Đổi mới giáo dục mầm non dựa trên quan điểm sư phạm tích hợp là nhìn
nhận thế giới tự nhiên, xã hội và con người như một thể thống nhất, nó đối lập
với cách nhìn chia cắt rạch ròi các sự vật và hiện tượng trong cuộc sống chỉnh
thể của đứa trẻ. Quan điểm tích hợp cho rằng: Tích hợp không chỉ là đặt cạnh
nhau, liên kết với nhau mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng hay các bộ phận
của một đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể. Trong đó không những
các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt ý nghĩa
thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể được nhân lên.
Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non hiểu theo cách nhìn nhận
như trên được thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau:
(1) Trước hết là ở mối quan hệ giữa chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong khi
nuôi phải tính đến dạy và trong khi dạy phải quan tâm đến nuôi.
75 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo dục học - Chương III: Một số vấn đề về đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thúc: Hát múa tập thể - hướng vào chủ đề
chính, ngoài ra có thể đưa thêm các tiết mục khác nhằm tránh sự đơn điệu về
nội dung.
+ Viết lời dẫn chương trình văn nghệ:
- Lời giới thiệu phải ngắn gọn, đủ ý, nói rõ lý do biểu diễn (chủ đề), phải tạo
được sự chú ý, hấp dẫn người nghe, người xem
- Mở đầu chương trình phải giới thiệu đơn vị tổ chức biểu diễn (trường), các đại
biểu về dự, các lớp tham gia (toàn trường).
- Sau mỗi tiết mục phải thay đổi lời giới thiệu, tránh trùng lặp.
- Cuối buổi biểu diễn phải có lời cảm ơn, chúc sức khoẻ
Chương V
THIẾT KẾ BÀI SOẠN VÀ TẬP DẠY
118
I. THIẾT KẾ BÀI SOẠN
1. Lập kế hoạch:
Giáo viên cần căn cứ vào chương trình, độ tuổi, những đồ dùng dạy, học
của cô và của trẻ. Giáo án cần thể hiện rõ:
- Chương trình cải cách: Soạn theo 4 loại tiết có NDTT và NDKH (theo quy
định của chương trình).
- Theo hướng đổi mới: Soạn theo 2 hình thức, có NDTT và NDKH (giáo viên
tự chọn) và chủ đề giáo dục. Hình thức 1: Nếu dạy nhóm 3 – 4 và 4 – 5 tuổi thì
chọn 3 nội dung trong đó có 1 TT và 2 KH. Nếu dạy nhóm 5 – 6 tuổi thì chọn 4
nội dung trong đó có 2 TT và 2 KH. Hình thức 2: Là hình thức biểu diễn, GV
xác định bài hát chính, cách tổ chức và các bài hát, điệu múa khác.
- Xác định mức độ các yêu cầu cần đạt ở từng tiết hoặc trong hoạt động học.
- Biện pháp, thủ pháp tiến hành cụ thể ( hoạt động của cô, của trẻ)
- Dự kiến thời gian dạy, thời lượng từng nội dung và thứ tự các nội dung.
- Cách tổ chức lớp cho từng hoạt động, bước dạy: Trẻ ngồi, đứng múa hát
vị trí nào, theo đội hình vòng tròn, hàng ngang
- Dự kiến chỗ khó trong bài, cách sửa sai.
- Xác định nội dung, thời điểm lồng ghép tích hợp.
- Những lời chỉ dẫn, dặn dò, liên hệ giáo dục trẻ.
- Đồ dùng, phương tiện nghe nhìn phục vụ dạy học.
2. Cách thiết kế bài soạn giáo dục âm nhạc theo chủ đề
Tuy không bắt buộc giáo viên phải soạn giáo án theo một khuôn mẫu
nhấtđịnh nhưng cũng cần có sự bàn bạc, thống nhất dựa trên những yêu cầu cần
đạt theo hướng đổi mới, nên theo một số tiêu chí về cấu trúc như sau:
- Xác định chủ đề: Trẻ dưới 5 tuổi thực hiện năm chủ đề lớn, từ 5 – 6 tuổi
thực hiện 9 chủ đề, trong chủ đề lại có các chủ đề nhánh. Ví dụ: trong chủ đề
Thế giới động vật có chủ đề nhánh là Động vật sống trong nhà, động vật sống
dưới nước
- Hình thức thực hiện:Loại tiết luyện kỹ năng(có NDTT và NDKH)hoặc sinh
hoạt văn nghệ (biểu diễn bài hát chính và các bài hát, bài múa đã học trong chủ đề).
- Xác định NDTT, NDKH, tên tác giả, tác phẩm.
- Xác định lĩnh vực, ND tích hợp.
- Thời gian dạy.
- Độ tuổi.
- Người dạy.
119
- Mục tiêu cần đạt:
+ Kiến thức: Trẻ cần nắm được những vấn đề trong hoạt động hát (như hiểu về
gia đình, các thế hệ trong gia đình), trong vận động (hiểu được tiết tấu chậm, tiết
tấu nhanh, múa minh hoạ), trong nghe hát (biết được mỗi vùng miền có những làn
điệu dân ca khác nhau), trong trò chơi ( biết cách chơi, hiểu luật chơi ...)
+ Kỹ năng: Mức độ yêu cầu trẻ thực hành các hoạt động trên như hát (đúng
nhạc, rõ lời, biết thể hiện tình cảm),vận động (nhịp nhàng, uyển chuyển, linh
hoạt), nghe hát (phân biệt âm thanh dài, ngắn, cao thấp, tính chất giai điệu vui nhộn
hoặc du dương), trò chơi (trẻ chơi thành thạo, hiệu quả, vui vẻ).
+ Thái độ: Thái độ của trẻ trong quá trình tham gia hoạt động âm nhạc
(hào hứng, say mê, vui vẻ) và giáo dục lối sống, tình cảm cho trẻ (biết yêu
thương, kính trọng, lễ phép, biết giúp đỡ).
- Chuẩn bị:
+ Trong dạy hát: hát thuộc bài, tập trình diễn cùng với nhạc đệm, tìm hiếu
về cấu trúc, hình thức hát nâng cao (nối tiếp, đối đáp, to nhỏ, nhanh chậm).
+ Trong dạy vận động: Hình thức vận động (vỗ tiết tấu, múa minh hoạ
theo lời ca, múa nghệ thuật, múa theo chất liệu dân gian), biên đạo động tác
vận động, bài vận động
+ Đồ dùng của giáo viên: Đàn organ, đài đĩa, tranh ảnh, đạo cụ
+ Đồ dùng cho trẻ: Nhạc cụ, đồ chơi, trang phục mũ nơ
3. Tiến trình bài dạy
Thông thường một bài dạy được tiến hành theo ba giai đoạn.
* Mở đầu:
Đây là bước ổn định, khởi động nhằm tạo hứng thú, tạo cảm giác gần gủi,
cởi mở, thân mật, lôi cuốn trẻ vào hoạt động học tập, hướng trẻ vào nộ dung.
Tuỳ vào chủ đề mà giáo viên đưa ra tình huống và cách tiến hành hợp lý, hấp
dẫn như cho trẻ chơi trò chơi ngắn, trình chiếu hình ảnh, đọc thơ, nêu câu
đốcó thể thông qua các tình huống để dẫn dắt trẻ vào bài học.
* Thực hiện các nội dung hoạt động âm nhạc:
Đây là phần giáo viên thiết kế các hoạt động dạy học để thực hiện nội dung
hoạt động âm nhạc nhằm đạt mục tiêu đề ra. Các NDTT, NDKH đã được xác
định trên phải được tiến hành độc lập, cụ thể, dựa vào đặc trưng của các dạng
hoạt động: ca hát, vận động, nghe nhạc, trò chơi với thời lượng đã dự định
nhưng theo một mối liên hệ lôgic với nhau.
Thiết kế hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ có ý nghĩa quyết định chất lượng
120
của bài học. Tương ứng với mỗi đơn vị nội dung học tập mà giáo viên sắp xếp
các hoạt động, các phương pháp, đồ dùng phương tiện cho thích hợp để mọi trẻ
được tham gia. Ở trường mầm non, mỗi tuần có một hoạt động chung về giáo
dục âm nhạc và mỗi chủ đề diễn ra trong vài tuần. Giáo viên căn cứ mục tiêu,
nội dung của từng chủ đề, điều kiện thực tế của trường và khả năng tiếp thu của
trẻ mà định ra các hoạt động và thời gian thích hợp cho từng dạng hoạt động đó
trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc: áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, coi trẻ
là chủ thể của hoạt động học tập, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, tìm hiểu, tự trao
đổi, khám phá, biểu hiện cảm xúcdưới sự tổ chưc, hướng dẫn của giáo viên.
* Phần củng cố, kết thúc:
Trước khi kết thúc tiết học, giáo viên cần hệ thống hoá một cách cô đọng về
chủ đề đã học (gia đình, bản thân, giao thông) thông qua nội dung các tác
phẩm, các hoạt động âm nhạc. Nhận xét chung về tinh thần thái độ, kết quả hoạt
động của lớp, tổ, cá nhân. Có thể kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá
của trẻ (hoạt động này không nhất thiết thực hiện vào cuối tiết học mà có thể
tiến hành ngay sau từng nội dung). Liên hệ giáo dục trẻ tình cảm, nhận thức,
hành viqua bài học.
Các hoạt động âm nhạc trong tiết học không nhất thiết phải theo một trình tự
nhất định mà mỗi giáo viên tự sáng tạo. Sau đây là một số ví dụ bài soạn âm
nhạc theo hướng đổi mới cho trẻ mẫu giáo:
4. MỘT SỐ BÀI SOẠN THAM KHẢO
Bài1: (3 Nội dung: 1TT + 2KH)
Chủ đề: Thế giới động vật
Dạy hát (TT): Con chim non (Lý Trọng)
Nghe hát : Con chim vành khuyên (Hoàng Vân)
Trò chơi : Bay nhanh vào tổ
Độ tuổi: 3 – 4 tuổi
Thời gian: 15 – 20 phút
Người dạy:
121
I . Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài, tác giả, hát đúng giai điệu, lời ca và hiểu ND bài Con chim non
- Trẻ biết tên bài, tác giả, phân biệt âm thanh cao thấp, dài ngắn trong bài “Con
chim vành khuyên”
- Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và hứng thú tham gia trò chơi.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phát âm rõ lời, hát theo nhạc.
- Phát triển tai nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc.
- Trẻ chơi thành thạo và đúng luật chơi.
3. Thái độ: Trẻ biết ngoan ngoãn lễ phép với người lớn, yêu quý động vầt, bảo
vệ các loài chim
II. Chuẩn bị:
* Cho cô: * Cho trẻ:
- Cấu trúc bài có 4 câu hát, dự kiến cho trẻ hát đối đáp. - Mũ múa về các loài chim.
- Slide hình ảnh về các loài chim - Váy: 4 bộ.
- Đàn ghi giai điệu bài “Con chim non” và “Con - Ghế 4 cái, đàn 2 cái
chim vành khuyên”.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô Dự kiến h. đ của trẻ
* Ổn định, giới thiệu bài (3 – 4’)
+ Trò chơi “Chim mẹ chim con”
“Cô là chim mẹ, các con là những chú chim non cùng bay
về tổ nào: “ Cô như nhim mẹ, bé là chim con
Tung cánh tung cánh bay bay nhịp nhàng”
+ Trò chuyện: “ Những chú chim non bay về đâu?
Các con biết có những loài chim gì?” (khen trẻ).
- Cho trẻ xem slide hình ảnh về các loài chim.
“Có rất nhiều bài hát nói về loài chim, đố các con biết đó là
bài gì? (trẻ kể). Trong buổi học hôm nay cô sẽ dạy các con
bài hát “Con chim non” của nhạc sỹ Lý Trọng, các con có
thích không?
+ Hát mẫu:
- Lần 1 (ngồi, không đàn - hoặc đàn nhỏ)
- Lần 2 (cùng với đàn, diễn xuất mềm mại).
“Các con có thích hát cùng cô không?”
* Hoạt động 1: Dạy hát Con chim non (6 - 8’)
- Trẻ vừa hát vừa làm
chim bay theo cô
- Về tổ ạ!
- Chim sẻ, chích bông...
- Chú ý xem.
- Có ạ!
-Nghe, vỗ tay, đi về chỗ
- Xem, vỗ tay
- Có ạ.
122
+ Cả lớp hát: (cô lấy giọng, bắt nhịp)
- Lần 1(cô nhận xét, sửa sai cho trẻ).
- Lần 2 (cùng với đàn, hỏi tên bài, tác giả – khen trẻ).
+ Tổ thi đua: “Lớp mình học rất giỏi, bây giờ cô mời các
tổ thi đua hát nối tiếp theo tay cô chỉ huy nào !”
- Câu 1: Tổ “gà trống” hát - Câu 2: Tổ “mèo con” hát
- Câu 3: Tổ “cún con” hát - Câu 4: Cả lớp cùng hát.
(cho trẻ thực hiện 2 lần (hoặc lần 2 thay đổi: hát câu to,
câu nhỏ theo đàn, cô khen trẻ).
+ Cá nhân: mời trẻ xung phong lên tập biểu diễn (khen trẻ).
+Giáo dục trẻ: “Các con vừa hát bài gì, do ai sáng tác? Các
con ạ, ngoài tiếng hót hay, loài chim còn giúp bác nông dân
bắt sâu để bảo vệ mùa màng nữa đấy, chúng ta phải yêu quý
loài chim, không được phá tổ chim, các con nhớ chưa?”
+ Cả lớp hát lần cuối:
“Cô mời các cả lớp hát và vận động theo nhịp điệu của bài
nào” (hát theo tay cô chỉ huy, cùng nhạc đệm).
* Hoạt động 2: Nghe hát Con chim vành khuyên (3’- 4’)
- “Nhạc sỹ Hoàng Vân đã sáng tác một ca khúc ca ngợi về
loài chim nhỏ nhắn nhưng rất ngoan và lễ phép, đó là bài
“Con chim vành khuyên” các con cùng thưởng thức nhé.”
+ Lần 1: cô hát cho trẻ nghe (diễn xuất nhẹ nhàng, đàn nhỏ).
+ Lần 2: Cô biểu diễn kết hợp nhóm múa phụ hoạ.
“Các con vừa được nghe bài hát gì, sáng tác của ai? Chú
chim vành khuyên có ngoan không?”
* Hoạt động 3: Trò chơi bay nhanh vào tổ (3’- 4’)
“Những chú chim con của lớp mình cũng rất ngoan, biết nghe
lời chim mẹ nên chim mẹ sẽ thưởng cho chim con trò chơi Bay
nhanh vào tổ, các chú chim con có thích không?”
- Phổ biến luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét, khen trẻ
* Kết thúc: - Cô mở nhạc bài Con chim non , trẻ làm những
chú chim non cùng bay, dạo chơi.
- Hát lại theo cô
- Hát hay hơn.
- 3 tổ đứng, hát theo
tay cô chỉ huy
- Thực hiện 2 lần
- 2 trẻ lên biểu diễn
- Nhớ rồi ạ
- Đứng hát, lắc lư
theo nhịp điệu.
- Ngồi bên cô.
- Chú ý nghe hát.
- Xem biểu diễn.
- Trả lời
- Có ạ!
- Chơi 2 – 3 lượt
- Hát, làm chim bay,
và đi ra ngoài.
123
Bài 2 (3Nội dung: 1TT+2KH)
Chủ đề: Thế giới thực vật
Dạy hát (TT): Bầu và Bí Nhạc: Phạm Tuyên, lời: Đồng dao cổ
Nghe hát : Em đi giữa biển vàng Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo
Trò chơi : Chạy về đúng vườn
Độ tuổi: 4 – 5 tuổi
Thời gian: 20 – 25 phút
Người dạy:
I . Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết hát bài Bầu và bí, nhận biết bầu và bí xanh đều là loại leo giàn.
- Biết cánh đồng lúa chín thông qua bài Em đi giữa biển vàng (Bùi Đình Thảo)
- Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và phân biệt được cây, hoa, quả.
2. Kỹ năng:
- Trẻ hát rõ lời, đúng nhạc, biểu diễn tự nhiên bài đã học.
- Biết gõ đệm nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài hát
- Trẻ chơi thành thạo và đúng luật chơi.
3. Thái độ: Biết thể hiện tình cảm bài hát, cảm nhận giai điệu mượt mà của
bài nghe và hào hứng tham gia trò chơi.
II. Chuẩn bị:
* Cho cô: * Cho trẻ:
- Cấu trúc bài gồm 3 câu hát, dự kiến trẻ hát đối đáp. - 3 góc (tranh) cây, hoa, quả và lô tô
- Đàn ghi sẵn bài Bầu và bí, bài Em đi giữa biển vàng. vườn cây, hoa quả.
- Trang phục nông dân (áo nâu, nón, bó lúa). - Đồ dùng trẻ và cô tự làm: rau, quả
- Dụng cụ âm nhạc: trống, xắc xô nhồi bông.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô Dự kiến h. đ của trẻ
* Ổn định, giới thiệu bài (4 – 5’)
+ Trò chơi “gieo hạt”
- Cô và trẻ cùng đọc to và làm động tác : “Gieo hạt, nảy
mầmra hoa, kết trái”
+ Trò chuyện: “Chúng ta vừa chơi trò chơi gì?
(cô đưa bức tranh vẽ cây bầu,cây bí). Bức tranh vẽ cây gì,
quả gì? Có bài hát nào viết về loài cây này? (khen trẻ).Bây
giờ cô sẽ hát cho các con nghe nhé !”
- Chạy ùa lên gần cô.
- Đọc và làm động
tác theo cô
- Gieo hạt!
- Bầu và bí nhạc của
Phạm Tuyên lời đồg dao.
124
+ Hát mẫu:
- Lần 1: Hát cho trẻ nghe (ngồi, không đàn -hoặc đàn nhỏ)
“Các con có muốn xem cô biểu diễn bài hát này không?”
- Lần 2: Diễn cho trẻ xem (có đàn, diễn xuất mềm mại)
“Các con thấy cô hát có hay không? mời các con hát cùng cô nào”.
* Hoạt động 1: Dạy hát: Bầu và bí (10’- 12’)
+ Cả lớp hát (cô lấy giọng, bắt nhịp):
- Lần 1: (cô nhận xét, sửa sai cho trẻ).
- Lần 2: (cùng với đàn, hỏi tên bài, tác giả – khen trẻ).
+ Nhóm thi đua: “Lớp mình hát rất hay, bây giờ cô mời
hai nhóm thi đua hát đối đáp theo tay cô chỉ huy nhé”.
- Câu 1: nhóm bạn trai, sau đó nhóm bạn gái
- Câu 2: nhóm bạn trai, sau đó nhóm bạn gái.
- Câu 3: cả hai nhóm cùng hát.
Cho trẻ thực hiện 2 lần (hoặc lần hai thay đổi: nhóm
bạn gái xướng âm la (khen trẻ).
+ Cá nhân: mời trẻ xung phong lên tập biểu diễn (khen trẻ).
+ Giáo dục trẻ: “Bầu, bí đều leo trên giàn để sống, luôn
gần gũi gắn bó với nhau. Thông qua hình ảnh bầu và bí để
nhắc nhở mọi người truyền thống luôn gắn bó yêu thương
nhau của nhân dân ta, vì vậy các con vừa hát vừa vận
động thật vui nhộn nào!”.
+ Tập biểu diễn: cho trẻ lên trước lớp, cô chỉ huy hát đối đáp- dạng
hợp xướng thiếu nhi (có nhạc đệm) sau đó ngồi xuống bên cô.
* Hoạt động 2: Nghe hát Em đi giữa biển vàng (3’- 4’)
“Cứ mỗi mùa lúa chín, trên cánh đồng lại ngạt ngào mùi
thơm của lúa, cảm nhận trước vẻ đẹp của đồng quê, nhạc
sỹ Bùi Đình Thảo đã sáng tác bài hát: Em đi giữa biển
vàng, các con có thích nghe cô hát không?”
+ Lần 1 (diễn xuất nhẹ nhàng, đàn nhỏ).
“Các con nghe giai điệu bài hát này thế nào?
Chúng mình cùng tham gia biểu diễn cùng cô nhé!”
+ Lần 2 (4 trẻ múa phụ hoạ)
“Các con rất ngoan, lại học giỏi, cô sẽ tặng cho lớp mình
một trò chơi các con có thích không?”(cho trẻ lấy lôtô)
* Hoạt động 3: Trò chơi Tìm về đúng vườn (3’- 4’)
- Vỗ tay
- Có ạ (về chỗ ngồi)
- Lắc lư theo, vỗ tay
- Hay ạ.
- Hát theo cô
- Hát lại hay hơn.
- Đứng thành 2 nhóm
- Từng nhóm hát theo
tay cô chỉ huy.
-2 trẻ lên biểu diễn
- Ngồi bên cô, lắng
nghe.
-Trẻ hát kết hợp lắc
lư theo nhịp điệu.
- Có ạ.
- Chú ý nghe hát.
- Đằm thắm, mượt mà.
- Cả lớp đứng vòng
tròn, nắm tay lắc lư..
-Có ạ!chạy về lấy lôtô
125
“Các con đang cầm trong tay lôtô vườn cây, vườn hoa hoặc
quả. Các con nghe và nhảy theo nhịp điệu âm nhạc, khi âm
nhạc dừng thì phải chạy nhanh về đúng vườn của mình, về sai
vườn sẽ phải nhảy lò cò một vòng, các con rõ chưa?
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần (cô thay đổi vị trí vườn cây, hoa, quả)
Cô nhận xét, khen trẻ, cả lớp hát và vỗ tay Bầu và bí, đi ra ngoài.
- Lắng nghe
- Cả lớp cùng chơi
Bài soạn 3 (3 nội dung: 1TT+2KH)
Chủ đề: Bản thân
Vỗ tay tiết tấu nhanh: Em đi qua ngã tư đường phố (Hoàng Văn Yến).
Nghe hát: Anh phi công ơi Nhạc: Xuân Giao, lời thơ: Xuân Quỳnh
Trò chơi: Hát theo tranh vẽ.
Độ tuổi: 4 – 5 tuổi
Thời gian: 20 – 25 phút
Người dạy:
I . Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên vận động, biết vận động tiết tấu nhanh theo bài hát.
- Nắm được giai điệu, nội dung lời ca của bài nghe hát.
- Trẻ hiểu nội dung và biết cách chơi với bạn.
2. Kỹ năng:
- Trẻ vận động một cách thành thạo, nhịp nhàng theo tiết tấu nhanh
- Phát triển tai nghe âm thanh, giai điệu của bài hát.
- Trẻ hiểu luật, thành thạo trò chơi.
3. Giáo dục:
- Trẻ thích thú với các tác phẩm và hoạt động âm nhạc.
- Hiểu và tuân theo tín hiệu an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị
* Cho cô: * Cho trẻ:
- Chia bài hát thành 4 câu. -Trống, xắc xô, phách tre, mõ.
- Biên đạo 4 động tác theo tiết tấu nhanh: - Đĩa ghi âm thanh các loại phương
- Đàn organ ghi phần đệm các bài hát. tiện giao thông.
III. Tiến hành
126
Hoạt động của cô Dự kiến h. đ của trẻ
*Ổn định, giới thiệu vận động: (4’- 5’)
+ Trò chuyện: (gọi trẻ lên gần cô)
“Hôm nay Ba, mẹ.. đưa các con đi học bằng phương tiện gì?
Ngoài ra các con còn biết có những phương tiện giao
thông nào nữa?
-Khi ra đường các con đi như thế nào?
-Có bài hát nào nói về luật giao thông? (trẻ kể), à! còn có
một bài hát rất hay(cô “la la” câu cuối bài Em đi qua ngã tư
đường phố, đố các con bài gì, do ai sáng tác?”(khen trẻ)
+ Cả lớp hát (cô lấy giọng, bắt nhịp):
- Lần 1: (cô nhận xét, sửa sai cho trẻ).
- Lần 2: (cùng với đàn, hỏi tên bài, tác giả – khen trẻ).
“Bạn nào nêu cách vận động phù hợp với bài hát này? (khen trẻ)
“Ngoài cách vận động mà các con vừa nêu, cô còn có
cách Vỗ tay theo tiết tấu nhanh rất đẹp, các con nhẹ
nhàng về chỗ để xem cô vận động nào!”
+ Làm mẫu: (1lần theo nhạc).
* Hoạt động 1 (10’- 12’): Dạy vận động tiết tấu nhanh:
“Trên sân tường...”
“Bạn nào giỏi cho cô biết vỗ TT nhanh là thế nào? (khen trẻ)
Bây giờ cô mời cả lớp đứng dậy vừa hát vừa vận động theo cô nào.”
+Dạy từng động tác:
-Động tác 1: Vỗ phía trước. (nhận xét, sửa sai cho một vài trẻ).
-Động tác 2: Vỗ, nghiêng người sang phải (cô sửa sai).
-Động tác 3: Đổi bên.
-Động tác 4: Vỗ phía trước (khen trẻ).
+Vận động cả bài:
- Trẻ vận động theo nền nhạc 1- 2 lần (sửa sai nếu còn)
+Thi đua tổ:
- Lần lượt tổ 1, tổ 3: đứng tại chỗ (cô nhắc động tác)
-Tổ 2: lên trước lớp tập biểu diễn (cô nhận xét, khen trẻ).
+Cá nhân (vận động sáng tạo)
“Ngoài cách vỗ tay tiết tấu nhanh chúng ta vừa học, bạn nào còn
biết cách vận động khác, lên biểu diễn cho cả lớp xem nào!”
- Xe máy,xe đạp, ôtô
- Tàu, thuyền, tàu hoả.
-Trả lời theo hiểu biết
- Nhớ lời cô dặn, Đi
trên vỉa hè bên phải..
- Em đi qua ngã 4
đường phố
- Hát theo tay cô bắt
nhịp
- 2-3 trẻ: vỗ theo
nhịp, theo phách
-chạy về chỗ ngồi
-vỗ tay sau khi cô vđ.
- Trả lời theo hiểu biết
- Thực hiện 2 lần.
- Thực hiện 2 lần.
- Thực hiện 1 lần.
- Thực hiện 1 lần
- Vận động hào hứng.
- Trẻ thực hiện.
- Tổ 2 tập biểu diễn
-2trẻ lên vđ theo ý
thích.
127
(nhận xét, khen trẻ)
+Giáo dục trẻ: (trẻ ngồi quanh cô)”Các con vừa vỗ tay
tiết tấu nhanh bài hát gì? Khi tham gia giao thông, qua
các ngã tư đường phố các con luôn phải thế nào?
*Hoạt động 2: Nghe hát “Anh phi công ơi” (3- 4 phút).
“Các con ạ, ngoài những loại phương tiện giao thông mà
các con đã kể còn có 1 loại thường bay trên bầu trời là
loại phương tiện gì? (khen trẻ).
Nhà thơ Xuân Quỳnh đã sáng tác một bài thơ nói về anh
phi công lái máy bay và đã được nhạc sỹ Xuân Giao phổ
nhạc, đó là bài hát gì?”
+Hát lần 1: thể hiện tình cảm bằng cử chỉ, (không đàn)
“Lớn lên các con có muốn làm phi công không? thế thì bây
giờ các con phải thế nào?”
+Hát lần 2: (cho trẻ về chỗ), cô biểu diễn cho trẻ xem (có nhạc đệm).
* Hoạt động 3: Trò chơi Hát theo tranh vẽ (3- 4 phút)
“Hôm nay lớp mình ai cũng học giỏi, chăm ngoan, cô sẽ
thưởng cho các con trò chơi Hát theo tranh vẽ nhé: Cô có một
số bức tranh vẽ các phương tiện giao thông, khi cô đưa bức
tranh, các đội phải nhanh tay rung xắc xô để dành quyền hát.
Nếu hát đúng bài nói về phương tiện trong bức tranh thì được
thưởng một nốt nhạc. Đội nào được nhiều nốt nhạc là thắng
cuộc, đội thua phải nhảy lò cò một vòng, các con rõ chưa?
-Chia lớp thành 2 đội, chơi 3 lần (nhận xét khen trẻ)
- Cả lớp hát, vỗ tay theo tiết tấu chậm Em đi qua ngã tư
đường phố và đi ra sân.
- Quan sát tín hiệu đèn
- Máy bay
-Anh phi công ơi.
- Vỗ tay.
- Nói theo suy nghĩ..
- Cầm tay lắc lư.
-chơi và cùng đếm số
nốt nhạc của đội bạn.
Bài soạn 4 (4 Nội dung: 2TT + 2KH)
Chủ điểm: Trường lớp mẫu giáo
Hát, gõ đệm theo nhịp điệu : Ngày vui của bé (Hoàng Văn Yến).
Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học (Nguyễn Ngọc Thiện)
Trò chơi : Tiếng hát ở đâu.
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
Người dạy:
I . Yêu cầu
128
- Trẻ thể hiện niềm vui hồ hởi đến trường, hát kết hợp với gõ đệm theo
“nhịp”,”phách” hoặc theo tiết tấu “chậm” và tiết tấu “nhanh” bài Ngày vui của bé.
- Thông qua nghe hát bài “Ngày đầu tiên đi học”, gợi cho trẻ tình cảm yêu
thương và niềm vui bên cô giáo.
II. Chuẩn bị
1. Đề tài hoạt động nghệ thuật:
Từ nội dung của bài hát “Ngày vui của bé” và bài nghe hát “Ngày đầu tiên đi
học”, cô có thể chọn đề tài cho trẻ hoạt động nghệ thuật với niềm vui của trẻ
hàng ngày đến trường mầm non. Ví dụ chọn đề tài cho chương trình hoạt động
của trẻ ở bài này là: Niềm vui của bé đến trường mầm non.
2. Bài hát bổ sung và nội dung tích hợp:
Với đề tài trên đây, cô chọn các bài hát trong chương trình “Trường của
cháu đây là trường mầm non” (ST: Phạm Tuyên), “Trường mẫu giáo yêu
thương” (ST: Hoàng Văn Yến), 1 đến 2 bài ngoài chương trình và nội dung tích
hợp để hướng dẫn trẻ hoạt động nghệ thuật phù hợp với chủ đề giáo dục.
3. Trang thiết bị cho trẻ hoạt động:
Nhạc cụ, đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo bài hát, cờ, hoa để múa minh hoạ bài
“Ngày vui của bé”, Máy cát- séc, đàn organ.
III. Gợi ý hoạt động của trẻ
1. Chương trình hoạt động nghệ thuật:
- Cô cho trẻ mở đầu bằng trò chơi ngắn tạo hứng thú để dẫn dắt vào bài hát
“Ngày vui của bé” (trẻ hát cùng cô trong đội hình tự do).
- Tiếp sau đó, cô nói với trẻ về niềm tự hào khi hát về trường mầm non qua bài
“Trường của cháu đây là trường mầm non” (cả lớp dàn thành hàng ngang hoặc
vòng tròn để thể hiện, vừa hát vừa gõ đệm hoặc nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc).
- Cô gọi trẻ đến bên cô, cô nói về tình cảm của trẻ với trường mầm non, sau đó
gợi ý dẫn dắt vào bài hát “Ngày vui của bé” (trẻ hát lại bài hát này với hình
thức vừa hát vừa vỗ tay, đi xung quanh lớp sau đó chạy toả ra ghế ngồi. Cô tiếp
tục cho trẻ hát gõ đệm phối hợp theo “nhịp” và “phách” của bài hát).
- Cô giới thiệu một số hoạt động ở trường mầm non. Gợi ý để trẻ nói, sau đó trẻ
đọc thơ hoặc chơi trò chơi làm quen với toán nhằm thực hiện nội dung tích hợp.
- Cô gợi ý để trẻ kể lại kỷ niệm của mình những ngày đầu đến trường, sau đó giới
thiệu vào bài hát “Ngày đầu tiên đi học” (cô hát múa minh hoạ hoặc múa cùng với
một vài trẻ. Sau đó hát múa theo băng cát-sét: Lần 1 trẻ ngồi nghe và xem múa
minh hoạ, lần 2 trẻ đứng lên cầm tay nhau cùng chuyển động nhẹ nhàng, phụ hoạ
theo múa. Kết thúc bài hát, trẻ chạy vào giữa lớp ngồi quây quần bên cô).
129
- Kết thúc nghe hát, trẻ ngồi xuống sàn lớp theo đội hình vòng tròn chơi trò chơi
“Tiếng hát ở đâu” (cô nêu cách chơi: cô sẽ buộc khăn bịt mắt 1 bạn, sau đó chỉ
tay 1hoặc 2 bạn bất kì hát 1 câu ngắn. Nếu bạn được bịt mắt chỉ đúng hướng
hoặc nêu đúng tên bạn hát thì cả lớp vỗ tay, nếu sai thì phải hát 1 bài hoặc
nhảy lò cò). Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Cuối giờ hoạt động chung, cô cho trẻ hát bài “Ngày vui của bé” hoặc bài
“Trường mẫu giáo yêu thương” (hoặc bài ngoài chương trình cô đã chọn). Kết
thúc bài hát, trẻ chụm lại giữa lớp giơ tay đưa nhẹ sang hai bên theo nhịp điệu
âm nhạc hoặc vừa giơ tay vẫy vẫy vừa đi ra ngoài.
- Cô chú ý lồng nội dung tích hợp (toán, chữ cái, thơ chuyện) vào quá trình
hoạt động của trẻ sao cho phù hợp, đảm bảo tính đồng bộ với nội dung của giờ
hoạt động âm nhạc hướng vào chủ điểm giáo dục đã quy định của chương trình.
Bài 5 Biểu diễn (Sinh hoạt văn nghệ sau chủ đề)
Chủ đề: Bản thân
Nội dung:
- Biểu diễn bài hát chính “Cái mũi” Nhạc nước ngoài
- Múa hát bài “Khuôn mặt cười” Nhạc Hàn Quốc.
- Hoà tấu bài “5 ngón tay ngoan” ST: Trần Văn Thụ
- Nghe hát “Mừng sinh nhật” Nhạc: Anh, dịch lời: Đào Ngọc Dung
- Trò chơi “Hãy xoay nào” theo bài: “Hãy xoay nào” Nhạc: Hàn Quốc.
Độ tuổi: 4 – 5tuổi
Thời gian: 20 – 25 phút
Người dạy:
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ ôn lại những bài hát, bài vận động đã học trong chủ đề.
- Trẻ hiểu nội dung bài nghe hát và tham gia trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Trẻ hát rõ lời, đúng nhạc, biểu diễn tự nhiên những bài đã học.
- Biết sử dụng nhạc cụ, vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài hát.
3. Thái độ: Hình thành hứng thú, hiểu biết và nhận thức về các bộ phận trên cơ
thể, biết giữ vệ sinh thân thể.
II. Chuẩn bị (của giáo viên và trẻ)
- Đàn organ thu nhạc các bài hát sẽ sử dụng.
130
- Băng cát – sét ghi nhạc “Hãy xoay nào” (câu 1 chậm -Tem po:110; câu 2: nhanh - 148)
- Mũ cho nhóm: cái tai, cái mũi, ngón tay, ban nhạc và trang phục sinh nhật.
- Các dụng cụ âm nhạc dùng để gõ đệm: sỏi, gáo dừa, xắc xô, phách tre, trống.
III. Tiến hành
- Cô giáo gọi trẻ chạy ùa vào giữa lớp, cô và trẻ cùng đọc bài thơ Tâm sự của cái mũi:
“Tôi là chiếc mũi xinh Như vậy đã hết đâu
Giúp bạn biết bao điều Giúp bạn thở nữa đấy
Ngửi hương thơm của lúa Chúng ta cùng giữ sạch
Hương ngạt ngào của hoa. Để chiếc mũi xinh thêm.”
Cô hỏi trẻ: chúng ta vừa đọc bài thơ nói về cái gì? (cái mũi - trẻ trả lời). Thế
trên cơ thể của chúng ta còn có những bộ phận nào? (trẻ kể). Để cho cơ thể luôn
khẻo mạnh chúng ta phải làm gì? (trẻ trả lời- cô khen trẻ). Có rất nhiều bà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtmn0012_p2_3565.pdf