Mỗi vật trong môi trường xung quanh đều có hình dạng nhất định, như
vậy hình dạng là một trong những dấu hiệu bên ngoài với vật cụ thể. Dựa vào
hình dạng của vật mà con người phân biệt vật này với vật khác, so sánh và tạo
nhóm các vật khác nhau theo dấu hiệu hình dạng. Hình hình học là các hình
chuẩn mà con người dựa vào đó để xác định hình dạng của các vật. Bởi hình
dạng của vật bất kỳ đều được phản ánh khái quát bằng dạng của hình hình học
nào đó hay bằng sự kết hợp của một số hình hình học theo một kiểu nhất định
trong không gian.
a. Biểu tượng hình dạng của vật xuất hiện rất sớm ở trẻ mầm non. Ngay
từ lứa tuổi nhà trẻ, thông qua hoạt động với các đồ vật, đồ chơi có hình dạng
phong phú với sự tham gia tích cực của các giác quan đặc biệt là thị giác, xác
giác mà kinh nghiệm cảm nhận hình dạng của trẻ được tích lũy dần. Thực tiễn
cho thấy ngay từ nhỏ trẻ đã nhận biết dược hình dạng của nhiều vật quen
thuộc, ví dụ: trẻ nhận biết được chai sữa hay nhiều đồ vật có xung quanh trẻ
thông qua hình dạng quen thuộc của chúng. Tuy nhiên biểu tượng hình dạng
là vốn kinh nghiệm thực tiễn của trẻ thường thiếu chính xác, tản mạn và
không có tính hệ thống.
89 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2859 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo dục học - Chương V: Hình thành biểu tượng về hình dạng vật thể cho trẻ mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ
thể sẽ được thay thế bởi các thẻ chấm tròn hay các thẻ số.
- Trong quá trình dạy học còn sử dụng các bức tranh, ảnh với nội dung
khác nhau. Việc tổ chức cho trẻ xem tranh tạo điều kiện cho trẻ nhận biết và
phân tích chính xác những dấu hiệu về hình dạng, kích thước đặc trưng của
các vật, phân tích các mối quan hệ không gian và thời gian của chúng.
- Bắt đầu từ 3-4 tuổi trẻ có khả năng nhận biết các tập hợp mà phần tử
là các kí hiệu trực quan (Các hình tròn, hình vuông) Việc sử dụng các kí
hiệu tạo khả năng dạy trẻ phân tách các dấu hiệu, các mối liên hệ, quan hệ cơ
bản dưới các hình thức trực quan - cảm nhận. Tính trực quan – kí hiệu còn
đóng vai trò đặc biệt trong việc dạy trẻ hoạt động tính toán, một hoạt động
gắn liền với việc sử dụng các con số, kí hiệu, các mô hình và các phép tính
đại số. Mặt khác nó đóng vai trò to lớn trong sự hình thành ở trẻ những biểu
tượng về không gian và thời gian.
- Các đồ dùng trực quan còn đóng vai trò quan trọng trong sự hình
thành biểu tượng về kích thước và hình dạng cho trẻ mầm non. Trong quá
trình dạy trẻ, việc sử dụng các hình hình học đa dạng được làm bằng nhựa,
bìa, gỗ các hình vẽ, hành chắp ghép vói chức năng như các hình mẫu hay
các mô hình về hình dạng. Để hình thành biểu tượng về không gian thì không
thể thiếu được việc thực hành định hướng trong không gian một cách trực tiếp
của trẻ, tuy nhiên ở một giai đoạn dạy học nhất định thì sự tri giác và hiểu các
mối quan hệ không gian vói sự giúp đỡ của các mô hình sơ đồ lại đóng vai trò
chính.
- Một trong những hình thức trực quan phổ biến nữa là các biểu bảng.
Việc sử dụng chúng chỉ mang lại hiệu quả nếu nội dung mới được đưa đến trẻ
không chỉ đơn thuần bằng lời giảng giải của giáo viên, mà nó còn gắn liền với
việc tổ chức hoạt động độc lập cho trẻ.
- Trên các chi tiết toán thường sử dụng bảng gắn các đồ vật. Đây là
hình thực trực quan tạo điều kiện cho trẻ tích cực tham gia vào việc chắp ghép
và làm cho bài học trở nên hấp dẫn hơn vói việc tạo ra các sản phẩm của hoạt
193
động. Dụng cụ này tạo ra khả năng biến đổi, đa dạng hoá các mô hình, ví dụ:
việc sử dụng bảng gắn rất thuận tiện cho việc tạo nhóm các hình hình học,
thực hiện các bài tập thêm, bớt vói các nhóm vật
- Trong dạy toán cho trẻ có thể sử dụng các thiết bị kĩ thuật dạy học
như các thiết bị màn hình, phim, ảnh Việc sử dụng các thiết bị kĩ thuật tạo
khả năng để giáo viên thể hiện đầy đủ tất cả các khả năng của mình.
- Trên thực tiễn dạy học giáo viên thường xuyên phải tự sáng tạo ra
các thiết bị dạy học. Tự lam đồ dùng dạy học là một trong những phương
hướng quan trọng của công tác giáo dục cả về mặt sư phạm lẫn kinh tế. Các
đồ dùng dạy học tự làm có kĩ thuận sản xuất đơn giản, sử dụng được nguyên
liệu dịa phương, phục vụ thiết thực, kịp thời và có hiệu quả quá trình dạy học.
Trên thực tiễn dạy trẻ giáo viên thường tự làm các dồ dùng dạy học từ giấy,
bìa, gỗ Giáo viên nên lôi cuốn trẻ, nhấtlà trẻ mẫu giáo lớn vào việc tạo ra
các đồ dùng dạy học nhằm giải quyết nhiệm vụ nhận thức nào đó và làm
phong phú thêm thiết bị dạy học.
- Tuy nhiên không phải dụng cụ nao cũng cần và có thể tự làm, mà giáo
viên cần thường xuyên sửa chữa các học cụ bị hỏng, cải tiến đồ dùng cũ, bổ
sung những học cụ mới vào bộ học cụ đã có, làm cho nó trở nên hoàn chỉnh
hơn và có thể sử dụng tốt hơn. Ngoài ra còn nên xây dựng các bộ học cụ mới
như: sưu tầm các vật tự nhiên (hột, hạt, sỏi, que) tranh ảnh
3. Những yêu cầu đối với việc sử dụng thiết bị dạy học trực quan
trong quá trình hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non
Trong các trường mầm non việc dạy trẻ hình thành biểu tượng toán học
thường gắn liền với việc sử dụng các thiết bị dạy học trực quan. Tuy nhiên
không phải giáo viên nào cũng nắm vững phương pháp sử dụng chúng, vì vậy
mà không đem lại hiệu qủa mong muốn, dẫn tới vịêc lãng phí nguyên vật liệu,
thời gian và phá hợi cấu trúc của quá trình dạy học. Để sử dụng thiết bị có
hiệu quả cần thoả mãn một số yêu cầu sau đây:
a. Trước hết giáo viên phải phân tích để nắm được yêu cầu, nhiệm vụ
nội dung và phương pháp dạy học, trên cơ sở đó lựa chọn đồ dùng dạy học và
xác định cách thức sử dụng chúng cho thích hợp.
b. Xác định vị trí của thiết bị. khi chuẩn bị cho tiết học giáo viên cần
suy nghĩ kĩ càng khi nào và ở hoạt động nào sẽ sử dụng tới đồ dùng trực quan.
194
Việc sử dụng thiết bị dạy học có thể diễn ra ở các bước khác nhau của quá
trình dạy học nhằm minh hoạ cho kiến thức mới, kích thích hứng thú học tập
của trẻ, củng cố, vận hành và kiểm tra kiến thức. Tuy nhiên cần sử dụng
chúng đúng liều lượng. Việc lạm dụng và hạn chế sử dụng chúng đều ảnh
hưởng xấy tới kết quả dạy học.
c. Các thiết bịo dạy học không chỉ được sử dụng với mục đích làm tăng
sự chú ý của trẻ. Giáo viên cần phân tích kĩ càng các nhiệm vụ dạy học và lựa
chọn các thiết bị trực quan phù hợp với nó, như: nếu trẻ đã có những biểu
tượng ban đầu về những tính chất hay dấu hiệu của các khách thể thì giáo viên
có thể hận chế sử dụng số lượng ít các học cụ. Để làm quen trẻ mẫu giáo bé
với thành phần của tập hợp từ những vật riêng biệt thì chỉ cần sử dụng một số
bông hoa giống nhau đựng trong một cái rổ là đủ. Nhưng để làm quen trẻ mẫu
giáo 5 tuổi với hình hình học như; hình tam giác thì giáo viên cần trưng bày
các hình tam giác với màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau ( tam giác
đều, thường, cân, vuông). Sự đa dạng của các hình tam giác tạo điều kiện để
giáo viên hưnớg trẻ tới sự phân tách các dấu hiện cơ bản của chúng như: số
lựng góc, cạnh, trên cơ sở đó dẫn trẻ tới sự khái quát hoá, trừu tượng hoá. Để
giúp trẻ thấy được các mỗi liên hệ và quan hệ khác nhau cần sử dụng kết hợp
một số dạng và hình thức trực quan khác nhau.
d. Thiết bị dạy học phải góp phần tích cực hoá quá trình nhận thức và
phát triển năng lực sáng tạo của trẻ. Với mục đích đó cần tăng cường sử dụng
chúng theo tinh thần dạy học nêu vấn để, tăng cường tổ chức các dạng thực
hành khác nhau cho tất cả trẻ, phối hợp sử dụng các dạng thiết bị khác nhau
để phát huy thế mạnh đặc thù của mỗi loại và nên trình bày chúng dưới dạng
động.
e. Các biện pháp sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình hình thành
biểu tượng toán học cho trẻ mầm non nhằm thực hiện các mục đích khác nhau
như: Trình bày, minh hoạ và tổ chức hành động. Ban đầu giáo viên sử dụng
chúng để trình bày một kiến thức mới nào đó như: giơ cho trẻ xem các hình
hình học và tiếp theo là hưỡng dẫn trẻ khảo sát nó. Trong quá trình dạy giáo
viên thường sử dụng các vật trực quan khác nhau để minh hoạ, hay cụ thể hoá
một thông tin nào đó, ví dụ: khi làm quen trẻ với việc chia một nhóm thành 2
phần theo các cách khác nhau, giáo viên thực hiện chia nhằm minh hoạ các
195
cách chia đó cho trẻ. Đối với biện pháp hành động việc sử dụng các đồ dùng
trực quan được đặc trưng bởi mỗi liên hệ giữa lời nói và hành động của giáo
viên, Ví dụ khi dạy trẻ các biện pháp so sánh độ lớn các tập hợp bằng các biện
pháp xếp chồng và xếp cạnh hay dạy trẻ phép đo lường, giáo viên vừa nói vừa
trình bày các thao tác mẫu khi so sánh hay khi đo lường.
Trên các tiết học toán thường sử dụng một số thiết bị dạy học, bởi vậy
cần suy tính trước vị trí và trình tự sắp đặt chúng. Các đồ dùng để trình bày
cần đặt ở chỗ thuận tiện, theo một trình tự nhất định để thuận tiện cho việc sử
dụng nó. Sau khi sử dụng xong cần thu doạ chúng để trẻ khỏi sao nhãng khỏi
tiết học. Với mục đích đó nên sử dụng hộp, khăn phủ rèm. Đồ dùng cho trẻ
cần để riêng vào từng rổ, hộp, khay, đồ dùng cho trẻ lớn có thể để một khay
chung.
Cần dạy trẻ sử dụng các thiết bị trực quan. Với mục đích đó, giáo viên
cần trao đổi với trẻ để thực hiện các hành động thực hành một cách độc lập và
có ý thức, lấy, cầm đồ vật bằng tay phải, xếp đặt chúng tương ứng với yêu
cầu, nhiệm vụ, sau khi sử dụng xong phải cất chúng đúng nơi quy định.
Như vậy, quá trình hình thành biểu tượng toán học không thể tác rời
khỏi những biểu tượng cụ thể, những biện pháp hoạt động, còn sự hình thành
những khái niệm toán học ở trẻ lại dựa vào những biểu tượng toán học được
hình thành trước đó ở trẻ. Vì vậy, sự kết hợp giữa lời nói của giáo viên với
các hành động thực hành của trẻ và các thiết bị trực quan khác nhau đem lại
hiệu quả cao trong việc dạy học.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nêu những dạng đồ dùng trực quan được sử dụng trong quá trình
hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo
2. Nêu những yêu cầu về việc sử dụng các đồ dùng trực quan trong quá
trình dạy trẻ hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng.
3. Nhận xét về tình hình sử dụng đồ dùng dạy học nhằm hình thành
biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ trong các trường mầm non tại địa phương
của bạn.
196
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Tài liệu tham khảo
1. Trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, Chương trình
chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo, NSB Giáo dục 1996
2. Đinh Thị Nhung, Toán và phương pháp hình thành biểu tượng toán
học sơ đẳng cho trẻ mầm non, NXB ĐHQG Hà Nội 2000
Một số yêu cầu với người học
Giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng của chương
- Nghiên cữu kĩ các đồ dùng dạy toán đang được sử dụng trên thực tiễn
giáo dục mầm non
- Liên hệ phần lí luận của chương với hệ thống các đồ dùng dạy toán
đang được sử dụng trên thực tiến giáo dục mầm non, so sánh đối chiếu phần lí
luận và thực tiến để xem chúng có phù hợp với nhau không.
- Xem xét vấn đề xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được đề cập
trong chương trình đổi mới hình thức giáo dục mầm non như một trong những
phương hướng nhằm hoàn thiện việc xây dựng và sử dụng thiết bị dạy học
trong các trường mầm non.
Hưỡng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập
Câu 1:Nêu những dạng đồ dùng trực quan được sưr dụng trong quá
trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo
Nêu 3 nhóm đồ dùng trực quan được sử dụng trong quá trình hình
thành biểu tượng toán học cho trẻ và chi ví dụ cụ thể với tường loại sau:
- Các vật trực quan có tính tự nhiên
- Các vật trực quan có tính nhân tạo
- Các vật trực quan có tính đồ hoạ
Câu 2: Nêu những yêu cầu về việc sử dụng các đồ dùng trực quan
trong quá trình dạy trẻ hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng.
Nêu những yêu cầu sau:
- Sự lựa chọn đồ dùng trực quan phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ
dạy học, nội dung và phương pháp dạy học
- Sự đang dạng của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy trẻ nhằm góp
phần tích cực hoá quá trình nhận thức và phát triển năng lực sáng tạo của trẻ.
197
- Cần sử dụng đồ dùng trực quan theo các cách khác nhau phụ thuộc
vào nhiệm vụ dạy học, như: trình bày, minh hoạ và tổ chức hành động.
- Không lạm dụng việc sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy
trẻ.
- Cần suy tính trước vị trí và trình tự sắp đặt chúng và cần đặt ở chỗ
phù hợp theo một trình tự nhất định để thuận tiến cho việc sử dụng nó.
Câu 3: Nhận xét về tình hình sử dụng đồ dùng dạy học nhằm hình
thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ trong các trường mầm non tại địa
phương của bản.
Giáo viên cần nhận xét vấn đề này theo các hướng sau:
- Nêu những mặt tích cảu việc sử dụng dồ dùng dạy học trong quá trình
hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ tại các trường mầm non ở địa
phương mình,
- Nêu những mặt hạn chế của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong quá
trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ tại các trường mầm non
ở địa phương mình
- Đưa ra những kiến nghị sư phạm của bản thân về việc sử dụng đồ
dùng dạy học trong quá trình hình thành biểu tượng toán học sở đẳng cho trẻ
tại các trường mầm non ở địa phương mình.
198
Chương IX
LẬP KẾ HOẠCH HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC
SƠ ĐẲNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH HÌNH THÀNH BIỂU
TƯỢNG TOÁN HỌC SƠ ĐẲNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM
NON.
- Lập kế hoạch hình thành biểu tượng toán học cho trẻ trong trường
mầm non là một trong những hoạt động cơ bản của các nhà giáo dục, các giáo
viên mầm non, của hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.
Lập kế hoạch – đó là việc xác lập trình tự thực hiện nội dung chương trình
hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non theo thời gian một
cách hợp lí cùng với việc đưa ra những chỉ dẫn về những điều kiện cần thiết
như: sử dụng các phương pháp, hình thức và các phương tiện để thực hiện
công việc này.
- Chức năng cơ bản của kế hoạch là tổ chức quá trình hình thành biểu
tượng toán học sơ đẳng cho trẻ như một bộ phận của quá trình giáo dục
thống nhất. Bởi kế hoạch hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ
mầm non thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức quá trình này như một bộ phận của quá trình giáo dục thống
nhất tỏng trường mầm non và trong lữa tuổi trẻ.
+ Kế hoạch cần hướng tới việc xác định từng khoảng thời gian cụ thể,
từng nhiệm vụ hình thành biểu tượng toán học cụ thể, xác định việc lựa chọn
những dạng hoạt động cơ bản, các hương thức thực hiện chúng và các phương
tiện sẽ sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ được đặt ra.
+ Trong kế hoạch cần phải tính đến các mỗi liên hệ và sự tác động qua
lại giữa các phương tiện, hình thức và các phương pháp dạy học và giáo dục
khác, phải tính đến sự kết hợp giữa các hoạt động do giáo viên tổ chức cho trẻ
cùng với những hoạt động độc lập của trẻ, các hoạt động có tính tập thể và
các hoạt động của cá nhân trẻ.
- Chức năng thứ hai của kế hoạch là đảm bảo cho sự vận động và phát
triển của quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ theo thời
gian bằng việc:
199
+ Phức tạp dần nội dung, hình thức và các phương pháp dạy trẻ
+ Tạo ra sự thay đổi cấu trúc của quá trình giáo dục (kết hợp giữa các
hình thức tổ chức dạy học với các dạng hoat động khác nhau của trẻ) phù hợp
vói sự phát triển của trẻ và tập thể trẻ nói chung trong quá trình hình thành
biểu tượng toán học sơ đẳng.
- Việc thực hiện các chức năng của kế hoạch này có tác dụng làm cho
quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ có tính tổ chức và có
kế hoạch, làm cho công việc của các nhà giáo dục có định hướng và có kết
quả hơn, vì vậy quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ
được đảm bảo.
- Trong quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm
non giáo viên mầm non đóng vai trò chủ đạo, giáo viên là người tổ chức và
hướng dẫn các hoạt động khác nhau của trẻ, là người thực hiện hoạt động dạy
học cho trẻ. Để lập kế hoạch cho tất cả các hoạt động nhằm hình thành hệ
thống biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo viên cần dựa vào những hiểu
biết về quy luật phát triển và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và
những quy luật phát triển biểu tượng toán học ở trẻ từng lứa tuổi nói riêng.
Đây là cơ sở để xác định nội dung cũng như trình tự đưa nội dung hình thành
biểu tượng toán đến với trẻ.
- Mục đích chính của việc lập kế hoạch là đảm bảo cho việc thực hiện
chương trình “Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non” vì
vậy, để đạt được những mục đích chung thì nó cần đảm bảo những yêu cầu
nhất định:
a. Kế hoạch hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non
cần góp phần hình thành tính tích cực, độc lập của trẻ, giáo dục trẻ tinh thần
tập thể, dạy trẻ những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc và thói quen
ứng xử, việc dạy trẻ cần gắn liền với thực tiễn cuộc sống xung quanh trẻ.
b. Việc lập kế hoạch cần hướng tới việc tổ chức quá trình Hình thành
biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non nói chung, như: cụ thể hoá
những nhiệm vụ hình thành biểu tượng toán học cho từng lứa tuổi trẻ và cho
từng trẻ, lựa chọn nội dung và những biện pháp dạy trẻ phù hợp vói các
nhiệm vụ dạy học và với đặc điểm lứa tuổi trẻ, sử dụng các hình thức tổ chức
dạy trẻ, các dạng hoạt động khác nhau Trong kế hoạch cần tính đến sự phối
200
hợp hợp lý giữa các hình thức dạy học với cả lớp trẻ, với từng nhóm trẻ và với
cá nhân trẻ. Đặc biệt cần có kế hoạch dạy học cá biệt hoá với những trẻ tạm
thời chậm phát triển.
c. Việc lập kế hoạch cần tuân theo những nguyên tắc dạy trẻ hinh
fthành biểu tượng toán học sơ đẳng. Trong kế hoạch cần phản ánh được sự
phức tạp dần nội dung dạy học, các biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động
cho trẻ, các phương pháp dạy học và giáo dục.
- Khi lập kế hoạch giáo viên cần tính đến những thành tích mà trẻ đã
đạt được để lập kế hoạch cho nội dung dạy mới tiếp theo, tính đến những biện
pháp hoạt động, những hình thức mới để tổ chức hoạt động cho trẻ và sự kết
hợp giữa chúng.
- Kế hoạch hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non
cần đảm bảo tính hệ thống cho công việc này - tức là cần thiết lập mối liên hệ
giữa các hình thức khác nhau để hình thành biểu tượng toán học cho trẻ, như:
thiết lập mối liên hệ giữa vịêc dạy toán trên các tiết học, trò chơi với lao động
của trẻ. Sự tồn tại của các mối liên hệ này đảm bảo cho sự hình thành hệ
thống những kiến thức toán học, những kĩ năng, những biện pháp ứng xử và
các mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh.
d. Kế hoạch cần phải có tác dụng tổ chức quá trình hình thành biểu
tượng toán học cho trẻ, vì vậy nó cần phải tổ chức có tính khả thi. Tính khả
thi của kế hoạch này chỉ có được một khi những nhiệm vụ được đặt ra có tính
đến mức độ phát triển những biểu tượng toán học, mức độ phát triển trí tuệ
của lứa tuổi trẻ và của riêng từng trẻ. Vì vậy trước tiên giáo viên cần tính đến
mức độ thực hiện những yêu cầu của chương trình “hình thành biểu tượng
toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non” đến nội dung và mức độ nắm kiến thức và
kĩ năng của trẻ trong quá trình dạy học trước đó, tính đến nội dung những
dạng hoạt động chính của trẻ. Đặc biệt cần tính đến những kĩ năng hoạt động
cùng nhau của trẻ, đến nhu cầu và hứng thú của trẻ.
II. NỘI DUNG LẬP KẾ HOẠCH HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN
HỌC SƠ ĐẲNG CHO TRẺ MẦM NON
- Cơ sở của việc lập kế hoạch hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng
cho từng lứa tuổi trẻ là chương trình “Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng
cho trẻ mầm non”, chương trình này xác định mục đích, yêu cầu, nội dung
201
hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ. Khi lập kế hoạch những
nhiệm vụ và nội dung này sẽ được cụ thể hoá bằng việc xác lập thời gian và
trình tự thực hện chúng.
- Trong trường mầm non các tiết học toán là một trong những hình thức
quan trọng để hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho từng lứa tuổi trẻ.
Trên các tiết học toán việc tổ chức các hoạt đôộn có mục đích học tập cho trẻ
là một phương thức cơ bản để giải quyết các nhiệm vụ hình thành biểu tượng
toán học sơ đẳng như: dạy trẻ những kiến thức, kĩ năng và các mối quan hệ
toán học có trong thực tiễn xung quanh trẻ, hình thành cho trẻ những kĩ năng
của hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, những kĩ năng của hoạt động
học tập và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trong chương trình “hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ
mầm non” có quy định hệ thống các tiết học toán, chúng được soạn thảo trong
phương pháp hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non. Để lập kế
hoạch cho hệ thống các tiết học này giáo viên cần xuất phát từ những điều
kiện cụ thể của trường mầm non, của trẻ trong lớp mình phụ trách, từ đó mức
độ và sự tiến bộ của trẻ tronglĩnh hội các nội dung học tập khác nhau, vì vậy
mà các tiết học toán ở mọi trường mầm non ở nông thôn sẽ khác vói hệ thống
các tiết họcnày của trường mầm non ở trung tâm thành phố.
- Khi kế hoạch cho các tiết học về từng nội dung hình thành biểu tượng
toán học cho trẻ, giáo viên cần tính đến những giai đoạn chính của sự lĩnh hội
kiến thức (giai đoạn tri giác ban đầu, giai đoạn mở rộng và khái quát hoá kiến
thức, kĩ năng và giai đoạn sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã lĩnh hội vào
cuôc sống - sự chuyển hoá những kiến thức vào những điều kiện mới). Hơn
nữa cần có kế hoạch cho việc ôn luyện nội dung những kiến thức, kĩ năng đã
học trên các tiết học toán và có kế hoạch cho vịêc phức tạp dần chúng. Khi
lập kế hoạch cho các tiết học về từng phần nội dung bất kì của chương trình
thì ngoài những nhiệm vụ dạy học trọng tâm của phần đó, giáo viên cần phải
tính đến sự kết hợp những nhiệm vụ của những phần nội dung toán hoc khác,
tính đến các nhiệm vụ, nội dung của các môn học khác, như: làm quen trẻ với
môi trường xung quanh, tổ chức hoat động tạo hình, thể chất cho trẻ.. Những
tiết học có tính tích hợp như vậy sẽ làm tăng hiệu quả hình thành biểu tượng
toán học cho trẻ, tuy nhiên việc kết hợp một phần các nhiệm vụ dạy học của
202
các môn học khác trong kế hoạch này không nhất thiết phải luôn luôn diễn ra
dưới hình thức một chủ đề thống nhất cho tất cả các nội dung dạy học. Đặc
biệt trong kế hoạch cần thiết phải thiết lập mối liên hệ giữa các tiết học hình
thành biểu tượng toán với các tiết học làm quen trẻ với môi trường xung
quanh và các tiết học tạo hình của trẻ.
- Việc hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non còn
diễn ra trong thời gian ngoài tiết học: trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
của trẻ, qua đó trò chơi, qua lao động của trẻ. Vào các thời gian khác nhau
trong ngày (buổi sáng, trong thời gian hoạt động ngoài trời) giáo viên tổ
chức cho trẻ quan sát các sự vật hiện tượng khác nhau trong môi trường xung
quanh trẻ, vì vậy giáo viên cần lập kế hoạch tổ chức hình thành biểu tượng
toán học cho trẻ trong các hoạt động này.
III. CÁC HÌNH THỨC LẬP KẾ HOẠCH HÌNH THÀNH BIỂU
TƯỢNG TOÁN HỌC SƠ ĐẲNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM
NON.
Lập kế hoạch hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non
là một trong những khâu chuẩn bị quan trọng của người giáo viên nhằm đem
lại hiệu quả cao nhất cho việc hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ
mầm non.
Những biểu tượng toán học cần hình thành ở trẻ trong trường mầm non
được soạn thảo một cách có hệ thống, mang tính khoa học, phù hợp với
những quy luật của tâm lí lứa tuổi trẻ và được quy định chặt chẽ trong khuôn
khổ một chương trình thống nhất phù hợp với mục tiêu chăm sóc – giáo dục
mầm non. Đầu năm học, các giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương
trình dạy học, nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn, tham khảo để lập kế hoạch
dạy trẻ.
Kế hoạch hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ có nhiều cấp
độ khác nhau:
- Kế hoạch toàn năm học
- KẾ hoạch từng bài học
1. Kế hoạch năm học
Để xây dựng kế hoạch năm học người giáo viên cần xuất phát từ mục
đích, yêu cầu của toàn bộ chương trình “hình thành biểu tượng toán học sơ
203
đẳng cho trẻ mầm non” dành cho từng lứa tuổi trẻ, cần phân tích thực trạng
thực hiện quá trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ trong năm học trước,
phân tích những đặc điểm của trẻ lớp mình phụ trách và cần tính đến cả
những kinh nghiệm và trình độ của mình để nghiên cứu từng phần nội dung
và đưa ra dự kiến cho mỗi phần nội dung như sau:
- Xác định yêu cầu, nhiệm vụ
- Dự kiến kế hoạch thời gian để đảm bảo hoàn thành chương trình một
cách đầy đủ và có chất lượng.
- Liệt kê những tài liệu, sách tham khảo, những kinh nghiệm làm quen
trẻ với toán.
- Đề xuất những vấn đề có liên quan đến nội dung và phương pháp dạy
học cần trao đổi, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
Lên kế hoạch làm việc với phụ huynh trẻ
- Xác định những yêu cầu, biện pháp điều tra, theo dõi những đặc điểm
tâm, sinh lí, mức độ phát triển những biểu tượng toán học, khả năng nhận
thức của trẻ và tiến bộ của trẻ qua từng giai đoạn.
2. Kế hoạch cho từng bài học
Hệ thống biểu tượng toán học sơ đẳng được hình thành ở trẻ các lứa
tuổi khác nhau vói sự giúp đỡ của hệ thống các bài học được quy định trong
chương trình. Mỗi bài học được thực hiện trên tiết học và dạy ngoài tiết học
thông qua các hoạt động khác nhau của trẻ trong trường mầm non. Vì vậy
việc lập kế hoạch cho từng bài học đóng một vai trò quan trọng trong tiến
trình hình thành biểu tượng toán học cho trẻ nhỏ.
Trong toàn bộ quá trình hình thành biểu tượng toán học cho trẻ, tiết học
toán đóng một vai trò rất quan trọng. Hiện nay tiết học là một hình thức dạy
phổ biến và quan trọng ở trường mầm non cùng với các hình thức dạy trẻ diễn
ra ở mọi lúc mọi nơi. Bởi thông qua hệ thống tiết học giáo viên tiến hành mở
rộng, hệ thống hoá, chính xác hoá những biểu tượng, kĩ năng cần thiết cho trẻ
phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ, hình thành cho trẻ
một số kĩ năng, thói quen trong học tập. Vì vậy đối với người giáo viên thì
việc soạn bài (hay còn gọi là soạn giáo án hay soạn kế hoạch tiết học) là công
việc mang tính đặc trưng của nghề nghiệp. Trong mỗi bài soạn mối quan hệ
204
chặt chẽ giữa mục đích, nội dung, phương pháp và điều kiện được thể hiện
một cách sinh động.
Để tiến hành công việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ thì mỗi
giáo viên cần phải nắm được mục đích, nội dung dạy học được quy định trong
chương trình và được cụ thể hoá trong sá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tkmn0021_p2_0388.pdf