Khi tổ chức thực hiện chế độ sinh hoạt, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.1.1.1. Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu chăm sóc-giáo dục trẻ mầm non
Mục tiêu giáo dục mầm non được cụ thể hoá thành các nhiệm vụ giáo
dục và yêu cầu cần đạt ở từng độ tuổi. Nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động
chăm sóc – giáo dục trẻ. Ở mỗi độ tuổi cụ thể cần có chế độ sinh hoạt thích
hợp. Vì vậy, khi xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ và tổ chức thực
hiện nó cần phải dựa vào mục tiêu giáo dục.
3.1.1.2. Chế độ sinh hoạt phải đảm bảo phù hợp với sự tăng trưởng và phát
triển của độ tuổi
Trẻ mầm non là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng và phát triển diễn ra cực
kì nhanh chóng. Mỗi giai đoạn độ tuổi, nhu cầu về vật chất và tinh thần cũng
thay đổi theo, có sự khác biệt khá lớn ở từng độ tuổi. Vì vậy, chế độ sinh hoạt
hàng ngày cần phải phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của từng độ tuổi.
Cần tránh áp đặt trẻ thực hiện chế độ quá sức của nó.
56 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 6462 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo dục học - Chương 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các các biện pháp và phương tiện cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ nhận thức.
+ Trẻ tự kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả công việc của
mình. Trẻ biết so sánh hành động, ý kiến của mình với cái đã học của mình.
Các thành phần này được hình thành dần dần từng bước ở trẻ.
- Các công trình nghiên cứu cho thấy hoạt động nhận thức của trẻ được
phát triển trong quá trình dạy học thông qua tiết học. Tuy nhiên cần tính đến
đặc điểm lứa tuổi và khả năng của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo bé, việc dạy học
cần dựa trên dộng cơ chơi. Nhưng trẻ càng lớn thì phải dần dần hình thành ở
trẻ những động cơ nhận thức của hoạt động học tập (thái độ tích cực, tự giác
trong học tập, hứng thú nhận thức, ý thức đối với những điều chỉ dẫn của giáo
viên).
3.4.1.5. Các nhiệm vụ dạy học mầm non
Cơ sở để xác định các nhiệm vụ dạy học mầm non
- Căn cứ vào mục tiêu của việc chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non
- Căn cứ vào đặc điểm tâm- sinh lí của trẻ mầm non
Từ các cơ sở trên, dạy học ở mầm non thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
3.4.1.5.1. Giáo dưỡng
Nội dung cơ bản cuả nhiệm vụ này là trang bị cho trẻ những tri thức sơ
đẳng về thế giới xung quanh, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng.
Những tri thức cần trang bị cho trẻ mẫu giáo là những tri thức xác thực
về khoa học, nhưng rất sơ đảng về các sự vât, hiện tượng xung quanh. Đó là
những tri thức văn hoá chung nhất biểu hiện dưới dạng những biểu tượng gần
gũi, dễ hiểu đối với trẻ em. Tri thức cung cấp cho trẻ còn bao gồm cả những
mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng và qui luật của chúng.
Trên cơ sở những tri thức đó, cần hình thành và rèn luyện cho trẻ những
kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Chẳng hạn như kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại
các sự vật, hiện tượng, phân biệt được màu sắc, hình dạng, kích thước, âm
thanh...
Việc lĩnh hội hệ thống tri thức sơ đẳng về thế giới xung quanh và các kĩ
năng kĩ năng, kĩ xảo tương ứng là yếu tố quan trọng giúp trẻ học tập có hiệu
quả khi bước vào trường phổ thông. Đây cũng là cơ sở quan trọng để phát triển
năng lực hoạt động trí tuệ và hình thành các phẩm chất đạo đức cho trẻ.
3.4.1.5.2. Phát triển
Nội dung cơ bản của nhiệm vụ này là phát triển các quá trình tâm lí nhận
thức, đặc biệt là phát triển năng lực hoạt động trí tuệ cho trẻ.
Năng lực hoạt động trí tuệ được thể hiện ở năng lực vận dụng các thao
tác trí tuệ mà chủ yếu là các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp,
108
khái quát...Các nhà tâm lí học cho rằng, sự phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi
sự tích luỹ vốn tri thức và sự tích luỹ các thao tác trí tuệ thành thạo.
Vì vậy, trong quá trình dạy học, cần rèn luyện các thao tác trí tuệ cho trẻ,
dần dần hình thành và phát triển các phẩm chất trí tuệ như tính định hướng,
tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính độc lập, tính phê pháncủa trí tuệ.
Để phát triển trí tuệ cho trẻ, trong quá trình dạy học mầm non, giáo viên
cần lưu ý một số điểm sau:
- Cần lựa chọn được nội dung dạy học vừa sức, phù hợp với đặc điểm
nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi.
- Vận dung linh hoạt các phương pháp, biện pháp, các phương tiện dạy
học để giúp trẻ lĩnh hội được nội dung đó một cách tốt nhất.
- Đồng thời, dạy học không chờ đợi sự phát triển mà phải là yếu tố thúc
đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ.
3.4.1.5.3. Giáo dục
Trên cơ sở cung cấp những tri thức sơ đẳng về thế giới xung quanh và
phát triển năng lực hoạt động trí tuệ mà bước đầu hình thành thế giới quan
khoa học và các phẩm chất đạo đức cho trẻ.
Ba nhiệm vụ dạy học trên đây có vai trò rất quan trọng trong việc hình
thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo. Chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động
qua lại lẫn nhau. Quá trình dạy học nói chung, quá trình dạy học mầm non nói
riêng cần phải đảm bảo đồng thời tính khoa học, tính phát triển và tính giáo
dục.
3.4.2. Các nguyên tắc dạy học mầm non
3.4.2.1. Khái niệm chung về các nguyên tắc dạy học
Các nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính qui luật của
lý luận dạy học, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình giảng dạy và học tập
nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.
3.4.2.2. Cơ sở để xây dựng hệ thống các nguyên tắc dạy học
- Mục đích và nhiệm vụ dạy học: Mục đích và nhiệm vụ dạy học chi
phối toàn bộ quá trình dạy học, các nguyên tác dạy học phải xuất phát từ mục
đích, nhiệm vụ dạy học.
- Các qui luật của quá trình dạy học : quá trình dạy học luôn luôn vận
động và phát triển theo các qui luật của nó.
- Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
- Kế thừa các nguyên tắc dạy học truyền thống: Người đầu tiên trong
lịch sử giáo dục học đưa ra các nguyên tắc dạy học là J. A. Kômenxki. Các
nguyên tắc mà ông đưa ra từ thế kỷ 17 như tính vừa sức, tính hệ thống, tính
liên tục, tính trực quan... vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay.
3.4.2.3. Hệ thống các nguyên tắc dạy học mầm non
3.4.2.3.1. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa dạy học và giáo dục
Đây là nguyên tắc quan trọng chỉ đạo việc lựa chọn nội dung và phương
pháp dạy học cho trẻ mầm non. Nguyên tắc này yêu cầu trong quá trình dạy
học cho trẻ mầm non, bên cạnh cung cấp cho trẻ hệ thống những tri thức sơ
109
đẳng về tự nhiên- xã hội, cần phải hình thành cho trẻ thái độ đúng đắn đối với
cuộc sống xung quanh, hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức.
Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học giáo viên cần khai
thác triệt để tác dụng giáo dục của nội dung dạy học. Chẳng hạn khi cho trẻ
làm quen với các loại cây cối, con vật phải giáo dục trẻ biết yêu quí, chăm sóc,
bảo vệ chúng; khi làm quen với lao động của người lớn trong xã hội phải giáo
dục trẻ biết yêu quí người lao động, quí trọng sản phẩm lao động.
3.4.2.3.2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và tính phát triển trong dạy học
Dạy học chỉ đạt kết quả khi nó vừa sức, dễ hiểu đối với trẻ. Dạy học vừa
sức thể hiện ở chỗ nội dung tri thức và kỷ năng, phương pháp dạy học phải phù
hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm lứa tuổi của trẻ mầm non nói chung, trẻ
từng nhóm lớp nói riêng. Đây là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc lựa chọn nội
dung, phương pháp dạy học cho trẻ mẫu giáo.
J.A. Kômenxki: "Thiên nhiên không cưỡng bức bất cứ một cái gì phải
bật ra ngoài, trừ phi cái đó đã chín muồi ở bên trong và tự cái đó tự tìm cách
thoát ra ngoài. Trẻ em chỉ nên học những điều gì phù hợp với lứa tuổi và năng
lực của các em".
Dạy học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết đến
cái chưa biết. Việc dạy học quá dễ sẽ không làm cho trẻ cố gắng, không thúc
đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngược lại, dạy học quá khó trẻ không hiểu nổi
cũng không có kết quả. Việc dạy học phải đảm bảo được tính vừa sức, nhưng
đồng thời phải đảm bảo được tính phát triển.
Tư tưởng dạy học mang tính phát triển do L.S. Vưgôtxki đề ra. Thực
chất của tư tưởng này là dạy học không phải nhằm vào mức độ đã đạt được, mà
luôn vượt quá mức độ đó, phải đi trước một bước, luôn đòi hỏi trẻ sự nỗ lực
khi nắm tài liệu mới. Ông đưa ra 2 mức độ phát triển trí tuệ:
- Mức độ 1: mức độ hiện có, trẻ có thể thực hiện nhiệm vụ học tập dựa
trên vốn hiểu biết của mình.
- Mức độ 2: "vùng phát triển gần": trẻ thực hiện được nhiệm vụ với sự
giúp đỡ ít nhiều của người lớn.
Như vậy, theo tư tưởng dạy học phát triển, trong quá trình dạy học
không chỉ đưa ra cho trẻ những nhiệm vụ dễ dàng, quen thuộc mà phải đưa ra
cho trẻ những nhiệm vụ đòi hỏi ở trẻ có sự nổ lực hoạt động trí tuệ.
3.4.2.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính liên tục
Nguyên tắc này yêu cầu việc lựa chọn nội dung dạy học, việc tổ chức
dạy học phải đảm bảo một trình tự lôgic, liên tục. Các tài liệu mới phải dựa
trên cái đã học, các giờ học theo mức dộ khó dần, các tài liệu sau có mối liên
hệ với các tài liệu trước mà trẻ đã học. Tri thức cần được hệ thống hoá trên cơ
sở các mối liên hệ cơ bản giữa các sự vật, hiện tượng trong một lĩnh vực tri
thức nhất định. Nội dung dạy học cần được mở rộng và nâng cao một cách từ
từ theo nguyên tắc đồng tâm.
110
Việc vận dụng nguyên tắc này đảm bảo cho trẻ nắm được tri thức một
cách chắc chắn và có cơ sở trong một số lượng giờ học đã được qui định trong
từng phần của chương trình dạy học ở mầm non.
3.4.2.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong dạy học
Đây là nguyên tắc quan trọng trong quá trình dạy học mầm non. Nó xuất
phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ lứa tuổi này: nhận thức cảm tính còn chiếm
ưu thế, tư duy của trẻ mang tính trực quan hình tượng.
Người đầu tiên đề ra nguyên tắc dạy học trực quan là J.A. Kômenxki.
Theo ông đây là "qui tắc vàng" trong dạy học cho trẻ nhỏ. Quá trình dạy học
phải xuất phát từ tri giác các sự vật, hiện tượng cụ thể như nghe, nhìn, ngửi
nếm... để qua đó nhận thức cái trừu tượng, khái quát.
- Nhà giáo dục người Pháp G.G. Rutxô (1712- 1778) đã kịch liệt phê
phán nhà trường đương thời lạm dụng lời nói : "Đồ vật, hãy đưa ra đồ vật! Tôi
không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng, chúng ta lạm dụng quá mức lời nói. Bằng
cách giảng ba hoa chúng ta chỉ tạo nên con người ba hoa".
Tính trực quan làm cho quá trình dạy học sinh động, gây hứng thú học
tập, giúp trẻ dễ hiểu và ghi nhớ vững chắc các tri thức, đồng thời hình thành
cho trẻ những biểu tượng đầy đủ, chính xác, sinh động về các sự vật, hiện
tượng.
- Để thực hiện tốt nguyên tắc này trong quá trình dạy học ở mẫu giáo
cần sử dụng nhiều phương tiện trực quan khác nhau: sử dụng các loại vật thật,
tranh ảnh, mô hình, các đồ chơi... Kết hợp đúng đắn việc sử dụng các đồ dùng
trực quan với lời nói của cô.
3.4.2.3.5. Nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ
Nguyên tắc này yêu cầu trong quá trình dạy học phải làm sao cho trẻ học
một cách hứng thú, tích cực, làm cho trẻ tự mình hoàn thành các nhiệm vụ học
tập để nắm trí thức, kỷ năng, kỷ xảo.
Để phát huy tính tích cực, tự giác của trẻ trong quá trình dạy học cần sử
dụng linh hoạt các phương pháp, biện pháp khác nhau, nhằm gây hứng thú
nhận thức, lôi cuốn trẻ vào hoạt động học tập.
VD:- Giao cho trẻ giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ thông qua tổ chức hoạt
động. Có 2 kiểu hướng dẫn trẻ hoạt động:
+ Giải thích cho trẻ thứ tự hành động để đi đến giải quyết nhiệm vụ.
+ Đưa ra cho trẻ toàn bộ nhiệm vụ, gợi ý cho trẻ sử dụng các phương
thức hành động khác nhau, khuyến khích sáng kiến của trẻ. Cách giao nhiệm
vụ này tạo điều kiện cho trẻ tự do hành động theo cách suy nghĩ của mình, do
đó thúc đẩy tính tích cực nhận thức của trẻ.
- Có thể dùng phương pháp đàm thoại, đặt câu hỏi để trẻ tìm ra các thuộc
tính của sự vật hiện tượng, tìm ra mối liên hệ giữa chúng.
- Đưa trẻ vào các hoạt động tìm tòi đơn giản và đề ra cho trẻ những
nhiệm vụ nhận thức vừa sức.
- Giúp trẻ vận dụng tri thức vào các hoạt động tích cực: vào các trò
chơi..
111
- Trong các tiết học, cô phải tổ chức hợp lý các hoạt động sư phạm nhằm
thu hút toàn bộ trẻ tham gia tích cực vào quá trình học tập: ngôn ngữ diễn cảm,
uyển chuyển, sử dụng hợp lý các đồ dùng trực quan...
3.4.2.3.6. Nguyên tắc cá biệt hoá trong quá trình dạy học
Trẻ em bên cạnh đặc điểm chung về lứa tuổi, còn có những đạc điểm
riêng về trình độ nhận thức, vốn hiểu biết, mức độ mềm dẻo, linh hoạt của tư
duy, ở tốc độ lĩnh hội tri thức. Có em hiểu và nhớ nhanh, vận dụng tri thức linh
hoạt, có em lại hiểu chậm. Vì vậy trong quá trình dạy học cho cả lớp, phải chú
ý đến đặc điểm cá nhân của trẻ để từ đó có biện pháp tác động cho phù hợp, tạo
điều kiện cho mọi trẻ có điều kiện phát triển tối đa khả năng của mình.
VD: Những trẻ kém chú ý cần cho ngồi gần cô hơn, những trẻ nhút nhát,
thụ động phải hay đặt câu hỏi cho trẻ hơn để trẻ làm quen và tham gia tích cực;
những trẻ dễ bị kích động, khả năng kềm chế kém thì giáo viên nên kềm chế
các em lại ít nhiều để tính tích cực của các em không làm ảnh hưởng đến trật tự
của lớp. Có những trẻ ham chơi hơn ham học cần làm cho trẻ hứng thú đối với
nội dung giờ học, những trẻ có năng lực khá cần giao các nhiệm vụ phức tạp
hơn.
Tóm lại, các nguyên tắc dạy học trên đây có mối quan hệ mật thiết, tác
động qua lại lẫn nhau. Cần thực hiện chúng một cách linh hoạt trong quá trình
dạy học mầm non.
3.4.3. Nội dung dạy học
3.4.3.1. Khái niệmvề nội dung dạy học
Nội dung dạy học là một thành tố quan trọng, có mối quan hệ mật thiết
với các thành tố khác của quá trình dạy học.
Nội dung dạy học được hình hành từ những tinh hoa của nền văn hoá xã
hội, từ những kinh nghiệm xã hội được tích luỹ qua quá trình phát triển lịch sử
xã hội.
Nền văn hoá xã hội là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con
người tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử.
Kinh nghiệm xã hội là hệ thống những tri thức, kỹ năng, thái độ, cách
thức hoạt động của con người. Kinh nghiêm xã hội có khả năng truyền đạt và
lĩnh hội được thông qua giáo dục. Do đó, nó có thể truyền đạt nền văn hoá xã
hội để phát triển sản xuất, đưa nền văn minh nhân loại tiến lên. Kinh nghiệm
xã hội xuất xứ từ nền văn hoá xã hội trở thành nguồn gốc trực tiếp của nội
dung dạy học. Tuy nhiên kinh nghệm xã hội đưa vào nội dung dạy học phải
thông qua qúa trình xử lý sư phạm, tức là phải tính đến mục đích, nhiệm vụ của
cấp học, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh theo từng độ tuổi.
Kinh nghiệm xã hội rất phong phú và đa dạng, do đó nội dung dạy học là
một hệ thống bao gồm 4 thành tố cơ bản sau đây:
- Hệ thống những tri thức về tự nhiên - xã hội, tư duy, về kỹ thuật và
cách thức hoạt động (thể hiện các khái niệm, các phạm trù, các định luật, định
lý, học thuyết, những tri thức về cách thức hoạt động). Hệ thống những tri thức
112
này là cơ sở để phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy và để hình thành
cho học sinh thái độ đúng đắn đối với thế giới khách quan.
- Hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến lao động trí óc và lao
động chân tay.
- Hệ thống các kinh nghiệm hoạt động sáng tạo: Hệ thống này giúp cho
học sinh có năng lực giải quyết những vấn đề mới trên cơ sở tiến hành hoạt
động sáng tạo nhằm góp phần phát triển di sản văn hoá.
- Hệ thống những chuẩn mực và thái độ đối với tự nhiên, xã hội, đối với
con người và cộng đồng.
Mỗi thành phần trên đây đều có chức năng riêng trong sự hình thành
nhân cách, song chúng có liên quan mật thiết với nhau. Do đó, ngay từ tuổi
mẫu giáo cần cung cấp cho trẻ cả 4 thành phần trong hệ thống kinh nghiệm xã
hội phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Đây là định hướng quan trọng trong việc
lựa chọn nội dung dạy học cho trẻ mầm non.
Như vậy, nội dung dạy học là hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, cách
thức hoạt động, những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và những tiêu chuẩn về
thái độ đối với tự nhiên, xã hội, cộng đồng, phù hợp về mặt sư phạm nhằm
hình thành nhân cách cho người học.
3.4.3.2. Nội dung dạy học cho trẻ Mầm non
Nội dung dạy học cho trẻ mầm non được qui định trong chương trình
giáo dục mầm non do bộ GD - ĐT ban hành. Nó bao gồm:
- Phát triển ngôn ngữ.
- Làm quen với tác phẩm văn học
- Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng
- Hoạt động tạo hình
- Giáo dục âm nhạc
- Giáo dục thể chất và phát triển vận động.
- Làm quen với MTXQ
* Những cơ sở cho việc lựa chọn nội dung dạy học cho trẻ mầm non:
- Nội dung dạy học phải đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non
là hình thành cho trẻ nền tảng nhân cách con người Việt nam XHCN.
- Đảm bảo cung cấp cho trẻ hệ thống tri thức sơ đẳng, cụ thể, dễ hiểu,
song phải đảm bảo tính khoa học chuẩn xác (tri thức biểu thị dưới dạng những
hình ảnh, biểu tượng mà trẻ tri giác trực tiếp).
- Nội dung dạy học được lựa chọn phải làm cơ sở cho sự phát triển
những hình thức chung của hoạt động tư duy, phát triển tối đa các năng lực trí
tuệ của trẻ.
- Nội dung dạy học cần đảm bảo tính hệ thống, nghĩa là những tri thức
của trẻ phải được hệ thống hoá dựa trên những mối quan hệ dễ hiếu đối với trẻ
trong quá trình hoạt động đối tượng- cảm tính thuộc một lĩnh vực hiện thực nào
đó.
113
- Nội dung dạy học cần đảm bảo tính đồng tâm, được mở rộng, nâng cao
dần qua các độ tuổi.
3.4.4. Phương pháp dạy học Mầm non
3.4.4.1. Khái niệm chung về phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là một phạm trù hết sức quan trọng, có tính chất
quyết định đối với mọi hoạt động. A. K. Krưlốp nhấn mạnh: "Đối với con tàu
khoa hoc, phương pháp vừa là chiếc la bàn, vừa là chiếc bánh lái, nó chỉ
phương hương và cách thức hoạt động".
- Về phương diện triết học: Phương pháp được hiểu là cách thức, con
đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm
vụ nhất định.
Phương pháp, theo Hêghen: "là ý thức về hình thức của sự tự vận động
bên trong của nội dung".
Trên cơ sơ khái niệm phương pháp chung, người ta đã xây dựng khái
niệm phương pháp dạy học.
- Theo U.K. Babanxki: Phương pháp là cách thức hoạt động tương tác
giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, phát triển về giáo
dục trong quá trình dạy học.
- Theo Lecne: Phương pháp là hệ thống những hành động có mục đích
của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh,
đảm bảo cho học sinh lĩnh hội học vấn.
Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác. Mặc dầu chưa có ý kiến thống
nhất về định nghĩa phương pháp dạy học, các tác giả đã thừa nhận rằng:
phương pháp dạy học có những đặc trưng sau:
- Phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của học sinh nhằm đạt
được mục đích đề ra.
- Phản ánh sự vận động của nội dung đã được nhà trường qui định.
Như vậy, có thể hiểu phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt
động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, dưới sự chỉ đạo của
giáo viên nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.
* Các tính chất cơ bản của phương pháp dạy học
- Tính mục đích của phương pháp: Đây là tính chất cơ bản nhất của
phương pháp. Phương pháp chịu sự chi phối của mục đích dạy học. Mục đích
dạy học chi phối việc lựa chọn phương pháp dạy học.
- Tính nội dung: Phương pháp phụ thuộc vào nội dung dạy học, nội dung
nào thì phương pháp ấy, không có phương pháp nào được coi là vạn năng ứng
với mọi nội dung dạy học.
- Tính hiệu quả: Các phương pháp dạy học chịu sự chi phối mạnh mẽ
của đặc điểm lứa tuổi học sinh, hiệu quả của chúng phụ thuộc vào khả năng
vận động của giáo viên. Mỗi phương pháp đều có những ưu và khuyết nhất
định, vì vậy cần phải phối hợp các phương pháp khác nhau để phát huy hiệu
quả của chúng.
114
- Tính hệ thống: các phương pháp dạy học được vận dụng trong quá
trình dạy học phải tạo thành một hệ thống được lựa chọn, cân nhắc. Mỗi
phương pháp dạy học phải bao gồm hệ thống các thao tác, biện pháp phù hợp
với lôgic của hoạt động dạy học.
3.4.4.2. Khái niệm và đặc điểm của phương pháp dạy học mầm non
Phương pháp dạy học mẫu giáo là cách thức hoạt động phối hợp giữa
giáo viên và trẻ do giáo viên hướng dẫn nhằm giúp trẻ tiếp thu tri thức, kỹ
năng, phát triển năng lực nhận thức, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ.
Cũng như tính chất chung của phương pháp dạy học, phương pháp dạy
học mầm non chịu sự chi phối mạnh mẽ của mục đích, nội dung dạy học ở
mầm non, đặc điểm tâm lý và trình độ nhận thức của trẻ. Mặt khác, việc lĩnh
hội tri thức phải được diễn ra trong quá trình hoạt động của trẻ: trong các hoạt
động qua sát, thao tác thực hành với đồ vật, trong các trò chơi. Vì vậy, khi xác
định phương pháp dạy học cần xuất phát từ tính chất hoạt động nhận thức và
thực tiễn hoạt động của trẻ hơn là tính chất hoạt động của giáo viên (tăng
cường hoạt động của trẻ). Đây là một trong những định hướng quan trọng
trong việc sử dụng phương pháp dạy học ở mầm non theo quan điểm lấy trẻ
làm trung tâm.
Trong quá trình sử dụng phương pháp dạy học ở mầm non, giáo viên
phải sử dụng nhiều biện pháp, thủ thuật dạy học khác nhau.
+ Biện pháp dạy học là một bộ phận của phương pháp (trò chơi, đọc thơ,
xem tranh ảnh..). Ở lứa tuổi mầm non các biện pháp dạy học đóng vai trò quan
trọng, nó làm cho quá trình dạy học sinh động, hấp dẫn trẻ, làm cho phương
pháp tác động phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ, vì thế làm nâng cao hiệu
quả dạy học.
3.4.4.3. Phân loại các nhóm phương pháp dạy học
Hiện nay có nhiều cách phân loại hệ thống phương pháp dạy học. Tuy
nhiên, hệ thống các phương pháp dạy học sau được sử dụng phổ biến trong quá
trình dạy học ở mầm non:
- Nhóm các phương pháp dùng lời: Nhóm này bao gồm các phương
pháp: giải thích, kể, đọc, trò chuyện ( đàm thoại)
- Nhóm các phương pháp dạy học trực quan: quan sát, trình bày trực
quan
- Nhóm các phương pháp dạy học thực tiễn
- Các phương pháp trò chơi
3.4.4.3.1. Nhóm các phương pháp dùng lời
Căn cứ vào lời nói và chữ viết với tư cách là một nguồn tri thức phong
phú, người ta xây dựng nhóm các phương pháp dùng lời. Ở trường mầm non,
nhóm các phương pháp này bao gồm các phương pháp sau:
- Giải thích: Muốn cho trẻ lĩnh hội được những tri thức và khả năng nhất
định, giáo viên cần giải thích những điều cần dạy cho các em. Kết quả dạy học
trong các giờ học phụ thuộc nhiều vào sự giải thích, trình bày của giáo viên. Sự
giải thích của giáo viên làm phát triển năng lực chú ý, giúp trẻ tri giác đúng
115
đắn các sự vật, hiện tượng, giáo dục tính tập trung tư tưởng, hình thành hứng
thú đối với giờ học và tính tổ chức của hành vi, phát triển ở trẻ kỹ năng hiểu
được tài liệu học tập được trình bày dưới dạng lời nói.
Yêu cầu khi sử dụng phương pháp giải thích: Việc giải thích của giáo
viên cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, phải làm chính xác hoá các biểu tượng, các
biểu tượng đó được rõ ràng và sát thực tế.
- Kể chuyện: Mục đích của kể chuyện là truyền thụ tri thức này hay tri
thức khác dưới hình thức hình tượng và dễ hiểu đối với trẻ em. Trong lời kể, tri
thức được truyền thụ cho trẻ dưới hình thức hình ảnh hay một câu chuyện sinh
động, hấp dẫn.
Yêu cầu đối với kể chuyện: Lời kể hay chuyện kể phải có bố cục rõ
ràng, có cấu trúc lôgic rành mạch, ngôn ngữ kể phải sinh động, hấp dẫn, mang
tính nghệ thuật cao.
- Đọc: đọc và kể chuyện là những phương pháp có vị trí quan trọng
trong việc dạy trẻ. Đọc không những giúp cho trẻ lĩnh hội tri thức mới mà còn
gây cho trẻ những cảm xúc tích cực.
Giáo viên phải nắm vững nghệ thuật đọc truyện: Giọng đọc phải sinh
động, hấp dẫn, diễn cảm.. có như vậy mới tác động đến tình cảm của trẻ.
- Đàm thoại: Là cách thức trao đổi giữa cô và trẻ trong quá trình dạy học
bằng những câu hỏi đã được lựa chọn nhằm kích thích trẻ hoạt động nhận thức
theo hướng cần thiết.
Ưu điểm của phương pháp: Thức đẩy sự phát triển tư duy và ngôn ngữ
của trẻ, làm cho trẻ học tập hứng thú hơn. Thông qua đàm thoại, giáo viên có
thể uốn nán và phát triển những câu trả lời của trẻ, nhằm phát triển ngôn ngữ
và rèn luyện cho trẻ năng lực diễn đạt bằng lời.
Yêu cầu đối với câu hỏi của cô: các câu hỏi phải được chuẩn bị sao cho
rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu đối với trẻ. Đồng thời câu hỏi đặt ra phải lôgic, phù
hợp với nội dung bài dạy, câu hỏi phải sát với trình độ của trẻ và phải kích
thích được sự suy nghĩ, tìm tòi của trẻ: những câu hỏi đặt ra đòi hỏi trẻ phải
suy luận (trẻ phải so sánh các sự vật, hiện tượng, phải xác định được những
mối quan hệ).
Tóm lại: Các phương pháp dạy học bằng lời được sử dụng rộng rãi trong
quá trình dạy học ở mầm non. Nó thường được sử dụng phối hợp với các
phương pháp dạy học khác.
3.4.4.3.2. Nhóm các phương pháp dạy học trực quan
Các phương pháp dạy học dựa vào việc sử dụng những sự vật, hiện
tượng thực (hay những vật mô tả chúng) gọi là các phương pháp dạy học trực
quan. Các phương pháp trực quan bao gồm quan sát và trình bày trực quan. Hai
phương pháp này có mối quan hệ với nhau.
* Quan sát: Quan sát là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực. Đó là
sự tri giác các sự vật, hiện tượng một cách có mục đích, có kế hoạch và có
trọng tâm, qua đó có thể rút ra những tri thức xác thực về chúng.
116
Đối với trẻ mẫu giáo, tư duy trực quan, hình tượng còn chiếm ưu thế nên
việc sử dụng phương pháp quan sát trong quá trình dạy học đóng vai trò quan
trọng. Thông qua việc tổ chức cho trẻ quan sát mới hình thành cho trẻ những
biểu tượng đầy đủ, chính xác, sinh động về các sự vật, hiện tượng xung quanh.
Quan sát góp phần phát triển tư duy, ngôn ngữ, hứng thú nhận thức cho trẻ.
Đặc biệt việc tổ chức cho trẻ quan sát còn phát triển năng lực quan sát (óc quan
sát), vũ khí sắc bén để nhận thức thế giới xung quanh.
Để dạy trẻ quan sát có hiệu quả, giáo viên phải biết tổ chức hoạt động
quan sát, trẻ phải được trực tiếp quan sát sự vật, hiện tượng một cách có mục
đích, có kế hoạch, có trọng tâm, biết so sánh các sự vật, hiện tượng với nhau,
biết quan sát những dấu hiệu cơ bản, đặc trưng theo nhiệm vụ đặt ra.
Ví dụ: Quan sát loại quả: hướng sự quan sát của trẻ vào tên gọi, màu sắc,
kích thứơc, hình dạng, mùi vị của quả, so sánh với các loại quả khác.
Khi tổ chức cho trẻ quan sát cần chọn cho trẻ vị trí và thời điểm thích
hợp để trẻ nhìn thấy n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtmn0009_p2_434.pdf