Giáo dục học - Chương IV: Tổ chức bữa ăn; xây dựng khẩu phần và thực đơn cho trẻ

Tổ chức bữa ăn

Để có được những bữa ăn tốt cho trẻ, cần làm tốt khâu tổ chữa bữa ăn

ở bếp, ở từng nhóm lớp và trong toàn trường.

1. Tổ chức bữa ăn ở bếp:

1.1. Phân công:

Nhân sự phải được bố trí để đảm bảo tính hợp lý và nguyên tắc tài

chính chặt chẽ. Mỗi bếp cần có kế toán, thủ quỹ, thủ kho, tiếp phẩm, nấu ăn,

phụ nấu và chia ăn. Tuỳ quy mô của bếp mà một người có thể kiêm nhiệm

thêm một hoặc nhiều nhiệm vụ. Tuy nhiên, dù bếp lớn hay nhỏ thì kế toán,

thủ quỹ, thủ kho và tiếp phẩm phải là những người riêng biệt để khi nhận

hàng và thanh toán đảm bảo công minh (ở nhà trẻ mẫu giáo đặc biệt quan

trọng). Cần phân công rõ nhiệm vụ của mỗi người:

pdf41 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo dục học - Chương IV: Tổ chức bữa ăn; xây dựng khẩu phần và thực đơn cho trẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng năng lượng của khẩu phần và giảm hoạt động thể lực để tiêu hoa năng lượng hoặc kết hợp cả hai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 80% béo phì có liên quan đến chế độ ăn uống. Có 3 nguy cơ chính dẫn đến béo phì đơn thuần là: - Ăn quá nhiều năng lượng - Giảm hoạt động tiêu hao năng lượng - Vai trò của di truyền. 4. Các hậu quả của béo phì: - Tăng trưởng sớm: tăng chiều cao, tuổi xương, dậy thì sớm 91 - Tăng lipid máu - Không dung nạp glucose - Béo phì kéo dài đến tuổi trưởng thành -Giảm thoái hoá mỡ và bệnh sỏi mật - Tăng huyết áp - Khó thở khi gắng sức, ngừng thở khi ngủ. 5. Điều trị trẻ bị béo phì: 5.1. Nguyên tắc chung: Cơ thể trẻ em luôn phát triển và tăng trưởng vì vậy trong điều trị béo phì ở trẻ em không được đặt ra vấn đề giảm cân, mà mục tiêu điều trị là giảm tốc độ tăng cân hay tránh tăng cân thêm ở trẻ để đảm bảo sự phát triển chiều cao cho trẻ tự cân đối, không được bắt trẻ nhịn đói. Một số trường hợp quá béo thì cần phải được sự theo dõi và hưỡng dẫn của bác sỹ dinh dưỡng hay chuyên viên tiết chế, nhằm tránh thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nguyên tắc chính điều trị béo phì ở trẻ em là điều chỉnh chế độ ăn hợp lý theo nhu cầu khuyến nghị (Hạn chế một số loại thức ăn nhiều năng lượng, thay đổi một số thói quen ăn uống của trẻ) kết hợp với tăng hoạt động thể lực. 5.2. Những điều nên làm: - Xây dựng thực đơn, khẩu phần cân đối hợp lý. Nên phối hợp nhiều thức ăn trong một bữa ăn. - Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy. Trung bình 300ml/ngày, không quá 600ml/ngày. - Chế biến thức ăn: hạn chế các món quay, xào, nên làm các món luộc, hấp. - Nên ăn đều đặn không bỏ bữa, không để trẻ quá đói. - Nên ăn nhiều vào bữa sáng đẻ tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối. - Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt. - Giảm bớt gạo, thay bằng khoai ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ. - Nhai kỹ và chậm khi ăn. 5.3. Những điều nên tránh: - Không nên uống các loại nước ngọt có ga 92 - hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường. - Tránh cho trẻ nhai kẹo cao su làm cho trẻ lúc nào cũng muốn nhai - Không nên dự trữ sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng, nước ngọt trong nhà. - Không nên ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ - Hạn chế cho thêm đường vào thực phẩm, nước uống. 5.4. Tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ: So với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt. Nếu trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, năng hoạt động trẻ vẫn có thể ăn được chế độ ăn gần với bình thường. Việc tập luyện thể dục thể thao giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng, tăng cường sức khoẻ chống lại bệnh tật. Các biện pháp giúp trẻ tăng cường vận động: - Tạo niềm thích thú của trẻ đối với các hoạt động thể thao. - Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống. - Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà - Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử,... Không nên bắt trẻ học quá nhiều, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng. 93 Chương VI: Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh I. Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy: 1. Chế độ ăn uống của trẻ trong bệnh tiêu chảy cấp: 1.1. Định nghĩa: Tiêu chảy cấp là trẻ đi ngoài khởi đầu cấp tính, phân lỏng hoặc toé nước, ngày > 3 lần, kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày). Đợt tiêu chảy là thời gian kể từ ngày đầu tiên bị tiêu chảy tới ngày mà sau đó 2 ngày liền phân trẻ bình thường. Nếu sau 2 ngày trẻ bị tiêu chảy lại là bắt đầu một đợt tiêu chảy mới. 1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy: - Các yếu tố nguy cơ: + Tuổi: Trẻ < 2 tuổi, đặc biệt là trẻ 6 – 11 tháng tuổi. + Trẻ suy dinh dưỡng. + Suy giảm miễn dịch + Các tập quán ăn uống không hợp lý: bú chai, ăn uống không hợp vệ sinh,... - Nguyên nhân: + Do virus. + Do vi khuẩn. + Do ký sinh trùng. 1.3.Dấu hiệu mất nước: Để xác định mức độ mất nước người ta dựa vào các dấu hiệu biểu thị tình trạng mất nước. Mất nước được đánh giá ở 3 mức độ A, B và C Đánh giá mất nước mức độ A: - Toàn trạng: tốt, tỉnh táo - Mắt bình thường - Khóc có nước mắt - Miệng lưỡi ướt - Không khát, uống bình thường - Nếp véo da mất nhanh 1.4. Chế độ ăn uống: 94 Trong điều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là bù nước, điện giải và chế độ ăn của trẻ. 1.4.1. Hồi phục nước và điện giải: Mất nước mức độ A điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà rốt + muối, nước chuối, hồng xiêm,... 1.4.2. Các loại dịch dùng trong điều trị tiêu chảy: - ORS: là dung dịch tốt nhất để điều trị mất nước. Cách pha như hướng dẫn ghi trên nhãn gói - Nước cháo muối: Dùng một nắm gạo (50g), một thìa gạt muối (3,5g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần. - Nước gạo rang muối: Gạo rang vàng 50g, 1 thìa cà phê muối ăn (3,5g) + 6 bát ăn cơm nước sạch, nấu nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần. - Nước chuối, hồng xiêm: Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa gạt muối (3,5) cho trẻ uống dần. 1.4.3. Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy: Mặc dầu trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%, do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem, thì trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng gần như bình thường. Nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng. - Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: + Gạo hoặc bột gạo, khoai tây + Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc + Sữa đậu nành, sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose + Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo. - Tuỳ theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế độ ăn thích hợp: + Trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi đang bú mẹ: Tiêp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa 95 bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày. + Trẻ 4 – 6 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, các nạc, trứng, sữa,... và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: Chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm,... để tăng thêm lượng kali, ò – caroten, vitamin C,... - Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: + Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường và những thức uống, ăn này có thể làm tăng tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột. + Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hoá. - Số lượng thức ăn: + Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. + Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng, cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền. 2. Chế độ ăn uống của trẻ trong bệnh tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy kéo dài bắt đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp và kéo dài trên 14 ngày. 2.1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ: - Nguyên nhân: + Do vi khuẩn: E.Coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter jejuni + Các loại ký sinh trùng: Cryptosporidium, L. giardia - Yếu tố nguy cơ: + Trẻ < 1 tuổi có nguy cơ 1 đợt tiêu chảy cấp trở thành một đợt tiêu chảy kéo dài hơn trẻ lớn. 96 + Tình trạng dinh dưỡng và miễn dịch: Trẻ suy dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài. + Tiêu chảy cấp tái phát nhiều đợt dễ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài. + Chế độ ăn, những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc trẻ không dung nạp được lactose, dị ứng với protein sữa động vật. + Điều trị tiêu chảy cấp không hợp lý: Lạm dụng kháng sinh, dùng kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn hoặc sử dụng thuốc cầm ỉa làm giảm khả năng đào thải vi khuẩn, ăn uống kiêng khem kéo dài khi bị tiêu chảy cấp. 2.2. Triệu chứng: - Trẻ ỉa phân lúc đặc lúc lỏng, lổn nhổn, có mùi chua, màu vàng hoặc xanh, có bọt do cơ thể không dung nạp đường; biểu hiện phân nhầy hồng có máu, mót rặn là trẻ mắc lỵ. Số lần tiêu chảy lúc giảm lúc tăng. Tuỳ theo mức độ có thể biểu hiện mất nước nhẹ, vừa, nặng. - Trẻ biếng ăn, sụt cân, chậm phát triển thể lực. - Thiếu vitamin, nhất là vitamin A gây khô mắt và một số yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, magie. - Trẻ thường mắc các bệnh nhiễm khuẩn phối hợp như viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết,... 2.3. Chế độ ăn uống trong tiêu chảy kéo dài ở trẻ em: Chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, nuôi dưỡng có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột, chức năng tuỵ và sản xuất các men thuỷ phân disaccharidase ở vi nhung mao ruột làm cho chức năng tiêu hoá hấp thu các chất dinh dưỡng được nhanh chóng trở về bình thường. 2.3.1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong tiêu chảy kéo dài: - Giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong sữa, trong chế độ ăn. - Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, chất béo, vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hôi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân. 97 - Không cho trẻ ăn các loại thức ăn, nước uống làm tăng thêm tiêu chảy: Thức ăn thô, thức ăn chứa nhiều đường, chất béo, các loại nước giải khát công nghiệp. - Dùng các loại thức ăn sẵn có tại địa phương: Gạo, khoai, chế biến dưới dạng mềm, lỏng dễ tiêu hoá như bột, cháo, xúp. - Chọn các loại thực phẩm giàu protein; thịt, cá, trứng, sữa,..., tốt nhất là thịt gà. - Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng. 2.3.2. Chế độ ăn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: - Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần, không bắt mẹ kiêng khem quá mức. - Nếu không có sữa: Dùng các loại sữa không có đường lactose hoặc các loại sữa đã lên men như sữa chua, sữa đâu nành. Sữa chua phải được làm từ loại sữa dành cho trẻ < 6 tháng tuổi. 2.3.3. Chế độ ăn đối với trẻ từ 6 – 12 tháng: - Tiếp tục cho trẻ bú mẹ. - Pha loãng sữa động vật bằng nước cháo làm giảm 5% nồng độ đường lactose hoặc cho trẻ ăn sữa chua, sữa đậu tương. - Đảm bảo thức ăn bổ sung: Bột, cháo xay nấu với thịt, cá, trứng, rau xanh và dầu mỡ. Khi chế biến đảm bảo độ nhớt giảm, dễ tiêu hoá, cân đối đạm, mỡ, đường, tránh tăng áp lực thẩm thấu. - Cho ăn nhiều bữa trong ngày: ít nhất 6 bữa/ngày. 2.3.4. Chế độ ăn đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên: - Bú mẹ hoặc ăn sữa động vật pha loãng như trên. - Chế biến thức ăn dưới dạng cháo, xúp từ gạo, khoai, rau, thịt, đậu đỗ. - Đảm bảo 50% năng lượng từ các thức ăn sam còn 50% từ sữa hoặc sản phẩm sữa, đảm bảo năng lượng 110Kcal/kg/24h. - Khi tiêu chảy khỏi được 1 tuần thì mới chuyển dần về chế độ ăn bình thường theo tuổi. 2.3.5. Bù nước và điện giải: - Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước cần bù nước và điện giải bằng đường uống giống như tiêu chảy cấp. 98 - Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng: Đánh giá dấu hiệu mất nước khó vì vậy song song với chế độ ăn cần phải cho trẻ uống ORS hoặc các dung dịch điều trị tiêu chảy: nước cháo, nước cà rốt, nước dừa,... - Nếu trẻ suy dinh dưỡng nặng có tiêu chảy mất nước thì dùng ReSoMal thay thế ORS. 2.3.6. Bổ sung vi chất dinh dưỡng: Vitamin A, folat, kẽm, sắt, magie, đồng,... 2.3.7. Điều trị nhiễm khuẩn: Điều trị tiêu chảy kéo dài có máu trong phân bằng kháng sinh đường ruột nhạy cảm với Shigella: Cotrimoxazol, acid nalidixic. Chú ý điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ngoài đường tiêu hoá. II. Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị táo bón: Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiên phân quá ít, rắn và khô, hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Đối với trẻ số lần đại tiện hàng ngày khác nhau theo từng lứa tuổi: - Trẻ dưới 1 tuổi: thường đại tiện 2 – 3 lần một ngày, nhưng nếu trẻ chỉ đi 1 lần/ngày mà phân vẫn mềm dẻo, khối lượng bình thường thì vẫn không gọi là táo bón. - Ngược lại đối với trẻ lớn đi đại tiện 1 lần/ngày, nhưng có khi đi 2 – 3 lần/ngày mà phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón 1. Các nguyên nhân dãn đến táo bón ở trẻ em: 1.1. ở trẻ nhỏ còn bú mẹ dưới 2 tuổi: - Sai lầm trong chế độ ăn uống (chủ yếu): + Ăn chưa đủ số lượng hàng ngày: ăn thiếu, ăn ít. + Ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ + Mẹ bị táo bón con bú sữa cũng dễ bị táo bón + Trẻ uống ít nước, ăn ít hoa quả, ít rau xanh - Do giảm trương lực ruột trong bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu - Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá: + Các dị tật bẩm sinh: Phình đại tràng, dãn đại tràng. Táo bón thường bắt đầu sớm ngay sau khi đẻ và thường kéo dài hàng tháng. + Mắc phải: Trẻ bị nứt hậu môn, hoặc bị trĩ, nên khi đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn. 99 1.2. ở trẻ lớn: - Yếu tố tinh thần: Trẻ sợ bẩn, sợ thối nên không đi ngoài, trẻ đi mẫu giáo sợ cô không dám xin phép đi ngoài. Không luyện thói quen đi ngoài đúng giờ. - Do chế độ ăn uống: Uống ít nước, không chịu ăn rau và hoa quả. - Do dùng thuốc: Kháng sinh, giảm ho có codein. 2. Cách xử trí khi trẻ bị táo bón: 2.1. Nếu táo bón mới xảy ra: Cần điều chỉnh lại chế độ ăn - Cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày - Cho trẻ uống nhiều nước trong ngày - Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Chọn các loại rau có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau dền, củ khoai lang. Khi nấu bột và cháo phải băm nhỏ cho trẻ ăn cả cái. Cho trẻ ăn các loại quả: Chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quýt, thanh long,... Khi trẻ đã bị táo bón không nên cho ăn cà rốt, hồng xiêm, táo. - Có thể dùng nước cốt khoai lang sống: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch đem giã nhỏ vắt lấy nước cho trẻ uống. - Trẻ ăn sữa bò bị táo bón: Pha sữa loãng hơn bình thường một chút, có thể pha thêm một thìa cà phê nước quả (cam, quýt,...) vào cốc sữa cho trẻ, hoặc dùng nước cháo pha sữa cho trẻ từ 4 tháng trở lên. - Mẹ bị táo bón cho con bú thì phải điều trị táo bón cho mẹ: ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước. - Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột. 2.2. Đối với trẻ lớn: - Tập thói quen ăn nhiều rau trong bữa ăn: Thái nhỏ nấu canh, luộc rau cho trẻ ăn trước. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo cần 100 – 150g rau/ngày. Cho trẻ ăn cả múi các loại quả: Cam, quýt, bưởi, ăn đu đủ, chuối tiêu, thanh long. - Vệ sinh đại tiện đóng một vai trò quan trọng: Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào thuận tiện mà trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc hố xí quá lâu. - Các trường hợp táo bón do nứt hậu môn: Rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch nitrat bạc 2%. 100 - Điều trị các bệnh: còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có. - Khi đã dùng các biện pháp trên không có kết quả thì mớidùng thuốc và thụt tháo. - Cho trẻ uống dầu Parafin: 5 – 10ml (trẻ nhỏ), 10 – 20ml (trẻ lớn) vào buổi sáng. - Thụt tháo: Là biện pháp cuối cùng đó là dùng nước ấm có pha Glycerin: 30 – 100ml (trẻ dưới 1 tuổi), 100 – 250ml (trẻ trên một tuổi). 2.3. Những trường hợp táo bón cần phải cho trẻ đi khám tại bệnh viện: - Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng. - Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng. - Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hoá: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng kèm theo nôn. III. Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị sốt: Sốt là dấu hiệu thường gặp nhất ở trẻ em, đây là lý do chính khiến cha mẹ chú ý và đưa trẻ đến bác sỹ. Nguyên nhân gây sốt chủ yếu là do các bệnh nhiễm khuẩn (virus hoặc vi khuẩn). ở trẻ hay gặp nhất là nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và viêm tai giữa. Thân nhiệt ở trẻ bình thường dao động từ 36,5°C đến 37°C, khi thân nhiệt lớn hơn 37°C thì gọi là sốt. Tuỳ theo mức độ thân nhiệt mà chia ra: - Sốt nhẹ: Thân nhiệt từ 37,5°C đến 38°C - Sốt vừa: Thân nhiệt từ 38°C đến 39°C - Sốt cao: Thân nhiệt từ 39°C đến 40°C - Sốt rất cao: Thân nhiệt từ 40°C trở lên. Khi trẻ sốt nhẹ và vừa cần tìm nguyên nhân để điều trị, chưa cần đến thuốc hạ nhiệt, cho trẻ nằm nơi thoáng mát, nới bớt quần áo, đắp khăn ướt ở trán. 1. Xử trí tại nhà khi trẻ bị sốt cao: Trẻ được coi là sốt cao khi nhiệt độ cơ thể từ 39°C trở lên, một số trường hợp trẻ có thể bị co giật khi sốt cao. - Nới rộng và cởi bớt quần áo cho trẻ, để nằm nơi thoáng mát. 101 - Dùng khăn nhúng vào nước mát hoặc nước hơi ấm lau nhẹ khắp người trẻ, đặc biệt là ở nách, bẹn, trán, cần lau lại nhiều lần cho tới khi nhiệt độ cơ thể xuống dưới 39°C. - Nếu trong nhà có thuốc hạ nhiệt loại viên đạn đặt hậu môn, đặt cho trẻ 1 viên (trẻ 2 tuổi dùng viên 150mg) hoặc cho trẻ uống paracetamol với liều 10 – 15mg/kg/4 – 6giờ. Trẻ em dưới 5 tuổi, nên dùng thuốc dươi dạng bột, nước hoặc dịch keo (Efferalgan, Tylenol, Fevramol,...) đồng thời cho trẻ uống nhiều nước. - Tuyệt đối không được ủ kín trẻ. - Đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân gây sốt và điều trị. 2. Chế độ ăn uống khi trẻ bị sốt cao: Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thường có sốt cao, vật vã, cứ nhiệt độ tăng lên 1°C thì chuyển hoá cơ bản tăng lên 10%, vì vậy nhu cầu về nước, năng lượng, protein, vitamin và muối khoáng tăng lên rất nhiều. Do sốt cao các men tiêu hoá bị ức chế, trẻ thường chán ăn, vì vậy phải cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hoá. 2.1. Các loại thực phẩm nên dùng cho trẻ bị nhiễm khuẩn, sốt cao là: Các loại quả chín, các loại quả chứa nhiều vitamin C: Cam, chanh, bưởi, quýt,... các loại thức phẩm giàu chất đạm: sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu nành, thịt, cá. 2.2. Chế độ ăn uống khi trẻ bị sốt cao nhiễm khuẩn: - Trẻ nhỏ còn bú mẹ: Cho trẻ tiếp tục bú và bú nhiều lần hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậm vú được cần vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng thìa. - Trẻ lớn hơn đã ăn sam: Nên cho ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hoá và chia thành nhiều bữa nhỏ như: Bột, cháo, súp nấu loãng hơn bình thường với thịt, cá, rau và dầu mỡ. Cho trẻ ăn các loại thức ăn mà trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn được nhiều. - Cho trẻ ăn thêm hoa quả, uống nhiều nước và nước hoa quả để bù lại lượng nước bị mất do trẻ bị sốt và cung cấp thêm vitamin cho trẻ. - Sau khi trẻ khỏi ốm nên cho ăn tăng thêm 1 bữa và bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng giúp trẻ nhanh phục hồi. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Y Hà Nội. Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2. Bộ y tế, Viện dinh dưỡng. Bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, năm 2000. 3. Hoàng Tích Mịch, Hà Huy Khôi. Vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm. Nhà xuất bản y học, 1992. 4. Report of a joint FAO/WHO expert consultation Bangkok, Thailand. HumanVitamin and Mineral Requirements. World Health Organization, 2001. 5. Hà Huy Khôi - Từ Giấy. Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe. Nhà xuất bản y học, 1998. 6. Nguyễn Kim Thanh. Giáo trình dinh dưỡng trẻ em. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 7. Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. VDC Media, 2001 8. Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh. Cẩm nang lựa chọn thực phẩm an toàn. Nhà xuất bản GTVT, 2001. 9. Ngộ độc thực phẩm nguyên nhân và cách phòng tránh. Tài liệu lưu hành nội bộ. Bộ giáo dục và Đào tạo, 2007. 10. Dinh dưỡng hợp lý và sức khoẻ - Nhà xuất bản Y học, 1998. 11. Dinh dưỡng trẻ em, Nhà xuất bản giáo dục, 1996. 12. Dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp, Nhà xuất bản Y học, 2001. 13. Hà Huy Khôi. Đường lối dinh dưỡng Việt Nam. Nhà xuât bản Y học, Hà Nội, 2001. 14. Hà Huy Khôi, Từ Giấy. Các bệnh thiếu dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng Việt Nam, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 1994. 15. Barbara A. Bowman, Robert M.Russel (2001). Present Knowledge in Nutrition (eight edition) ILSI Press, Washington, DC. 16. Benghin, I., Cap, M. and Dujardin, B. (1988). A guide to nutritional assessment, WHO, Geneva. 17. Eleanor Noss Whitney, Sharon Rady Rolfes (1995). Understanding Nutrition, Seventh Edition, West Publishing. 103 18. FAO (1990). Conducting small-scale nutrition survey. A field manual. Nutrition in Agriculture No5. 19. Felicity Savage King, Ann Burgess (1993). Nutrition for Developing countries. Oxford University Press. 20. Garrow J.S., James W.P.T. (1993). Human nutrition and dietetics, 9th edition, Churchill Livingstone, London. 21. Gibson, R.S. (1990). Principles of nutritional assessment. Oxford University Press. 22. WHO (2000). Obesity: Preventing and Managing the Global Epidemic. Report of WHO Consultation, Geneva.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtmn0003_p2_4813.pdf