kiểu giờ, ví dụ:
+ Giờ đúng: Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số bất kỳ, đọc là giờ
đúng.
Ví dụ: 8 giờ đúng, 10 giờ đúng.
+ Giờ hơn: Khi kim dài chỉ về phía có các số: 1, 2, 3, 4, 5, đọc là giờ hơn.
Ví dụ: 3 giờ hơn, 7 giờ hơn.
+ Giờ rưỡi: Khi kim dài chỉ vào số 6, kim ngắn nằm giữa 2 số, đọc là giờ rưỡi
của số nhỏ hơn.
Ví dụ: 5giờ rưỡi, 8giờ rưỡi.
+ Giờ kém: Khi kim dài chỉ về phía có các số: 7, 8, 9, 10, 11, đọc là giờ kém.
Ví dụ: 10 giờ kém, 2 giờ kém.
Sau đó, cho trẻ nhắc lại và thực hành phân biệt. Đối với mỗi cách xem giờ, cô
cần dạy trẻ trong trường hợp nào thì đọc là giờ đúng, giờ hơn, giờ rưỡi, giờ kém. Cô
cho trẻ nắm được các biểu tượng này bằng cách cho trẻ nhắc lại các cách xem và đưa
ra các tình huống cho trẻ phân biệt,
71
Thông qua các trò chơi như “thi ai nhanh”, “điều chỉnh giờ theo yêu cầu của
cô”, “tô màu cho các đồng hồ”, giáo viên giúp trẻ tiếp tục nhận biết và phân biệt được
các cách xem giờ.
Trong sinh hoạt hằng ngày, cô cần chú ý đến các hoạt động có liên quan đến
thời gian, gắn các hoạt động đó với các biểu tượng về giờ để tiếp tục giúp trẻ củng cố,
khắc sâu biểu tượng về cách xem giờ.
Câu hỏi và bài tập :
1. Trình bày đặc điểm phát triển biểu tượng về định hướng thời gian của trẻ mầm
non.
2. Soạn một giáo án hình thành biểu tượng về định hướng thời gian cho trẻ 34 tuổi.
3. Soạn một giáo án hình thành biểu tượng về định hướng thời gian cho trẻ 45 tuổi.
4. Soạn một giáo án hình thành biểu tượng về định hướng thời gian cho trẻ 56 tuổi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtmn0018_p2_3966.pdf