Giáo dục học - Chương 4: Tổ chức công tác can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật

Đối với trẻlứa tuổi này công tác CTS chủyếu tập trung vào vai trò của cha mẹtrẻ.

Các chuyên gia CTS là người tưvấn và hướng dẫn phụhuynh cách giáo dục và hỗtrợcon

mình. Nếu trẻ đến nhà trẻtrong giai đoạn này thì các cô bảo mẫu cũng nhận được tưvấn và

hướng dẫn từcác chuyên gia CTS. Tất nhiên mọi hoạt động CTS ở đây đều dựa trên 5 giai

đoạn cơbản của quá trình CTS nói chung như đã trình bày ởtrên.

pdf36 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 2883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo dục học - Chương 4: Tổ chức công tác can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp với con em mình nhất. Để các buổi thảo luận, các cuộc họp thành công, giáo viên cần chú ý các kĩ năng sau: - Nêu rõ mục đích của buổi họp/ thảo luận và tập trung vào các mục đích này - Chuẩn bị tổ chức tốt về địa điểm, thời gian - Chuẩn bị kĩ càng nội dung/ tài liệu của cuộc họp/ thảo luận - Tôn trọng ý kiến của phụ huynh và các thành viên: lắng nghe, khuyến khích, phản hồi, khái quát, đặt câu hỏi, động viên, Kĩ năng chuẩn bị tài liệu hướng dẫn phụ huynh Tài liệu hướng dẫn phụ huynh không phải đơn thuần là đưa cho họ những quyển sách về chuyên môn về giáo dục trẻ khiếm thị mà giáo viên phải biết lựa chọn kiến thức, chắt lọc và biên soạn thành các tập tài liệu dễ hiểu, dễ sử dụng và phải phù hợp với nhu cầu của Quy trình tiếp xúc Tạo lập mối quan hệ-> tìm hiểu thông tin-> xác định vấn đề-> giải quyết vấn đề-> hẹn lần gặp tiếp theo. - 42 - từng phụ huynh. Nó đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn, biết tự thiết kế tài liệu phù hợp với đối tượng mà mình hướng dẫn. Như vậy, giáo viên cần có các kĩ năng sau: - Biết đánh giá được nhu cầu và mức độ hiểu biết của đối tượng hướng dẫn. - Biết lựa chọn và chắt lọc thông tin. - Kĩ năng vi tính. - Biết sáng tạo tài liệu có tính thẩm mỹ, logic để hấp dẫn người xem. Kĩ năng thu thập thông tin Kĩ năng đặt câu hỏi trong đánh giá thị giác chức năng: - Dùng câu hỏi mở để thu được thông tin chính xác về trẻ, gia đình trẻ. - Giáo viên phải linh hoạt trong cuộc nói chuyện, đánh giá - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, ngôn ngữ phù hợp với trẻ và gia đình. - Phải có phản hồi lại thông tin mà gia đình trẻ cung cấp, xem thông tin đó có đúng không? Các thông tin cần thu được qua: - Quan sát - Đánh giá - Bảng hỏi Kích thích và rèn luyện một số kĩ năng cho trẻ khiếm thị Kĩ năng tình cảm, xã hội Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm tự nhiên giữa trẻ khiếm thị và cha mẹ. Một trong những yếu tố này là do tình trạng mắt gây nên. Tiếp xúc cơ thể buộc phải thay thế cho tiếp xúc mắt khi trẻ giao tiếp với mẹ. Cha mẹ cần ôm ấp, vỗ về, vuốt ve và bế ẵm trẻ khiếm thị nhiều hơn; kết hợp với những âm thanh và lời nói dịu dàng, an ủi để giúp trẻ hình thành sự ràng buộc tình cảm giữa họ và trẻ. Trẻ có nhiều phản ứng với mẹ. Một em bé khiếm thị có thể không có những cử động sôi nổi, phấn chấn như cha mẹ vẫn mong muốn mỗi khi họ ở gần con. Họ cần hiểu rằng lí do khiến con mình thụ động và im lặng mỗi khi họ ở cạnh con là bởi vì trẻ đang tập trung lắng nghe họ. Trẻ có thể có những cử động rất khẽ ở ngón tay và các đầu ngõn chân, đó cũng chính là phản ứng của chúng với tiếng nói của cha mẹ nhưng cha mẹ rất hay quên điều này. Khi đưa con đi làm chuẩn đoán tật khiếm thị, cha mẹ thường cảm thấy mình có tội và phải chịu trách nhiệm về tật bệnh của con mình và từ đó tạo nên được mối quan hệ tốt giữa mẹ và trẻ. Kĩ năng vận động - Do mắt kém hoặc không còn nhìn thấy gì, trẻ khiếm thị dễ bị hạn chế về khả năng vận động. Việc sinh hoạt hàng ngày như tắm táp và mặc quần áo cũng như mát xoa có thể giúp trẻ hiểu rằng nó đang tách biệt với thế giới xung quanh. Một hình ảnh chính xác về cơ thể có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của hoạt động điều phối, tư thế và vận động sau này. - Trẻ mù thường chỉ có một tư thế nhất định. CHúng thiếu động lực để xoay người, lẫy. Quá trình phát triển tự nhiên này trở nên khó khăn khi trẻ không nhìn thấy gì và người lớn phải dạy trẻ qua các hoạt động chơi, khuyến khích dùng những âm thanh, tiếng động hấp dẫn để kích thích. Ngoài ra cần chú ý: - 43 - + Không nên thay đổi vị trí của đồ đạc trong phòng, ít nhất là khi trẻ mới tập đi. + Khi trẻ đã đi vững, cần động viên để trẻ tập chạy. + Tạo không gian ngoài tời an toàn không có vật cản để nơi trẻ cảm thấy tự do. + Khuyến khích trẻ tham gia vào những trò chơi phát triển vận động. + Hãy để trẻ độc lập trong các hoạt động từ đó trẻ sẽ có nhiều trải nghiệm hơn. Kĩ năng xúc giác Đôi khi người ta cho rằng trẻ khiếm thị sẽ sử dụng giác quan của nó một cách rất tự nhiên. Nhưng đáng tiếc là điều này lại không phải như vậy. Vì không thể hiểu được thế giới xung quanh, trẻ thường có xu hướng thu mình để không phải chạm vào những vật lạ do đó cần khuyến khích các em dùng tay. Nên thận trọng, đừng đặt đồ vật đột ngột vào tay trẻ. Điều này có thể làm trẻ thu mình lại và không dám dùng tay. Tốt hơn là người lớn nên cầm tay trẻ, đưa ra để trẻ chạm vào đồ vật rồi nhẹ nhàng khuyến khích trẻ tự cầm lấy. Kĩ năng thị giác Điều quan trọng là trẻ khiếm thị cần phải học cách sử dụng phần thị lực còn lại. Đối với trẻ khiếm thị, chúng dành nhiều thời gian và sức lực để hiểu những gì mình đang nhìn thấy. Thông tin thị giác có thể bị bỏ qua cũng giống như khi một số âm thanh không được nghe thấy vì chúng không có nghĩa. - Cần động viên và khuyến khích trẻ khiếm thị hiểu những hình ảnh mờ ảo hoặc đứt đoạn mà trẻ khiếm thị nhìn thấy. - Có thể khuyến khích trẻ nhìn bằng việc sử dụng những đồ vật có màu sắc, phản chiếu và những hình ảnh đơn giản có độ tương phản tốt và đường viền rõ ràng. - Đặt đồ vật gần để trẻ với tây lấy trước. Nên thay đổi vị trí của đồ vật, những đồ chơi và đồ vật phát ra tiếng động có thể báo động cho trẻ mù và thu hút được sự chú ý thị giác của trẻ. Kĩ năng ngôn ngữ - Hầu hết cha mẹ nói chuyện với con cái rất tự nhiên, nhưng với trẻ khiếm thị, chúng cần hiểu ngôn ngữ có tầm quan trọng thế nào. Rất lâu trước khi trẻ biết nói, cha mẹ nên gọi tên đồ vật mà trẻ gặp, chẳng hạn như cái lọ, chén, thìa và mô tả những vận động đơn giản như “lên” và “xuống”. Cần nói cho trẻ hiểu hơn về những gì nó trải qua cũng là cách để giúp trẻ dần dần hiểu những gì đang diễn ra trong môi trường xung quanh. - Vấn đề về âm thanh nền ở nhà là điều ta cần xử lý cho khéo léo vì điều này cản trở không cho trẻ nghe và phát triển khả năng hiểu tiếng ồn của môi trường tự nhiên tồn tại ở xung quanh chúng. - Khi trẻ bắt đầu tập nói, cha mẹ cần nhớ là dành đủ thời gian để trẻ phản ứng lại những câu hỏi hoặc câu chuyện của mình. Đừng nên cung cấp cho trẻ câu trả lời ngay. Những câu hỏi mở có thể kích thích phản hồi của trẻ. Những câu hỏi này khuyến khích trẻ tiếp cận với ngôn ngữ có ý nghĩa. Điều quan trọng là sự phát triển ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ đến những trải nghiệm của trẻ và những đồ vật mà nó đã khám phá. Kĩ năng độc lập - 44 - Một đứa trẻ độc lập sẽ trở thành một người lớn độc lập. Phải cân bằng giữa việc giúp trẻ khiếm thị và khẳng định rằng chúng cũng phải tự làm lấy mọi việc. Cho ăn là một ví dụ điển hình để thấy tìm ra được sự cân bằng trong việc này là rất khó. Cha mẹ thường lo lắng muốn rằng con mình phải được ăn đủ số lượng và ví thế có thể kéo dài thời gian xúc cho chúng lâu hơn ngay cả khi trẻ đã tự làm được việc đó rồi. Đối với những kĩ năng tự phục vụ cần lưu ý những điểm sau: - Khuyến khích trẻ bắt đầu học những kĩ năng này càng sớm càng tốt. - Trẻ có thể phải học, thực hành và làm những kĩ năng này lâu hơn. - Cần dạy những kĩ năng cụ thể. - Điều chỉnh đồ dùng và quần áo cũng có thể có tác động. - Cần tạo ra được các nếp sinh hoạt phù hợp trong gia đình và duy trì nó lâu dài. * Tổ chức can thiệp sớm cho trẻ khiếm thị tại trường mầm non Những dấu hiệu khiếm thị ở trường mẫu giáo Vẻ bề ngoài của mắt và những vấn đề thị giác trong lớp học Sưng/ viêm, đục đỏ hoặc chảy nước mắt Sụp mí mắt, sưng phồng hoặc đóng vảy Thường xuyên bị lên lẹo Có bất cứ loại lác nào Chuyển động mắt không bình thường trong đó có cả chuyển động nhanh không cố ý của cả hai mắt theo cả hướng dọc và ngang, đôI khi của động đảo tròn (rung giật nhãn cầu) Chớp mắt, cọ xát và không toảI máI với ánh sáng chói, mắt cảm thấy khô. Giác mạc đục Khoảng cách nhìn gần không bình thường Nhìn chằm chằm ra các cạnh khônh bình thường khi tập trung vào một công việc đòi hỏi thị giác Phàn nàn là bị choáng, đau đầu hoặc mắt thấy khó chịu nói chung Bảng liệt kê những vấn đề về thị giác trong lớp Mắt đỏ và mọng nước Hai mắt bị lệch, lệch vào trong hoặc ra ngoài hoặc không chuyển động đồng thời Chợp mắt quá nhiều hoặc đảo mắt quá nhiều, đặc biệt là khi thay đổi độ tập trung giữa nhìn xa và gần Mất vị trí khi đọc, đọc lại hoặc tự ý bỏ từ hay dòng, sử dụng ngón tay để đánh dấu Bỏ sót, thay đổi, nhắc lại hoặc nhầm lẫn từ tương tự nhau Khó khăn trong việc đọc hiểu hoặc nhớ những gì đã học Nhầm lẫn khi diễn dịch hoặc theo những chỉ dẫn viết Viết lên xuống không thẳng hàng, khoảng cách giữa chữ và từ không đều Chưa đủ khả năng kết thúc bài tập theo thời gian như những bạn khác Nhầm lẫn hướng tráI phải Ghép vần sai nhiều Mắc lỗi nhiều khi viết bài từ bảng hoặc sách vào vở - 45 - Nhầm lẫn thứ tự những con số theo phương đứng và phương ngang Khó khăn trong việc nhớ, xác định và vẽ lại các hình hình học Định hướng các hình vẽ trên giấy kém Phối hợp giữa mắt – tay trong việc cài mở khuy, buộc giầy, chơI thể thao chưa chuẩn xác. Tổ chức môi trường phát triển thuận lợi cho trẻ khiếm thị tại trường mẫu giáo Điều chỉnh và sắp xếp môi trường phù hợp với tật thị giác Bố trí môi trường lớp học phù hợp sẽ giúp trẻ độc lập và ham muốn được tự khám phá về thế giới xung quanh, ở đây môi trường không chỉ là ở trong lớp học mà chỉ là cả môi trường chung của nhà trường. Trẻ không chỉ tìm kiếm các thông tin trong tiết học mà có thể qua trải nghiệm, tiếp xúc và vui chơi ở vườn trường, sân chơi. - Môi trường bên trong của lớp học cần được sắp xếp vị trí các góc hoạt động ở các vị trí thích hợp. Việc sắp xếp lớp học là một biện pháp để trẻ có thể hoạt động học tập theo nhóm nhỏ và theo cá nhân tích cực hơn. Đó cũng là cách có hiệu quả để biết được nhu cầu, mức độ phát triển của từng trẻ, tạo điều kiện cơ hội từng trẻ hoạt động độc lập. Đối với trẻ khiếm thị, việc bố trí sắp xếp lớp học phải tạo được điều kiện thuận lợi cho trẻ mù đi lại dễ dàng, không bị quá nhiều cản trở và đặc biệt giáo viên nên sắp xếp chỗ ngồi của trẻ khiếm thị ở gần cô để cô có nhiều điều kiện chú ý đến trẻ hơn. - Cần chú ý đến nhu cầu đặc biệt về thị giác của trẻ để điều chỉnh môi trường lớp học hợp lý mà không bị quá tốn kém về chi phí: + Lượng ánh sáng trong lớp học phải vừa đủ và phù hợp + Giáo viên cần chú ý, sắp xếp hợp lý, đủ rộng và thuận tiện cho trẻ khiếm thị sử dụng các phương tiện trợ thị + Phóng to hoặc làm tăng độ tương phản tranh, ảnh, chữ + Lựa chọn đồ dùng, dụng cụ trực quan kích thích các giác quan + Vị trí của trẻ khiếm thị trong lớp học: dễ tiếp cận với giáo viên, thuận lợi để quan sát các đồ dụng trực quan, Xây dựng bầu không khí tích cực ở trường học giúp trẻ khiếm thị có tâm lý an toàn, tự tin và thoải mái Để đảm bảo không khí bình đẳng và tự tin cho trẻ khiếm thị trong lớp mẫu giáo hòa nhập, giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau: 1. Trẻ khiếm thị cũng là một trong số những trẻ của lớp bạn mà mỗi trẻ trong lớp cũng đều có cá tính và nhu cầu riêng của từng trẻ 2. Sử dụng bình thường và tự nhiên những từ như: “nhìn”, “xem”. Những từ này cũng là một phần trong vốn từ của trẻ khiếm thị cũng như là vốn từ của trẻ khác 3. Giới thiệu về trẻ khiếm thị một cách bình thường như cách bạn vẫn làm với các trẻ khác. 4. Khuyến khích trẻ khiếm thị tham gia vào tất cả hoạt động của lớp học, chẳng hạn: giờ thể dục, giờ tập nội trợ, sử dụng vi tính, hoạt động tạo hình và các hoạt động khác. Các chuyên gia giáo dục có thể đưa ra những lời khuyên cho các bạn về những phương pháp, đồ dùng học tập chuyên biệt để giúp trẻ khiếm thị trong hoạt động này. 5. Cũng có lúc, các học sinh của bạn muốn trở thành trung tâm của sự chú ý như làm lãnh đạo trong nhóm chơi. Bạn cũng khuyến khích trẻ khiếm thị làm vị trí đóng vai trò đó như các bạn khác trong lớp học. 6. Về cách khen gợi trẻ khiếm thị cũng cần được sử dụng giống như các bạn khác trong lớp, thay bằng nụ cười thì có thể dùng các động tác khác như phát nhẹ vào lưng hoặc một cái vỗ vai. - 46 - 7. Khuyến khích trẻ khiếm thị di chuyển trong lớp học để có thông tin về các đồ dùng hoặc các thông tin về thị giác. Trẻ khiếm thị sẽ biết những nhu cầu riêng của mình và phương thức trẻ khiếm thị sử dụng sẽ thành nội quy của lớp học. 8. Trẻ khiếm thị có thể không nhận biết được hoặc có thể không tham gia vào các sự việc xảy ra trong một khoảng cách, chúng có thể không nhận ra như là: sự biểu hiện của nét mặt, gật đầu hoặc di chuyển ở cánh tay của giáo viên vì vậy sử dụng tín hiệu lời nói lúc này là rất cần thiết. 9. Cung cấp những đồ dùng học tập cho trẻ khiếm thị (máy in chữ Braille), sách in chữ to, thiết bị trợ thị, giá đọc sách 10. Mục đích để các bạn khác trong lớp cũng có hiểu biết về tật khiếm thị, hãy để trẻ tham gia các chủ đề có liên quan đến thị lực và khiếm thị. Tuy nhiên nếu quá chú ý đến tật khiếm thị sẽ gây ra các phản ứng khác nhau của học sinh. 11. Tất cả trẻ đều nhạy cảm với những nhận xét của bạn trong lớp. Việc bạn chấp nhận có trẻ khiếm thị ở trong lớp là một ví dụ tích cực cho các trẻ trong lớp. 12. Vì học sinh khiếm thị mang đến lớp học các phương tiện trợ thị. Nên khuyến khích trẻ sử dụng các phương tiện trợ thị và trả lời bất kì câu hỏi nào các trẻ khác về các phương tiện đó. 13. Vì trẻ khiếm thị không thích gây sự chú ý của người khác đến tật của mình, vì vậy chúng thường sử dụng các phương tiện đặc biệt và chỉ đề nghị các bạn khác giúp khi bắt buộc. Nhìn chung bạn nên tôn trọng ý muốn của trẻ, chỉ trừ khi bạn cảm thấy trẻ thực sự cần thêm sự hỗ trợ hoặc có những vấn đề khó khăn khác, bạn cần thảo luận các vấn đề đó với chuyên gia. 14. Khi tiếp cận với trẻ khiếm thị chỉ trừ khi trẻ biết rõ về bạn nếu không phải luôn xưng tên của mình khi nói chuyện với trẻ. 15. Trẻ mù hoặc trẻ khiếm thị sẽ có thể có những hành vi bất thường như: dụi mắt, lắc người, gục đầu, bạn nên khuyến khích những tư thế đúng và tìm ra cách giải quyết giúp trẻ hạn chế những hành vi không thích hợp. Sự giao tiếp mắt – mắt, mặt – mặt cần được khuyến khích. 16. Trẻ khiếm thị cần được làm các bài tập bình thường như những trẻ khác. 17. Nâng cao khả năng độc lập của trẻ, hãy để trẻ khiếm thị được tự làm mọi việc ở bất kì lúc nào trẻ có thể. Trẻ khiếm thị cũng cần học các cách đề nghị giúp đỡ trong các tình huống cần thiết. Ngoài ra cũng nên khuyến khích các bạn trong lớp giúp đỡ trẻ khiếm thị. 18. Trẻ khiếm thị giống các học sinh khác hơn là khác. Hay xử sự với trẻ như cách nghĩ trên. Tạo điều kiện tương tác trong nhóm bạn Phản ứng của các bạn cùng lớp với trẻ khiếm thị Những trẻ này khó có thể nhận ra hoặc hiểu được những nhu cầu thị giác đặc biệt của người nhìn kém. Lúc đầu, chúng có thể tò mò về cách người nhìn kém nhìn hoặc tại sao một người đã đeo một chiếc kính dày cộp rồi mà vẫn cần dùng một chếc kính phóng đại để đọc hoặc sử dụng máy tính. Trẻ thường đặt các câu hỏi như:”Tại sao bạn lại dùng quyển sách to đùng này?”, “Tại sao bạn cứ phải dí mắt vào mọi thứ?”, hoặc nhạo báng một cách thô bạo “Bạn xấu lắm, bạn có 4 mắt”, hoặc “Tôi không muốn bạn chơi trong nhóm của tôi, bạn không thể đá bóng được”. Các bạn khác có thể phản ứng một cách kín đáo/ tế nhị hơn nhưng vẫn có sự tò mò và không thoải mái với những khác biệt trong việc thực hiện chức năng đối với trẻ khiếm thị. Tiếp cận giáo dục cá biệt dựa trên kế hoạch giáo dục cá nhân Mỗi trẻ em là một cá thể riêng biệt, vì vậy trong quá trình dạy học hòa nhập cho trẻ khiếm thị phải chú ý tiếp cận cá biệt với từng trẻ. - 47 - - Tìm hiểu khả năng nhận thức, kĩ năng của từng trẻ. Từ đó, đưa ra được mục tiêu cá nhân tong một thời gian nhất định. Đối với trẻ khiếm thị, giáo viên có thể trên cơ sở đánh giá khả năng cá nhân mà điều chỉnh các mục tiêu phù hợp với khả năng của từng trẻ trong từng bài học, từng mục tiêu của các giai đoạn khác nhau. - Tiếp cận cá biệt về nhu cầu và hứng thú hoạt động. Nhờ vậy, yêu cầu của giáo viên đối với trẻ không bị quá cao hay quá thấp so với khả năng của từng trẻ. Giáo viên có thể dựa vào sở thích để giao nhiệm vụ cho từng trẻ. - Cần tạo điều kiện để trẻ vận dụng và tìm kiếm những phương thức học tập phù hợp với khả năng và ý đồ của trẻ và tạo điều kiện để trẻ được độc lập và chủ động thực hiện ý đồ của mình. - Xây dựng kế hoạch học tập cho từng trẻ. Sử dụng các công cụ hỗ trợ Công nghệ không làm giảm mọi khó khăn đối với người khiếm thị nhưng nó lại hạn chế đáng kể mức độ của những khó khăn mà họ gặp phải. Nó mở ra cho họ một lối thoát mà trước đây người ta vẫn nghĩ là họ bị bế tắc hoàn toàn. Hệ thống các công cụ hỗ trợ có thể bao gốm: thiết bị trợ giúp quang học và thiết bị phi quang học. - Thiết bị trợ giúp quang học. Thiết bị trợ giúp quang học nhằm giúp trẻ nhìn kém tận dụng được tối ưu khả năng thị giác còn lại, vì vậy khi trẻ đã được chỉ định sử dụng một loại thiết bị trợ giúp nào thì giáo viên cần khuyến khích trẻ luôn luôn sử dụng thiết bị trợ thị. - Thiết bị trợ giúp phi quang học Các dụng cụ phi quang học nhằm giúp trẻ rút ngắn khoảng cách khi đọc hoặc có tư thế ngồi phù hợp. Ngoài ra, có những thiết bị chỉ đơn giản, rẻ tiền nhưng lại giúp tăng độ tương phản của hình ảnh. Với sự ra đời của công nghệ thông tin, người khiếm thị có thể dùng được nhiều loại đồ dùng trong gia đình. Những đồ dùng này cần một số hình thức hoạt động riêng hỗ trợ cho người khiếm thị như: nhiệt kế và máy biết nói, đồng hồ biết nói, máy ghi âm với các tốc độ khác nhau, phần mềm đọc chữ in cỡ lớn Tận dụng tối đa các giác quan còn lại của trẻ khiếm thị Ngoài các giác quan như: xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác thì phần lớn trẻ khiếm thị đều có khả năng thị giác còn lại. Tận dụng các giác quan khác có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khám phá và thực hiện các hoạt động chức năng của trẻ khiếm thị. - Xúc giác giúp trẻ tìm hiểu đặc tính của sự vật, nó phản ánh tính không gian cơ học, cảm nhận các thuộc tính như: nóng, lạnh, chất liệu của đồ vật Đối với trẻ mù, xúc giác là công cụ để trẻ học chữ nổi Braille. - Thính giác giúp trẻ định hướng trong không gian, âm thanh cũng giúp trẻ phản ánh thuộc tính của các vật: từ, kim loại, gỗ khuyến khích trẻ phát hiện tiếng động, âm thanh ở những thời điểm, vị trí khác nhau. So sánh các loại âm thanh qua các trò chơi, cho trẻ tập bắt chước nhịp điệu của một số âm thanh quen thuộc. - Trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ta cần chú ý kết hợp việc tận dụng khả năng của tất cả các giác quan để bù trừ cho khả năng thị giác đã bị thiếu hụt của trẻ. - 48 - 7.3. Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính 7.3.1. Khái niệm CTS cho trẻ khiếm thính Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính là chương trình hướng dẫn phụ huynh có con bị khiếm thính, giúp họ biết cách trực tiếp giúp đỡ con mình phát triển khả năng giao tiếp, khả năng nghe và nói ngay từ khi còn nhỏ. 7.3.2. Phát hiện, chẩn đoán và đánh giá sớm tật khiếm thính Phát hiện là tìm tòi các dấu hiệu và tín hiệu cho thấy sự phát phát triển của trẻ có nguy cơ hoặc đang tiến triển một cách không bình thường. Chẩn đoán bao gồm việc nhận ra một khuyết tật về phát triển cùng với các nguyên nhân được đặt ra. Phát hiện và chẩn đoán sớm mới có hy vọng điều trị, ngăn chặn tật và để kịp thời tiến hành phục hồi chức năng. Ngay sau khi nghi ngờ rằng trẻ có vấn đề về thính giác, hãy sớm đưa trẻ đi kiểm tra (đo sức nghe) tại một trung tâm thính học. Tuỳ theo điều kiện và độ tuổi của trẻ mà người ta sẽ thực hiện những test đo sức nghe khác nhau: qua quan sát hành vi, đo phản xạ định hướng có điều kiện, đo đơn âm kết hợp với trò chơi, đo đơn âm, đo trở kháng, đo điện thính giác thân não. 7.3.3 Các giai đoạn can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính Can thiệp sớm và hỗ trợ của gia đình Ngôn ngữ nói với công tác CTS cho trẻ khiếm thính Tại sao phải sử dụng phương pháp dùng ngôn ngữ nói? - Phương pháp dùng lời phát huy đến mức tối đa việc sử dụng khả năng nghe hơn là khả năng nhìn. - Nghe là phương pháp hữu hiệu và đúng đắn nhất trong việc tiếp nhận lời nói và trong việc phát triển vai trò của kỹ năng giao tiếp bằng lời. - Trẻ khiếm thính hiếm khi điếc hoàn toàn và với những tiến bộ về mặt kỹ thuật như máy trợ thính, cấy điện cực ốc tai, phần lớn trẻ khiếm thính đủ năng lực tiềm tàng để có thể tận dụng sức nghe còn lại. - Ngôn ngữ nói là phương cách được sử dụng trong một xã hội rộng lớn. 2.2.2. Những yếu tố cơ bản của CTS cho trẻ khiếm thính tại gia đình Vai trò của phụ huynh - Cha mẹ và trẻ có mối quan hệ mật thiết. Từ đó hình thành các mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong gia đình. - Phụ huynh là người có khả năng trò chuyện bẩm sinh với con của mình - Vì phụ huynh và trẻ cùng chung sống dưới một mái nhà nên phụ huynh là người hiểu trẻ nhanh nhất, nắm bắt chính xác nhất những nhu cầu mà trẻ muốn nói. Đây là một điều kiện thuận lợi cho trẻ giao tiếp bằng lời. - Là người có nhiều cơ hội trò chuyện với trẻ. - Phụ huynh và trẻ là người gắn bó với nhau suốt đời (giáo viên, những người hướng dẫn chỉ có thể chơi với trẻ trong thời gian nào đó mà thôi) Vai trò của người hướng dẫn - Người hướng dẫn sẽ là người cung cấp kiến thức và kỹ năng cho phụ huynh về các kỹ năng giao tiếp bằng lời cho trẻ. - 49 - - Vai trò của người hướng dẫn là người hướng dẫn cha mẹ giúp đỡ con mình chứ không phải là người trực tiếp dạy trẻ (nhiều khi cha mẹ không có thời gian, không chú ý đến con xem người hướng dẫn/giáo viên như là gia sư) Sử dụng phương pháp hội thoại Để giúp đỡ cha mẹ biết cách hội thoại với trẻ khi ở nhà. Giai đoạn trẻ từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nên rất cần có sự giao tiếp, cách thức giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ một cách tự nhiên, cởi mở. Chăm sóc thính học - Chẩn đoán sớm - Đeo máy trợ thính sớm, cả ngày và hàng ngày - Phụ huynh được hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản máy trợ thính ở nhà Cung cấp thông tin cho gia đình trẻ khiếm thính - Cung cấp cho cha mẹ những kiến thức về các lĩnh vực khác nhau như: máy trợ thính, phương pháp hội thoại, sách, chuyện. - Qua trao đổi trực tiếp và cung cấp tài liệu - Cung cấp thông tin phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng, điều kiện của từng gia đình, từng trẻ. Hỗ trợ gia đình trẻ - Giáo viên hiểu được những suy nghĩ của cha mẹ trẻ và lắng nghe ý kiến của họ - Giáo viên động viên cha mẹ trẻ - vốn là người nhạy cảm nhất đối với sự thay đổi của con. Trước hết là sự hỗ trợ về tâm lý, tình cảm, kiến thức. Vai trò của phụ huynh rất quan trọng trong CTS giai đoạn I. Cha mẹ vốn có bản năng chăm sóc con những khi có con bị khuyết tật họ quên đi giao tiếp thông thường mà cứ nghĩ phải đối xử với đứa trẻ một cách đặc biệt. Phụ huynh giúp đỡ phụ huynh Phụ huynh gặp gỡ trao đổi với nhau: trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ về mặt tâm lý (những người đồng cảm có khả năng đồng cảm cao nhất). Hoà nhập (không tách biệt trẻ) trẻ khiếm thính học và chơi với trẻ nghe cùng lứa tuổi. Làm thế nào dể giúp phụ huynh phát triển kỹ năng giao tiếp, hội thoại với con họ. - Quan sát phụ huynh ở nhà và ở trung tâm - Quan sát kỹ năng của phụ huynh trong khi họ và trẻ thực hiện các hoạt động - Dùng bảng đánh giá để đánh giá kỹ năng của phụ huynh - Chọn những kỹ năng nào cần nâng cao và những kỹ năng nào cần khuyến khích. - Quyết định cách thức nâng cao kỹ năng hội thoại cho phụ huynh Can thiệp sớm tại trường mầm non Một số biện pháp quan trọng trong công tác tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính ở trường MGHN Tạo môi trường nghe tốt cho trẻ - Môi trường càng yên tĩnh càng tốt. - Tạo điều kiện nghe tốt cho trẻ liên quan đến hàng loạt vấn đề về cơ sở vật chất của trường. - Khi nói chuyện với trẻ nên cách trẻ trong vòng 1m và nhìn trẻ, xếp chỗ ngồi cho trẻ gần bảng, gần giáo viên, - 50 - Tạo môi trường an toàn về mặt cảm xúc-xã hội cho trẻ: Để tạo môi trường tâm lý thích hợp cho trẻ, giáo viên và nhà trường hòa nhập cần lưu ý đến những yếu tố sau: - Trẻ khiếm thính là thành viên của cộng đồng dân cư nơi mà trẻ sống. - Nhà trường phải cân nhắc và xem xét một cách nghiêm túc những khả năng mình có thể đem lại cho trẻ khiếm thính một sự giáo dục phù hợp - Việc chấp nhận trẻ khiếm thính vào trường không chỉ là trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường mà còn cần sự ủng hộ của giáo viên . - Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên phải thực sự tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng học sinh khiếm thính. - Giáo viên dạy lớp hòa nhập có trẻ khiếm thính phải chấp nhận một thực tế là không phải tất cả các trẻ đều có khả năng và cách học giống nhau. - Giáo viên dạy hòa nhập nên được đào tạo về chuyên ngành giáo dục trẻ khiếm thính. - Nhà trường và giáo viên hòa nhập phải thông báo cho cha mẹ trẻ bình thường biết về sự có mặt của trẻ khiếm thính và là cầu nối để tạo nên sự chia sẻ, thông cảm và chấp nhận nhau giữa cha mẹ các trẻ. Tạo môi trường ngôn ngữ xung qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfstlh0011_p2_2948.pdf