Rất nhiều người cho rằng một đứa trẻ mới ra đời chỉ cần được mẹ cho
bú, được ủ ấm, được tiêm chủng đầy đủ, được đảm bảo vệ sinh ( tăm mát,
thay tã lót thường xuyên .) là đủ. Đó là những nhu cầu đương nhiên cần
được thỏa mãn để đảm bảo sự sống còn cho trẻ. Nhưng có một nhu cầu khác
không kém phần quan trọng để đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ,
thậm chí ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của trẻ nữa: Đó là nhu cầu được gắn
bó với người lớn ( chủ yếu là người mẹ ), được người lớn thương yêu, âu
yếm, vỗ về, nựng nĩu.
71 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo dục học - Chương II: Phát triển giao tiếp cho trẻ dưới 3 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến bạn,
chia sẻ đò chơi, không quấy phá) trong khi chơi.
Người lớn cần có thái độ thân mật khuyên bảo trẻ, cùng tham gia chơi
với trẻ, giúp chúng biết phân công vai với nhau, khuyến khích sáng kiến của
trẻ, kiên trì giúp đỡ những trẻ còn vụng về, ngăn chặn kịp thời những thái độ
hành vi không đúng của trẻ.
b) Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ
Do trẻ ở độ tuổi này thường ít quan tâm đến việc mình sẽ chơi với ai
nên cô cần giúp trẻ tìm bạn để cùng chơi bằng cách tạo ra các tình huống buộc
trẻ thấy cần phải có sự phối hợp hành động. Chẳng hạn như thấy cô trong lớp
mỗi trẻ chơi một trò khác nhau; có trẻ chơi trò mẹ con, trẻ khác lại chơi trò
bác sĩLúc này cô có thể tạo ra tình huống để trẻ cùng chơi với nhau như gợi
ý cho trẻ đang chơi trò mẹ con là em bé (búp bê) bị ốm phải đưa đến bệnh
viện để khám
Củng cố các nhóm chơi, hướng trẻ biết liên kết giữa một số nhóm với
nhau theo một chủ đề chung. Tiếp tục cung cấp và làm giàu biểu tượng về
cuộc sống xung quanh cho trẻ, hệ thống hóa và chính xác hóa dần dần các
biểu tượng đó qua những buổi đic chơi, đi dạo, qua các câu chuyện kể, qua
tranh ảnh nghệ thuật, bài hát, phim hoạt hình, truyền hình
Giúp trẻ mở rộng chủ đè và nội dung những trò chơi mang tính sinh
hoạt trong gia đình và ngoài xã hội, xây dựng cho trẻ những tình cảm tốt đẹp,
củng cố những quy tắc ứng xử của trẻ trong gia đình, trong trường hợp mẫu
giáo, đối với tập thể và bạn bè. Chẳng hạn như mở rộng trò chơi “ sinh hoạt
gia đình” ( mẹ nấu cơm, bố giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, các con học bài hoặc
giúp bố mẹ quét nhà, trông em). Cô tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi có
chủ đề về sinh hoạt xã hội như trò chơi “ đi xe buýt”, “đi xem xiếc”Trong
khi chơi mỗi người phải thực hiện tốt các quy tắc hành vi đạo đức, kĩ năng
giao tiếp văn hóa, chào hỏi, thưa gửi, cảm ơn, giữ gìn trật tự, giữ vệ sinh
chung, quan tâm giúp đỡ người khác
Động viên và khuyến khích tính tự lập sáng tạo của trẻ trong giao tiếp.
Đặc biệt chú ý giáo dục tính cách của trẻ trong khi chơi. Đối với trẻ
thích làm “thủ lĩnh” thì cô giáo không nên để chúng luôn luôn điều khiển
những trẻ khác, làm cho chúng dễ sinh tính kiêu ngạo; nên hướng trẻ vào
những trò chơi tập thể vừa đòi hỏi tính kỉ luật vừa đòi hỏi ý chí khả năng tổ
chức, tính tháo vát của trẻ. Đối với trẻ nhút nhát, cô nên chủ động phân công
những vai đòi hỏi năng lực tổ chức hoặc có trách nhiệm, chủ động hơn đối với
nhóm chơi.
c) Đối với trẻ mẫu giáo lớn
Với tư cách là “cố vấn”, cô hướng dẫn trẻ chơi một cách gián tiếp
thông qua những gợi ý, những lời đề nghị, tạo ra tình huống có vấn đề để giải
quyếtHướng dẫn trẻ biết tự tập hợp nhau lạ và tự đề xuất trò chơi chung.
Giúp trẻ lập kế hoạch chơi để tránh trẻ chơi một cách lộn xộn. Hướng trẻ chới
theo một chủ đề chung rộng hơn, thiết lập mối quan hệ giữa các nhóm chơi,
giúp trẻ tích cực giao tiếp với nhau và phản anh cuộc sống đa dạng vào trò
chơi của mình. Tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực, tự lập, óc sáng
tạo và trí tưởng tượng trong khi chơi.
Đối với trẻ mẫu giáo bé và nhỡ, cô giáo có thể tham gia chơi trực tiếp,
nhập vào vai chơi một cách cụ thể, thông qua vai mình đóng để chỉ cho trẻ
biết cách thao tác với đồ vật, cách biểu hiện vai chơi, giúp trẻ biết thỏa thuận
cùng nhauNhưng đối với trẻ mẫu giáo lớn thì cô lại cần phát huy tính tự
quản của trẻ trong khi chơi (tự chọn vai chơi, phân vai, phối hợp hành động
chơi với nhau). Cô đứng ngoài quan sát, theo dõi và chỉ vào cuộc chơi khi
nào thấy thật cần thiết như khi có trẻ xung đột mà không tự giải quyết được,
hoặc trẻ lúng túng khi muốn mở rộng chủ đề chơi hay nội dung chơi sao cho
giống với cuộc sống thực hơn nữa, qua đó trẻ lĩnh hội các chuẩn mực quan
hệ, hình thành và phát triển các mối quan hệ cũng như kĩ năng giao tiếp phù
hợp với tình huống giao tiếp.
- Tổ chức giao tiếp cho trẻ ở ngoài xã hội: Mối quan hệ giữa trẻ và
những người mà chúng thường tiếp xúc (hàng xóm láng giềng, khách khứa,
những em bé có hoàn cảnh khó khăn). Dạy trẻ những quy tắc hành vi ứng
xử tốt đẹp với mọi người (biết giúp đỡ trẻ nhỏ và người già yếu, không cười
cợt hoặc trêu ghẹo người tàn tật).
- Chủ động mở rộng môi trường giao tiếp, cho trẻ tiếp xúc rộng rãi với
những người ngoài xã hội và tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp với bộ đội, công
an, những người lao động ở các ngành nghề khác nhau) bằng các cuộc dạo
chơi hay thăm quan.
2. Phát triển ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp chủ yếu của trẻ mẫu giáo
Bằng chuyện trò với trẻ, kể chuyện, đọc thơ, hátgiúp trẻ làm phong
phú và tích cực hóa vốn từ , phát âm đúng, ngữ điệu hay cách nói đúng ngữ
pháp và rõ ràng, mạch lạc khi giao tiếp với người xung quanh. Đặc biệt cần
dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp với kiểu
giao tiếp (giao tiếp xúc cảm, giao tiếp nhận thức, giao tiếp công việc).
2.1. Đối với trẻ mẫu giáo bé
- Chủ đề nói chuyện phảo gần gũi và dễ hiểu đối với trẻ . Khi mới đi
học, trẻ thường nhút nhát và im lặng nên co giáo cần phải kiên trì, âu yếm,
kích thích trẻ nói chuyện. Đối với những trẻ chậm nói, cô giáo cần phải lên kế
hoạch có những cuộc nói chuyện riêng biệt đối với trẻ.
- Cần tổ chức các cuộc nói chuyện tập thể để làm cho trẻ gần gũi nhau
hơn, chú ý tới những trẻ ít nói, gợi ý, động viên trẻ tiếp xúc, trao đổi với nhau.
- Chú ý đến sự hình thành những thói quen giao tiếp bằng ngôn ngữ với
người lớn. Dạy trẻ biết lễ độ, lịch sự, cởi mở khi trò chuyện. Trong các cuộc
nói chuyện tập thể, hướng dẫn trẻ biết bổ sung, sửa sai cho bạn, biết hỏi lại
người nói chuyện.
- Tổ chức cho trẻ đóng một số vở kịch với nội dung đơn giản, dựa vào
những truyện cổ tích, ngụ ngônmà trẻ đã được nghe và ưa thích. Trò chơi
đóng kịch không chỉ phát triển khả năng diễn đạt, đối thoại mà còn phát triển
những cảm xúc thẩm mĩ và xúc cảm đạo đức cho trẻ.
2.2. Đối với mẫu giáo nhỡ
- Tiếp tục cho trẻ tìm hiểu và gọi tên những đồ dùng trong gia đình,
trong lớp. Đặc biệt tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi mà trung tâm là trò
chơi ĐVTCĐ, qua đó phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ.
- Dạy cho trẻ sử dụng đúng các động từ chỉ hoạt động hàng ngày như:
mặc, cởi, cài, quàngDạy trẻ nói đúng màu sắc.
- Đưa vào vốn từ chủ động của trẻ tên gọi tất cả các sự vật mà trẻ được
tiếp xúc trong cuộc sống, những từ biểu thị khái niệm trên cơ sở phân tích,
tổng hợp những đặc điểm đặc trưng.
- Giúp trẻ làm quen với nghề nghiệp của bố mẹ, của chú lái xe, phi
công Đưa những từ biểu thị tính chất hoạt động, biểu thị quan hệ của con
người lao dộng, những từ biểu thị tên gọi dụng cụ lao động (cuốc, xẻng,
dao) nhằm phát triển ngôn ngữ và các biểu tượng, làm cơ sở cho sự phát
triển tư duy cũng như các quá trình tâm lí khác.
- Đưa vào vốn từ của trẻ những từ mang tính chất văn học, những từ
tượng hình, tượng thanh, từ đồng nghĩa, trái nghĩa đơn giản.
2.3 Đối với trẻ mẫu giáo lớn
- Cần phải tận dụng mọi cơ hội để nói chuyện với trẻ (trong lúc chơi
đùa, lúc đi siêu thị, lúc đưa trẻ đến trường và đón về), đồng thời khuyến
khích trẻ kể lại những sự việc mà chúng quan tâm.
- Tăng cường đọc truyện tranh cho trẻ. Người lớn có thể kể chuyện cho
trẻ nghe, sau đó khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện một cách sáng tạo. Đọc
sách cho trẻ cần phải đọc diễn cảm kết hợp hành vi biểu cảm phi ngôn ngữ.
Giải thích cho trẻ hiểu những từ mới, từ khó
- Cùng trẻ thảo luận một số chương trình truyền hình phù hợp vói hiểu
biết và vốn kinh nghiệm sống của chúng. Hướng dẫn trẻ tự nói lên suy nghĩ
và tự biểu đạt tư tưởng tình cảm của mình
- Khích lệ trẻ tự do nói chuyện với cha mẹ, cô giáo và bạn bè, biểu đạt
tình cảm, nguyện vọng hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ nói.
- Người lớn cần gương mẫu trong việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp
với trẻ em và những ngườ xung quanh.
- Kiên trì sửa các tật ngôn ngữ cho trẻ để giúp chúng giao tiếp
với những người xung quanh một cách tự tin.
- Cung cấp cho trẻ những mang ý nghĩa khái quát hơn và có nhiều
nghĩa. Dạy trẻ sử dụng các thành ngữ, tục ngữ với nội dung phù hợp với trẻ:
ăn trắng mặc trơn, một lòng một dạ, lạ nước lạ cái, dầm sương dãi nắng...Tiếp
tực đưa vào vốn từ của trẻ những từ biểu thị đặc điểm tính chất và mức độ đặc
điểm, tính chất của sự vật.
- Mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ, cung cấp và củng cố một số lượng vốn
từ cho trẻ thông qua tổ chức các cuộc dạo chơi, tham quan...Sau khi đi tham
quan về, cô cần tổ chức đàm thoại với trẻ nhằm củng cố nội dung, kiến thức
thu được trong buổi tham quan, góp phần củng cố và tích cực hóa vốn từ cho
trẻ.
3. Hình thành những động cơ tốt trong giao tiếp, đặc biệt là động cơ xã hội
Giao tiếp là quan hệ con người với con người. Động cơ giao tiếp tốt
đẹp nhất là vì người khác, vì đối tượng giao tiếp. Tính chất của động cơ giao
tiếp của trẻ mẫu giáo như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào cách thức giáo dục
của người lớn. Sự phát triển của trẻ cũng là quá trình phát triển các mối quan
hệ xã hội và các nhu cầu giao tiếp. Hành vi giao tiếp có văn hóa là biểu hiện
của sựh kết hợp giữa động cơ đạo đức – hình thái bên trong với hình thái bên
ngoài mang tính thẩm mĩ của hành vi giao tiếp. Do vậy để phát triển hành vi
giao tiếp cho trẻ mẫu giáo cần hình thành ở trẻ những động cơ giao tiếp tốt.
3.1 .Trước hết, cần hướng dẫn trẻ định vị bản thân một cách chính xác:
nhận định bản thân một cách chính xác là tiền đề và cơ sở để phát triển hoạt
động giao tiếp. Trong xã hội, mỗi người có một vai trò khác nhau. Do đó, việc
biết nhận thức cái tôi và địa vị của mình sẽ rất quan trọng. Bồi dưỡng khả
năng định vị bản thân phải bắt đầu từ thời thơ ấu. Trong cuộc sống gia đình
cần phải giúp trẻ nhận thức được: “Tôi là ai?”, “Tôi từ đâu tới?”, “Tôi tên
gì?”...
- Các thành viên trong gia đình phỉa giúp trẻ hiểu rằng, mình là một
người độc lập, có quyền và được tự do đối với hành vi quyết định của mình.
Tuy trẻ là đứa con của cha mẹ, vừa là một bạn nhỏ trong nhà trẻ, là bạn của
các bạn khác, là cháu nội của ông bà nội, là cháu ngoại của ông bà
ngoại...Những ý thức về vai trò của mình là những kiến thức cần thiết cho quá
trình nhận thức của trẻ.
3.2.Người lớn cần thương yêu, tôn trọng trẻ em, ứng xử chân tình khi
giao tiếp với trẻ để gần gũi và giao tiếp với người lớn. Thái độ tôn trọng, chân
tình của người lớn sẽ giúp trẻ nảy sinh cảm xúc tích cực trong giao tiếp, đáp
ứng và phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ. Qua đó trẻ cảm thấy sự cần thiết
phải giao tiếp và thích giao tiếp với những người xung quanh. Muốn vậy câng
giúp trẻ học phân biệt những tình cảm khác nhau. Cảm nhận và phân biệt tâm
tư tình cảm của người khác là điều kiện tiên quyết quan trọng để hoạt động
giao tiếp được thành công. Do trẻ ở độ tuổi này còn quá ít kinh nghiệm về
cuộc sống, mức độ nhận thức chưa cao nên thường chưa thể phân biệt được
chính xác tâm tư tình cảm của người khác. Vì thế trong hoạt động xã giao
thường ngày của gia đình, cần phải giúp trẻ học cách quan sát ánh mắt, nét
mặt của các thành viên trong gia đình, để từ đó phân biệt và nhận thức được
các tâm trạng buồn vui của họ.
Ví dụ: Cha mẹ có thể cho trẻ đứng trước gương, nhìn vào ánh mắt của
mình và tự thể hiện các trạng thái cảm xúc khác nhau như: “Khi trẻ cười thì
ánh mắt dường như cũng cười”, “khi trẻ ngạc nhiên, mắt thường mở to, miệng
phát ra âm thanh “a”....”, “khi trẻ sợ hãi trẻ sẽ nhắm mắt lại, đôi khi còn bịt cả
tai”.
3.3. Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ đối với mọi người xung quanh. Đối với
trẻ em, tình cảm là động lực mạnh mẽ nhất của hành vi. Lòng nhân ái là tình
yêu thương con người, là tinh thần biết chia sẻ và cảm thông con người trong
cảnh ngộ khác nhau. Lòng nhân ái là thành phần cơ bản bên trong ( mặt động
cơ đạo đức) của hành vi giao tiếp có văn hóa. Việc giáo dục lòng nhân ái cho
con người cần được bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra, bởi lẽ lòng nhân ái được
hình thành từ những xúc cảm đơn so nhất, trước hết là đối với những người
thân. Trong cuộc sống hàng ngày, người lớn nên khuyến khích những hành vi
của trẻ quan tâm tới người xung quanh. Cần tạo tình huống để trẻ có cơ hội
làm việc giúp đỡ người lớn (dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, lấy tăm cho ông bà
sau khi ăn....), giúp đỡ bạn ( chia sẻ đồ chơi, nhường đồ chơi, bánh kẹo...).
Những việc đó tuy kết quả không là bao, thậm chí ngườ lớn phải làm lại từ
đầu nhưng thành công lớn lao là đã giáo dục trẻ biết quan tâm đến người khác
bằng những hành vi giao tiếp đơn giản mà mang đậm tính người.
3.4. Bồi dưỡng ý thức giao tiếp của trẻ qua trò chơi đóng vai theo chủ đề:
Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ luyện tập những kĩ năng giao tiếp
xã hội thông qua việc mô phỏng cuộc sống hiện thực , từ đó nâng cao khả
năng giao tiếp của mình.
Ví dụ như: Mẹ cùng trẻ chơi trò chơi bác sĩ và bệnh nhân. Trẻ đóng vai
bác sĩ, mẹ đóng vai bệnh nhân. Mẹ vừa chơi vừa hướng dẫn cho trẻ cách hỏi
thăm bệnh nhân, cách an ủi bệnh nhân.Nhờ có mẹ tích cực và có kinh nghiệm
giao tiếp nên trẻ dần dần hiểu được mối quan hệ giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh
nhân, đồng thời bồi dưỡng cho trẻ tâm lí biết cảm nhận nỗi đau, buồn của
ngườ khác và đồng cảm với người đau yếu.
3.5 Bồi dưỡng thái độ chủ động giao tiếp: Tích cực và chủ động giao
tiếp là điều kiện quan trọng để giành được thông tin và nắm vững quyên chủ
động trong giao tiếp. Nên bồi dưỡng thái độ giao tiếp chủ động ở trẻ dưới
những hình thức sau:
- Động viên chủ động chào hỏi người lớn, thể hiện nét mặt tươi vui,
chòa hỏi niềm nở bằng những câu xưng hô đúng chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ
phù hợp với tình huống như : “Cháu chào ông bà (cô chú, ...) ạ!” (chào gặp
mặt), “Chào bạn, khi nào có dịp bạn lại đến nhà mình chơi nhé!” (chào tạm
biệt)...Kịp thời khen ngợi và khích lệ trẻ khi có thái độ đúng.
- Tạo cơ hội cho trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin khi nói chuyện với
người lớn. Cha mẹ, cô giáo cần chăm chú lắng nghe, cùn trẻ phân tích và trao
đổi những gì trẻ nói, giúp trẻ nói năng bạo dạn, rõ ràng. Khi trẻ nói sai không
được chế giễu. Trong lúc trẻ nói, người lớn có thể đặt những câu hỏi thích
hợp có tính gợi mở để trẻ phát triển chủ đề hoặc có thể chuyển sang chủ đề
khác...
Trong hành vi giao tiếp, phải để trẻ hiểu được một cách chủ động thăm
hỏi mọi người là hành vi luôn được mọi người ủng hộ. Hành vi này không
những mang lại niềm vui cho mọi người mà còn cả cho chính mình nữa.
3.6 Cổ vũ trẻ làm quen với bạn: Để giúp trẻ có thêm nhiều bạn, giành
được sự tín nhiệm và tôn trọng của bạn bè để khi trẻ lớn lên có thể hòa nhập
vào cộng đồng xã hội một cách dễ dàng hơn thì cha mẹ cần:
- Tạo điều kiện cho trẻ thời gian và cơ hội tự do giao tiếp. Trẻ có thể tự
do lựa chọn địa điểm vui chơi, trò chơi cùng các bạn gần nhà.
- Cho phép trẻ dẫn bạn thân về nhà để giới thiệu với bố mẹ. Bố mẹ giúp
trẻ nhiệt tình tiếp đãi các bạn nhỏ.
Những điều này là nhân tố tất yếu cho sự phát triển tâm lí lành mạnh
cho trẻ.
4. Giúp trẻ nắm được các quy tắc thông dụng
Nắm được các quy tắc giao tiếp là điều kiện tiên quyết và quan
trọng nhất khi giao tiếp với ngườ khác. Vì vậy cần dạy trẻ hiểu được những
quy tắc trong giao tiếp như không nói trống không, không nói tục, không nói
dối. Kể cho trẻ nghe những câu chuyện mang tính giáo dục để trẻ hiểu thế nào
là ngoan, còn thế nào là không được mọi người yêu mến. Trong khi chơi với
trẻ có thể bồi dưỡng cho chúng ý thức về quy tắc giao tiếp. Cha mẹ, người lớn
phải làm gương tốt cho trẻ. Ví dụ: không nói xấu người khác, tôn trọng đối
tượng giao tiếp, giữ đúng lời hứa...là những chuẩn mực hành vi giao tiếp.
Điều đó có tác dụng hình thành dần cho trẻ ý thức văn hóa trong giao tiếp.
5. Giáo dục trẻ kĩ năng giao tiếp có văn hóa.
Hành vi giao tiếp có văn hóa đối với những người xung quanh có hai
hình thái: bên trong (ý thức đạo đức – động cơ) và bên ngoài (kĩ năng giao
tiếp mang tính thẩm mĩ). Đối với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi) việc
giáo dục ý thức đạo đức – động cơ bên trong là hết sức quan trọng. Nhưng
việc giáo dục kĩ năng giao tiếp và biểu hiện thái độ của trẻ với những người
xung quanh có một tầm quan trọng đặc biệt, vì nếu không có nó thì thái độ
bên trong cũng không còn ý nghĩa. Đó là hệ thống kĩ năng phù hợp với lứa
tuổi, bao gồm:
- Kĩ năng chào hỏi: Khi gặp mặt người khác, nếu là người lớn thân
thích, đồng thời với nét mặt vui tươi là những lời chào niềm nở, bằng những
câu xưng hô đúng chủ ngữ, vị ngữ và bô ngữ như: “cháu chào bác hay
cô....ạ!” với ngữ điệu thân thiết, mắt nhìn về phía người giao tiếp, đầu hơi cúi
xuống (đối với ngườ già), đầu để tự nhiên (đối với người trẻ tuổi), trẻ có thể
ôm hôn hoặc chìa má cho người khác hôn để tỏ lòng thân thiết.
Cách chào khi chia tay cũng tương tự như khi gặp mặt nhưng có thể
vẫy tay và nói: “Tạm biệt!”. Nếu khách là người thân thiết thì nói thêm: “Khi
nào có dịp cô (bác, chú....) lại đến nhé!”.
- Kĩ năng xin lỗi: Khi làm phiền ngườ khác thì phải xin lỗi bằng câu:
“Bác (cô, chú....) có sao không? Cháu (hay con...) xin lỗi bác ạ!” với nét mặt
nghiêm chỉnh và cử chỉ tỏ ra hối hận.
Trong khi người lớn dạy trẻ kĩ năng xin lỗi cũng không nên quên dạy
trẻ kĩ năng tha thứ. Tha lỗi cho người phạm lỗi là thể hiện lòng vị tha, thái độ
thông cảm đối với người phạm lỗi và tôn trọng họ bằng câu: “Không sao
đâu!”. Nếu họ lỡ thất hứa điều gì thì nên nói câu: “Lần khác cũng được ạ,
nhưng bác nhớ nhé!”.
- Kĩ năng cảm ơn: Biết nói lời cảm ơn khi ai giúp đỡ hay tha thứ cho
mình, đó là những lời nói lịch sự hàm ý biết ơn, bằng những câu đầy đủ chủ
ngữ, vị ngữ và bổ ngữ “Cháu cảm ơn bác ạ!” với cử chỉ tôn kính, đối với bạn
bè thì cần nói :“cám ơn” là được.
- Kĩ năng thể hiện nhu cầu cá nhân: Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ có
khá nhiều nhu cầu cần được thỏa mãn. Để người khác biết nhu cầu của mình,
trẻ cần nói với họ những lời khẩn cầu như: hãy hộ cháu làm một việc gì đó,
hay cho chúa xin cái này hay cái nọ...và có thái độ chờ đợi. Nếu được đáp ứng
thì phải cảm ơn. Nếu chưa được đáp ứng thì hãy kiên nhẫn chờ đợi, tránh
những đòi hỏi vô lí, nói những câu cộc lốc như ra lệnh, “ăn vạ”.
Khi ai yêu cầu mình làm gì thì trẻ nên vui lòng nhận lời và làm ngay
nếu việc đó phù hợp với khả năng: “Vâng ạ, con làm ngay đây”. Nếu thấy khó
khăn hoặc chưa làm ngay được thì nên ôn tồn nói: “Con đang dở tay, để một
chút nữa có được không ạ?” hay muốn từ chối: “Việc này khó quá, con không
làn được”. Tất nhiên người lớn sẽ sẵn sàng bảo ban, bày vẽ cho trẻ để trẻ có
thể làm được hay làm cùng với họ, nếu quả thật là việc khó thì người lớn nên
tỏ thái độ thông cảm mà không bắt trẻ phải làm những việc quá sức.
- Kĩ năng tham gia trò chuyện: Giao tiếp là một nhu cầu quan trọng của
con người. Ngay từ những tháng đầu tiên, lúc còn sơ sinh trẻ đã biết hóng
chuyện, lớn dần lên trẻ có thể xhur động giao tiếp với người xung quanh, đặc
biệt khi lên 3 hay vào tuổi mãu giáo trẻ rất thích tham gia trò chuyện với
người lớn đồng thời cũng muốn kể lại hay nói những suy nghĩ của mình cho
người lớn nghe. Khi người lớn nói thì phải lắng nghe, không “hóng hớt, nói
leo”. Khi nói cho người lớn nghe thì phải nói rành rọt, không ê a, ấp úng hay
nói lí nhí, lúng túng trong miệng, lại càng không được nói trống không hoặc
hoa chân múa tay quá đáng. Còn khi trò chuyện với bạn bè thì giữ thái độ
thân mật, bình đẳng, lắng nghe ý kiến của bạn, không quát tháo, cãi cọ hoặc
dùng vũ lực.
Ngày nay nhiều trẻ em có thể nói chuyện với người khác qua điện
thoại. Người lớn cần dạy trẻ biết cách sử dụng điện thoại cho đúng, nhất là
cách trò chuyện qua điện thoại: cần chào hỏi, thưa gửi, vâng dạ, cảm ơn, xin
lỗi, không cao giọng, không nói cộc lốc và cần có nhiệt tình với người đối
thoại.
- Kĩ năng biểu hiện lòng tự trọng: Khi lên 3, trẻ đã có xu hướng độc
lập, muốn tự làm các công việc để tự khẳng định “cái tôi” của mình và “bất
chấp” dư luận xung quanh. Nhưng khi đã vào tuổi mẫu giáo và càng vào cuối
tuổi này thì trẻ bắt đầu có lòng tự trọng, cố gắng chống lại những “ham muốn
tầm thường” hay những đòi hỏi mà những người xung quanh không hưởng
ứng. Trẻ đã biết ngượng khi bị người lớn hay bạn bè chê bai và lòng tự ái
nhiều khi được thể hiện một cách vụng về bằng những cử chỉ thô bạo hay lời
nói tục tằn, có khi còn chửi bậy “đối phương”. Đó là do ý chí mới được hình
thành nên không kiềm chế được những hành vi sai trái đối với đối tượng giao
tiếp.
Lời hứa và giữ lời hứa cũng là một biểu hiện của lòng tự trọng. Vào
tuổi mẫu giáo trẻ đã biết hứa làm những điều tốt lành, có ích cho người thân
và giữ lời hứa với họ. Người lớn cần nhắc trẻ biết tôn trọng lời hứa của mình,
tránh “hứa hão”, hứa mà không chịu làm. Những lời nói như: “Cháu nói thật
mà!”, “Hãy tin cháu” hay “Cháu sẽ làm được cho mà xem”...cần được người
lớn khuyến khích, theo dõi và giúp đỡ để trẻ tăng thêm quyết tâm thực hiện.
Thật thà, lễ phép đối với đối tượng giao tiếp cũng là thể hiện lòng tự
trọng. Trong thực tế tuy có trẻ còn nhỏ nhưng đã biết nói dối mà mặt cứ “tỉnh
bơ như không” và tính xấc láo cũng đã biến thành một thói quen tự bao giờ.
Một đứa trẻ hay nói dối và vô lễ như vậy thường không được ai yeeuvaf bị xa
lánh, mà trẻ em dù còn bé cũng rất nhạy cảm với thái độ này của người xung
quanh. Do đó cần giáo dục các cháu biết thật thà và lễ phép trong mọi hoàn
cảnh thì bệnh nói dối và vô lễ sẽ không thể phát triển được.
5. Đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chuẩn bị đến trường phổ thông
Đi học là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong đời sống cảu trẻ. So
với trường mẫu giáo thì trường phổ thông là một môi trường hoàn toàn khác
với những hoạt động mới, những mối quan hệ mới đa dạng và phức tạp với
người lớn, bạn bè cùng lứa tuổi và các anh chị lớp trên. Nếu như trước 6 tuổi,
hoạt động vui chơi vốn giữ vai trò chủ đạo trong đời sống của trẻ, qua đó trẻ
tiếp thu mọi điều một cách tự nhiên và hứng thú, thì nay những yếu tố của
hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh để tiến tới giữ vị trí chủ đạo. Lúc này việc
đi học ở trường phổ thông đã trở thành nghĩa vụ và trách nhiệm của trẻ đối
với gia đình và xã hội. Cuộc sống của trẻ phải tuân theo một hệ thống những
quy tắc chặt chẽ, đồng đều như nhau đối với tất cả tẻ em.
Nội dung cơ bản của hoạt động học tập bắt buộc là lĩnh hội những tri
thức chung cho tất cả mọi học sinh. Sự lĩnh hội tri thức trở thành mục đích
duy nhất và biểu hiện dưới dạng thuần khiết chứ không bị “ngụy trang” bởi
hình thức trò chơi nữa.
Quan hệ giao tiếp giữa trẻ và người lớn ở trường phổ thông cũng có
nhiều điểm khác biệt với môi trường mẫu giáo. Giữa học sinh và giáo viên sẽ
hình thành một quan hệ qua lại hoàn toàn đặc biệt, mà trong đó giáo viên là
người đại diện các yêu cầu xã hội đối với học sinh. Sự đánh giá kết quả học
tập mà học sinh nhận được trong giờ học không phải là thể hiện thái độ cá
nhân của giáo viên đối với đứa trẻ mà là thước đo khách quan những tri thức
mà trẻ nắm bắt được qua các giờ học, cũng như kết quả hoàn thành các nhiệm
vụ học tập của trẻ.
Quan hệ giữa học sinh trong lớp cũng khác (về bản chất) với các quan
hệ qua lại hình thành trong nhóm trẻ ở trường mẫu giáo. Thước đo chủ yếu
quyết dịnh địa vị của đứa trẻ trong nhóm các bạn cùn tuổi là điểm đánh giá
kết quả học tập, là thành tích của nó trong học tập.
Tất cả các đặc điểm đó của điều kiện sống và hoạt động của học sinh
ở trường phổ thông đã đề ra những yêu cầu cao đối với sự phát triển nhân
cách, các phẩm chất tâm lí, các tri thức và kĩ năng của trẻ ở cuối tuổi mẫu
giáo. Chính các hoạt động giáo dục ở trường mẫu giáo đã giúp trẻ hình thành
những có sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện thuận lợi cho
những bước phát triển tiếp theo. Trẻ biết định hướng trong không gian, thời
gian và trong xã hội. Trẻ cần biết phân biệt bên phải, bên trái, bên trên, bên
dưới, đằng sau, đằng trướcTrẻ phải biết mình đang ở vào thời điểm nào,
đêm hay ngày, sáng hay chiều. Đặc biệt là trẻ phải tự biết mình là ai, quan hệ
với những người xung quanh như thế nào, từ đó biết cách xưng hô, ứng xử
cho phù hợp.
Nếu không được chuẩn bị tốt, trẻ sẽ có nhiều bỡ ngỡ, không dễ dàng
thích ứng được với cuộc sống và hoạt động ở trường phổ thông. Nhiều cháu
còn đái dầm, ngơ ngác không biết nghe lời dặn dò của cô giáo, tự do đi lại
trong giờ học, không tập trung nghe cô giáo giảng bài, nghịch ngợm trêu chọc
các bạn xung quanhDo không được dạy cách giao tiếp với người xung
quanh nên không ít cháu đến trường nhưng vẫn rất nhút nhát, sợ cô giáo, sợ
cả bạn bè.
Quá trình giao tiếp của trẻ qua trò chơi và các dạng hoạt động sáng
tạo đã giúp trẻ chuyển những quan hệ xã hội khách quan vào trong nhân cách
của mình, tạo ra đời sống nội tâm bằng sự trải nghiệm. Kết quả là tạo ra một
cách nhìn nhận bản thân mình: sự hình thành ý thức cá nhân. Nhờ đó mà trẻ
nhận ra vị trí nhỏ bé của mình trong đời sống của xã hội (người lớn) và nhận
ra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tkmn0007_p2_0948.pdf