Giáo dục học - Chương 3: Phương pháp tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non

Truyện kể là một tác phẩm văn học thuộc loại tự sự. Các thể truyện dân

gian, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài đều là những thể loại rõ rệt nhất thuộc

loại hình tự sự. Tác phẩm thuộc loại tự sự bao giờ cũng là một tác phẩm có tình

tiết, tức là cố một câu chuyện làm nòng cốt, trong đó có những sự việc đang xảy

ra, đang diễn biến, có sự tham gia của những con người với những hành động,

ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách của họ trong mối quan hệ với hoàn cảnh thiên

nhiên, xã hội và trong mối quan hệ lẫn nhau. Trong tác phẩm tự sự, tác giả có

thể đóng vai trò người kể chuyện. Tư tưởng tình cảm, thái độ của tác giả biểu

hiện chủ yếu là ở bản thân câu chuyện. Tác giả có thể đóng vai trò người kể

chuyện một cách công khai nhưng thường giấu mình một cách rất khéo. Sự tồn

tại của tác phẩm tự sự được dệt nên qua lời kể đó. Cho nên, trong những tác

phẩm loại tự sự, chúng ta thường phân biệt có hai thứ ngôn ngữ, ngôn ngữ gián

tiếp (tức là lời kể của tác giả) và ngôn ngữ trực tiếp (tức là lời nói của nhân vật).

Ngoài những đặc trưng này, các thể loại truyện kể đều có những phong cách, vẻ

đẹp riêng. Ngôn ngữ truyện kể gần gũi với ngôn ngữ đời sống, nó giản dị, sinh

động mang tính hình tượng khiến cho việc tiếp nhận tác phẩm của trẻ qua lời kể

có những thuận lợi nhất định.

pdf67 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo dục học - Chương 3: Phương pháp tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tục ngữ - những thành tựu tinh hoa dân tộc vào hoàn cảnh cần thiết. 165 Những câu tục ngữ, ca dao thường không dài lắm. Vì vậy tất yếu cần phải cho các em học thuộc lòng và sử dụng tất cả các phương tiện diễn cảm của ngôn ngữ. Cần phải nhớ rằng những tác phẩm mẫu mực như thế trong sáng tác dân gian sẽ được các em ghi nhớ theo cách đọc mà các em nghe được của người lớn và việc dạy học có kế hoạch của cô giáo. Chương trình làm quen với văn học ở trường mầm non nên dành cho việc dạy tục ngữ, ca dao trên một dạng thức tiết học một lần trong tuần với một thời lượng nhất định, với các biện pháp sử dụng rất khác nhau. * Dạy trẻ học thuộc đồng dao, cô giáo cần chú ý câu hát đồng dao thường gắn bó hữu cơ với trò chơi. Đồng thời với việc dạy đồng dao, chúng ta còn phải dạy trẻ cách chơi như thế nào. Cô giáo có thể vừa chơi với trẻ vừa đọc các bài đồng dao, đọc theo cô dần dần trẻ sẽ thuộc lời và vừa đọc vừa tự chơi với nhau. Khi chơi “Dung dăng dung dẻ”, trẻ nắm tay nhau cùng đi, vừa đi vừa đọc và tay vung theo nhịp của bài hát. Đến câu “ngồi thụp xuống đây” trẻ nắm tay nhau cùng ngồi sau đó đứng dậy lại tiếp tục câu hát. Các bài đồng dao thường theo kết cấu vòng tròn (đọc hết câu cuối của bài lại đọc tiếp câu đầu, cứ như thế vòng đi vòng lại). Khi đọc cho trẻ nghe, cô giáo chú ý đọc đúng, rõ ràng, có vần, nhịp, và phải đọc hết bài với giọng điệu vui tươi hòn nhiên, dí dỏm. cần đọc nhiều lần để trẻ ghi nhớ, học thuộc, sau khi đã thuộc, cô giáo yêu cầu trẻ đọc nhanh dần. Thi đua đọc nhanh đó là cách giúp cho việc rèn luyện bộ máy phát âm, trau dồi ngôn ngữ, sự nhạy bén linh hoạt của tư duy. Các bài “Lúa ngô là cô đậu nành”, “Chim ri là dì sáo dậu”, “Con kiến mà leo cành đa” là những câu hát đồng dao mà trẻ rất thích học đọc, đếm đến tiếng cười vui vẻ cho không khí thi đua tự nhiên, cởi mở. Ngoài những bài được lựa chọn để giúp trẻ học đọc theo chủ đề, chủ điểm, cô giáo còn khích lệ để trẻ thi đua đọc ra những câu đồng dao trẻ đã thuộc từ cha mẹ, anh chị, bạn bè trong xóm, phố. Hình thức thi đua đọc nhanh giữa các nhóm, tiếp nối từng câu giúp trẻ có phản xạ nhanh, sức tập trung chú ý. Thi đua là động lực lôi cuốn, thúc đẩy trẻ cố gắng nỗ lực tích cự học tập. Việc thi đua có thể kéo dài một tuần. Sau một 166 tuần cô giáo tiến hành kiểm tra số lượng bài trẻ thuộc, có tuyên dương khen thưởng. Học thuộc đồng dao cần được tiến hành trong những hoạt động trò chơi dân gian ngoài trời, trong lớp, lúc đón trẻ, lúc trẻ ngủ dậy. Nếu hát ru, chủ thể diễn xướng là người lớn, thì đồng dao chủ thể diễn xướng là trẻ em. Hát ru đưa trẻ vào giấc ngủ, thì đồng dao đánh thức trẻ dậy, làm chúng năng nổ hoạt bát, vui vẻ. Tâm trạng sảng khoái này sẽ là những giờ phút chơi mà học rất hồn nhiên, hiệu quả. CÂU HỎI 1. Vai trò của tục ngữ, ca dao, đồng dao đối với giáo dục trẻ em? 2. Cách tiến hành dạy trẻ học thuộc và đọc diễn cảm tục ngữ, ca dao? 3. Cách tiến hành dạy trẻ học thuộc và đọc diễn cảm đồng dao? VII. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH DỰA THEO TÁC PHẨM VĂN HỌC 1. Trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học Trò chơi - là một hình thức hoạt động rất quyến rũ, hấp dẫn đối với trẻ em mẫu giáo. Giữa các loại trò chơi đa dạng, phong phú thì trò chơi đóng kịch là một hình thức hoạt động chơi đặc biệt và độc lập thực sự của trẻ. Nguồn của trò chơi là các tác phẩm văn học mà trẻ thường tái tạo lại nội dung, mô tả lại các nhân vật và các sự kiện xảy ra trong tác phẩm. Theo tính chất của mình, trò chơi đóng kịch có những nét chung với trò chơi đóng vai theo chủ đề, có nghĩa là ở hai loại trò chơi này có một vài hành động liên tiếp và giữa chúng có mối quan hệ gắn bó lôgic với nhau. Trong trò chơi đóng kịch và trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ đều đảm nhận một số vai nhất định và hành động tương ứng. Sự khác nhau giữa hai loại trò chơi này ở chỗ: Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ em thường phản ánh những ấn tượng mà trẻ cảm nhận trực tiếp từ cuộc sống thực xung quanh, còn trong trò chơi đóng kịch thì những ấn tượng đó trẻ nhận được từ các tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. 167 Những dạng trò chơi kể trên đưa đến cho trẻ em một khoảng không rộng lớn để biểu hiện óc sáng tạo và sáng kiến. Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phản ánh những ý định chơi của bản thân mình tự chúng tạo ra tình huống, chúng có thể tự do thay đổi ý định chơi, hướng trò chơi theo một ý định khác, đôi khi nó chuyển sang một hướng bất ngờ hoàn toàn khác so với ý định ban đầu. Số lượng trẻ tham gia vào trò chơi có thể là ít hoặc có thể là nhiều. Khi chơi, trẻ copy, mô phỏng lại những nhân vật trong cuộc sống thực, như trẻ mô tả các nhân vật: bác lái xe, người hành khách, cô giáo, bác sĩ Trong trò chơi đóng kịch thì nội dung và tính chất hoạt động của trẻ phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm. Nội dung có sẵn đó sẽ xác định: thành phần trẻ tham gia trò chơi, lời nói của các nhân vật và trình tự xảy ra các cảnh tượng đó. Điều này một mặt giúp cho trẻ dễ dàng hơn khi chơi, nội dung chơi có sẵn, quan hệ giữa các nhân vật trong trò chơi đã được định trước và xác định những hành động của nhân vật trong khi chơi. Mặt khác, điều quan trọng trong trò chơi này là các nhân vật phải được miêu tả, phản ánh y hệt như chúng vốn có trong tác phẩm cùng với tất cả những nét đặc trưng của họ trong hành vi, trong lời nói. Nếu làm khác đi thì trò chơi đóng kịch sẽ không còn nữa. Ví dụ: Trong truyện cổ tích “Cáo, thỏ và gà trống”, đây là trò chơi mà thường được trẻ mẫu giáo ưa thích. Thỏ - theo nội dung của truyện cổ tích cho phép cáo ngủ trong đêm ở nhà mình, nhưng cáo đã đuổi thỏ ra khỏi nhà của mình Thỏ liền cầu cứu các con vật khác giúp đỡ để trở về nhà của mình. Bằng hành vi của mình thỏ đã biểu hiện sự yếu đuối tuyệt vọng. Cáo - chiếm nhà của thỏ, thể hiện tính hống hách, cáo già của mình. Khi gặp gà trống thì cáo lại tỏ ra rất yếu hèn. Trong tất cả hành vi của gà trống - nhân vật chính - biểu hiện rõ những nét chủ yếu như dũng cảm, bướng bỉnh, sự sẵn sàng giúp đỡ kẻ yếu đuối. Những hành động chơi không có sẵn trong truyện cổ tích “Cáo thỏ và gà trống” mà chúng còn được ẩn trong các biểu hiện, biến đổi nào đó, ở điệu bộ, ngữ điệu, giọng điệu, giọng của các nhân vật. Song để tạo nên một hình ảnh 168 không đơn giản là thỏ hoặc gà trống, mà là hình ảnh một chú thỏ bị lừa gạt, thiếu sự giúp đỡ và chú gà trống dũng cảm, đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, sáng tạo khi thể hiện nhân vật. Trẻ cần phải tưởng tượng mình ở vị trí của nhân vật. Trẻ cần phải tưởng tượng mình ở vị trí của nhân vật, trẻ cần hiểu được tình cảm của nhân vật, trải nghiệm chúng để tạo ra hình tượng tương ứng với nhân vật. Tóm lại trong trò chơi đóng kịch, sáng kiến và óc sáng tạo của trẻ không hướng tới việc tạo ra hoàn cảnh chơi (tình huống chơi), nghĩ ra nội dung chơi mà là tạo ra khả năng để thực hiện vai chơi mà là tạo ra khả năng để thực hiện vai chơi của mình. Quan trọng không những chỉ là chơi gì, mà là chơi như thế nào? Cách thể hiện hành động chơi với chuyển động, lời nói? Trong trò chơi đóng kịch, kết quả hoạt động chơi có chất lượng rất quan trọng. Kết quả của hoạt động chơi này tuy chưa phải là nghệ thuật, song nhằm hướng tới một cách có ý thức về hoạt động nghệ thuật. Điều đó giúp trẻ tái tạo lại nội dung, truyền đạt hình ảnh nhân vật trong một chừng mực nào đó phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Và cũng ở trong ý niệm này thì những kết quả đạt được trong khi chơi nó rất gần gũi với hoạt động nghệ thuật - đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật. Song song với việc tái tạo nội dung truyện cổ tích, truyện kể, thơ ca trong khi chơi đóng kịch, thì người ta lại thấy rằng trẻ em vẫn đưa những bài thơ, câu chuyện vào trong những hoạt động vui chơi khác. Lý luận và thực tiễn giáo dục trẻ mẫu giáo đã khẳng định văn học nghệ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động chơi của trẻ P.I.Zucôvôxkaia, nhà giáo dục Nga đã chỉ ra rằng khi chơi trò chơi “Gia đình”, “Ở trường mẫu giáo”, trẻ mẫu giáo đã sử dụng rộng rãi những câu chuyện cổ tích, những bài thơ. Tác giả đã đưa ra những con số lý thú: Từ 98 trò chơi với búp bê quan sát được trong quá trình nghiên cứu, thì có tới 50 trường hợp trẻ em sử dụng câu chuyện kể quen thuộc. Việc tự sử dụng những bài thơ, truyện cổ tích trong khi chơi, tạo điều kiện cho việc phát triển hứng thú nghệ thuật của trẻ, làm thỏa mãn nhu cầu của chúng trong hoạt động có liên quan đế nghệ thuật. Ví dụ trong trò chơi “Biểu diễn ca 169 nhạc”, các nghệ sỹ (ca sĩ) đọc thơ, trẻ tự tạo ra tình huống chơi và trải nghiệm sự thỏa mãn nếu như buổi biểu diễn văn nghệ của chúng thành công. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trò chơi đóng vai theo chủ đề có một vài yếu tố của kịch. Ở đó, phần nào trẻ đã tái tạo lại cốt truyện của truyện kể hoặc truyện cổ tích, giữ được tư tưởng chính của tác phẩm văn học nghệ thuật, kết hợp ấn tượng nghe được và kinh nghiệm sống của cá nhân. Như vậy, các công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng văn học nghệ thuật có ảnh hưởng lớn đến các trò chơi sáng tạo, tự lập của trẻ mẫu giáo và mang đến nhiều nội dung phong phú cũng như làm giàu xúc cảm của trẻ. Mặt khác, việc sử dụng tác phẩm văn học vào trong các trò chơi của trẻ dưới dạng này hay dạng khác đều mở rộng giới hạn giao tiếp của trẻ với văn học nghệ thuật và nâng cao hứng thú của chúng đối với văn học nghệ thuật. Việc sử dụng thơ ca vào các trò chơi đóng vai theo chủ đề (khi mà trẻ đọc thơ ca cho búp bê nghe hoặc trong lúc biểu diễn văn nghệ ở các góc nghệ thuật), đưa vào trò chơi một vài trích đoạn từ những câu chuyện kể đã được nghe qua, biểu diễn truyện cổ tích với sự tham gia gián tiếp của đồ chơi, không thể coi đó là trò chơi đóng kịch được. Đóng kịch, có nghĩa là biểu diễn một tác phẩm văn học nào đó dưới các vai, vừa giữ nguyên trình tự xảy ra trong truyện đó. Trò chơi đóng kịch là một hoạt động đòi hỏi trẻ cần thiết phải thực hiện những nét đặc trưng, kỹ năng, kỹ xảo của hoạt động chơi. Trò chơi đóng kịch không xuất hiện một cách ngẫu nhiên, theo sáng kiến của trẻ mà theo lời đề nghị của cô giáo. Nhiệm vụ đặt ra trước trẻ là: truyền đạt lại những nét tính cách đặc trưng, điển hình của nhân vật cần miêu tả. Chính nhiệm vụ này đã hướng trẻ cố gắng thực hiện vai chơi của mình. Hoạt động của trẻ trong trò chơi đóng kịch mang tính định trước dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Các nhà giáo dục Pháp chỉ ra rằng, trò chơi đóng kịch không những chỉ là sự thỏa mãn nhu cầu vui chơi mà còn là sự luyện tập, sự cố gắng trong quá trình chơi, trẻ nắm được tri thức mới, có được kỹ năng biết sử dụng khả năng và năng 170 lực của mình. Cô giáo cần phải giúp đỡ trẻ bằng lời khuyên của mình, không làm ảnh hưởng đến sự thể hiện của trẻ. 2. Trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học với giáo dục trẻ em Nghệ thuật là một phương tiện toàn diện và vô tận để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em. Cùng với các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, âm nhạcđóng kịch cũng là một hoạt động nghệ thuật ở trường mầm non được trẻ em rất yêu thích. Nó có ý nghĩa giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Tác phẩm văn học là một bức tranh về con người và cuộc sống với những mối quan hệ xã hội tổng hòa. Bức tranh ấy không chỉ là hình ảnh thật mà còn được cụ thể, khái quát hóa tạo thành hình tượng văn học qua sự tưởng tượng sáng tạo của nhà văn. Do những đặc trưng riêng, tác phẩm văn học trở thành phương tiện đặc biệt trong giáo dục mẫu giáo. Bằng hình tượng, ngôn ngữ văn học, tác phẩm văn học làm nảy sinh trong tâm hồn trẻ những rung động mạnh mẽ đối với con người và cuộc sống. Chính những cảm xúc và tình cảm ấy đã làm các em nhận thức thế giới xung quanh một cách rõ ràng sâu sắc hơn. Đến với tác phẩm văn học, trẻ như được bước vào một thế giới kỳ ảo với những niềm sung sướng say mê và tìm kiếm không biết mệt mỏi. Tuy vậy, khả năng cảm thụ tác phẩm văn học ở lứa tuổi này còn rất hạn chế. Trẻ chưa đủ trình độ lĩnh hội cũng như cảm thụ trực tiếp tác phẩm, vì vậy vai trò của người trung gian (cô giáo) có ý nghĩa quyết định. Cô giáo giúp trẻ tìm hiểu tác phẩm văn học bằng nghệ thuật đọc và kể diễn cảm, bằng việc trao đổi với trẻ về tác phẩm, bằng cách cho trẻ tiếp xúc với các hình ảnh trực quan như xem tranh ảnh, mô hình, con rối, băng hìnhMột hình thức đặc biệt hơn cả là giúp trẻ nhập vai thành nhân vật trong chính tác phẩm qua trò chơi đóng kịch. Như đã nêu trên, trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học là một nội dung của hoạt động vui chơi trong trường mẫu giáo. Tuy vậy, nó không đơn thuần là trò chơi mà còn là hoạt động mang tính chất nghệ thuật. Ngược lại, nó không chỉ là hoạt động nghệ thuật mà còn là trò chơi. Hai yếu tố này được kết hợp chặt chẽ trong nội dung cũng như trong quá trình tổ chức vui chơi, kích thích trẻ hoạt động tích cực trong suốt cuộc chơi. B.M. Chép - lốp viết: “Không nên coi việc 171 chơi, vẽ chỉ là để luyện tập chính hoạt động ấy, mà cần phải có một phần nào đó của hoạt động nghệ thuật nhằm hướng tới việc tạo ra sản phẩm, mà sản phẩm này cần tác động được đến một ai đó, nhằm giúp cho họ nhận thức được giá trị xã hội của sản phẩm ấy. Nếu thiếu cái đó, thì sự phát triển óc sáng tạo của trẻ nhất định sẽ bị nhường chỗ cho sự phát triển một vài kỹ năng hình thức”. Trong trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học trẻ không chỉ biến mình thành người lớn mà còn phải “hóa thân” thành các nhân vật với nội tâm phong phú, phức tạp với những cá tính khác biệt, với những hành động vừa thực tế, vừa kỳ ảoĐể đóng được vai này trẻ phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật gần giống được vai này trẻ phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật gần giống như người nghệ sỹ. Vấn đề đặt ra là trẻ phải đóng vai như thế nào? Kết quả của trò chơi đóng kịch có một ý nghĩa quan trọng. Chính những yêu cầu đặt ra trong suốt quá trình chơi đòi hỏi trẻ phải phát huy cao độ sự hoạt động của các chức năng tâm lý như ngôn ngữ, tưởng tượng, trí nhớ, tư duyNhư vậy, trò chời tác động đối với trẻ trên một bình diện rất rộng. Nó giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm sống qua trải nghiệm các nhân vật trong tác phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển ngôn ngữ và sự phát triển xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ. Qua trò chơi đóng kịch trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, học được giọng nói diễn cảm rõ ràng, các biểu tượng thẩm mĩ và óc tưởng tượng sáng tạo. Trong giáo dục thẩm mĩ, việc phát triển trí tưởng tượng cho các em chiếm một vị trí đặc biệt. Trí tưởng tượng cho các em chiếm một ví trí đặc biệt. Trí tưởng tượng là tiền đề căn bản của giáo dục nghệ thuật. Không có trí tưởng tượng, trẻ em sẽ ít thấy tác động của nghệ thuật. Không có trí tưởng tượng, trẻ em sẽ ít thấy tác động của nghệ thuật, một lĩnh vực có khả năng ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành đời sống nội tâm của con người. Qua trò chơi đóng kịch, trẻ tự hoàn thiện mình về đạo đức, trẻ sẽ học ở đó lòng dũng cảm, tính trung thực, tình yêu quê hương đất nước, yêu những điều thiện, bênh vực những người yếu đuối, lên án những cái xấu, cái ácĐặc biệt, trò chơi đã phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo. 172 Nhà tâm lý học người Nga N.A.Le - ôn - chep đã coi: “Trò chơi đóng kịch là một hình thức quá độ sang hoạt động thẩm mĩ, hoạt động nghệ thuật”. Như vậy, ở trường mẫu giáo, nhiệm vụ làm cho trẻ em yêu kịch, ham thích tham gia đóng kịch cũng là quan trọng. Khi tham gia đóng kịch trẻ em vừa nhận thức được cuộc sống với những mối liên hệ giữa con người với tự nhiên xã hội, vừa được thể nghiệm nghệ thuật. Quá trình đó làm cho tâm hồn trẻ trở nên nhạy cảm, phong phú và sâu sắc Trò chơi đem lại cho trẻ thơ niềm hanh phúc được vui chơi. Trong quá trình chơi đóng kịch, người ta cần giáo dục và phát triển trẻ mẫu giáo nỗ lực cố gắng hơn nữa để thực hiện được các hành động chơi. Nếu đặt ra cho trẻ nhiệm vụ chuẩn bị một trò chơi đóng kịch để biểu diễn cho các trẻ khác xem hoặc là bố mẹ xem thì việc trẻ có hứng thú với việc thực hiện vai chơi đạt kết quả rất có ý nghĩa giáo dục. Sự nỗ lực cố gắng đạt được kết quả chơi mang lại cho trẻ niềm vui rất lớn, trẻ được trải nghiệm “niềm vui thẩm mĩ”, “niềm vui sáng tạo” như Ma - ca - ren - co đã từng nói. Khi biểu diễn cho người khác xem sẽ giáo dục cho đứa trẻ mong muốn được chia sẻ với người khác về kết quả đạt được của mình. 3. Quy trình tổ chức trò chơi đóng kịch Cô giáo chọn tác phẩm văn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, hứng thú của trẻ và cần phải được trẻ chấp nhận. Kết quả của trò chơi đóng kịch phụ thuộc vào việc lựa chọn tác phẩm văn học. Ở đây, cần lưu ý đến ý nghĩa của tác phẩm văn học và đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo. Tác phẩm phải có ý nghĩa giáo dục nhân cách trẻ, giàu xúc cảm và ngôn ngữ giàu hình ảnh, chú ý đến những truyện có tình tiết hấp dẫn nhất đối với các em, có hình thức đối thoại là chủ yếu. Hình tượng nhân vật cần được lột tả thông qua hành động và mối quan hệ qua lại của chúng. Trong lĩnh vực này, những truyện dân gian rất có giá trị đặc biệt là truyện cổ tích. Chơi đóng kịch về truyện cổ tích, ở một chừng mực nào đó, trở thành hiện tượng truyền thống ở trường mẫu giáo và đây không phải là ngẫu nhiên. Những câu chuyện cổ tích mang đầy đủ phẩm chất của kịch bản. Những câu chuyện cổ 173 tích có yếu tố hiện thực và thấm nhuần tư tưởng nhân văn và hành vi của nhân vật mang tính lôgic cao. Truyện cổ tích thường có kết thúc có hậu, hợp lôgic. Trong truyện cổ tích có mâu thuẫn kịch tính, có sự cọ sát tính cách, có những tình huống gai góc và chứa đầy xúc cảm, hôi thoại ngắn gọn diễn cảm, ngôn ngữ đơn giản, giàu hình ảnh cũng như các sự kiện diễn ra nhanh chóng. Tất cả những đặc điểm của truyện cổ tích giúp cho trẻ dễ nhập vai đóng kịch. Cô giáo cho trẻ làm quen với tác phẩm mà trẻ sẽ đóng kịch bằng việc đọc và kể tác phẩm cho trẻ nghe giúp trẻ cảm nhận, hiểu được nội dung tư tưởng của tác phẩm, phẩm chất, tính cách các nhân vật. Trẻ càng hiểu và trải nghiệm sâu sắc tác phẩm thù càng phản ánh đúng đắn chính xác vào trong trò chơi của mình. Cảm nhận sâu sắc tác phẩm văn học là một trong những điều kiện để diễn kịch thành công. Các nhà giáo dục học mẫu giáo đã chỉ ra rằng, trong khi lắng nghe tác phẩm văn học, trẻ có những xúc cảm, tình cảm, trạng thái nhất định và thể hiện chúng một cách công khai. Những xúc cảm tình cảm này sẽ là cơ sở để trẻ hiểu tác phẩm và biểu hiện thái độ đối với những sự kiện và nhân vật trong tác phẩm. Trong khi nghe truyện sẽ đóng kịch, trẻ em hiểu và trải nghiệm qua nội dung của nó, đánh giá đúng đắn nhân vật trong truyện và ở trẻ xuất hiện hình ảnh cụ thể, dễ dàng và trong trí tưởng tượng của mình, trẻ hình dung cần phải làm gì trong tình huống ấy. Nghe truyện “Cáo, thỏ và gà trống” chúng có thể hình dung được Gà trống trong truyện khi đi lại thì nhấc cao chân, khi hát thì như tiếng chuông kêu và tự tin. Trẻ nhận xét đúng một số tính cách cua gà trống: dũng cảm, hiền từ, dễ mến. Tuy nhiên, mặc dù trẻ đã hình dung được về nhân vật ấy nhưng chúng chỉ tái tạo lại hành động đã chỉ sẵn ở trong truyện và nói những câu tương ứng, không thể hiện được một số phẩm chất của nhân vật khi kể lại truyện với một sự say mê. Câu chuyện cổ tích trẻ đã quen thuộc và nghe kể nhiều lần thường khơi dậy ở trẻ những xúc cảm sống động và chúng rất thích đóng lại truyện cổ tích đó trong trò chơi của mình. Nhiệm vụ ở đây là làm thế nào đó để trẻ biết mang thái 174 độ ấy vào trong trò chơi, mô tả chúng bằng những phương tiện phù hợp? Việc giúp trẻ hiểu sâu sắc tác phẩm là vô cùng cần thiết. Để hiểu tác phẩm một cách đầy đủ và sâu sắc kết hợp với đọc và kể diễn cảm tác phẩm, cô giáo có thể cho các em xem tranh minh họa và trò chuyện với các em về nội dung tư tưởng, hành động phản ánh phẩm chất, tính cách nhân vật. Khả năng hình dung ra các nhân vật, các sự kiện mà nhân vật tham gia cũng như khả năng hiểu được tình cảm, tính cách, những mối quan hệ qua lại của các nhân vật thúc đẩy quá trình phát triển tình cảm thẩm mĩ và trí tưởng tượng của các em. Để hình thành và khắc sâu những biểu tượng của trẻ, ở đây cần lợi dụng những bản năng tuyệt vời của ký ức thị giác. Trước khi đọc tác phẩm được sử dụng để dựng kịch, giáo viên cùng các em xem tranh minh họa, mô tả các nhân vật của tác phẩm, nhận xét những đặc trưng, tính cách của chúng như là màu sắc, quần áo., chú ý đến tư thế của chúng. Đối với việc dựng kịch, việc xem chi tiết những tranh minh họa, sau khi đọc, kể có một ý nghĩa đặc biệt. Nếu việc xem tranh minh họa trước khi đọc và kể có tính chất tổng quát (làm quen với hình thức các nhân vật), thì việc xem minh họa sau khi đọc có những nhiệm vụ sâu sắc hơn. Lúc này việc xem tranh là một trong những biện pháp làm hình thành ở các em những biểu tượng chính xác hơn về các nhân vật trong truyện. Hình dáng, tính cách quan hệ của các nhân vật được phản ánh trong tư thế, nét mặt, hành động. Cần phải dạy các em biết xem kỹ những minh họa nghệ thuật, suy nghĩ về cái điều họa sỹ muốn nói đến khi mô tả chúng trong hoàn cảnh nào đấy. Việc đọc một tác phẩm nghệ thuật theo việc xem chi tiết các tranh minh họa sẽ giúp các em hình thành được những biểu tượng cụ thể về tính cách nhân vật, về hành động và quan hệ giữa chúng, mà các em sắp phải trình bày khi dựng vở, giúp các em tự xây dựng được hình tượng phù hợp với nội dung văn học. Như vậy, để đạt được hình tượng phù hợp với nội dung văn học. Như vậy để đạt tính biểu cảm cao nhất khi sắm vai, chúng ta có thể chỉ đi theo con đường bắt các em học thuộc lòng, chỉ sẵn cho các em ngữ điệu và động 175 tác, mà phải để các em nghiền ngẫm tác phẩm, phát triển sức sáng tạo cá nhân trong việc diễn tả các nhân vật. Việc các em bắt chước máy móc cách đọc của cô giáo không đem lại những kết quả mong muốn. Việc giúp đỡ, hướng dẫn các em làm quen với nội dung tác phẩm sẽ gây được ở các em những cảm xúc tương ứng, làm cho việc biểu diễn của các em được chân thực, giọng nói có sức diễn cảm, hấp dẫn. Những tình cảm ấy sẽ biểu lộ trong những động tác khéo léo khi lên sân khấu. Sau khi nghe đọc, kể tác phẩm văn học, cô giáo nên cho trẻ kể lại truyện để trẻ nhớ nội dung hơn và được trải nghiệm mình, giúp cho việc ghi nhớ lời nói và biết thể hiện ngữ điệu giọng phù hợp với các nhân vật. * Chuyện kể tác phẩm văn học sang kịch bản Đây là một trong những yếu tố có tính quyết định đến thành công của trò chơi đóng kịch. Như đã nêu ở phần trên, cô giáo cần lựa chọn những tác phẩm văn học có nội dung tư tưởng sáng rõ để chuyển thể thành những kịch bản trò chơi đóng vai ngắn gọn, có cốt truyện phát triển mạch lạc, có những nhân vật giàu sắc thâm mĩ và về tính cách, hành động, ngôn ngữ. Với những tác phẩm dài, cần lược bỏ những gì không cần thiết hoặc chỉ chọn lựa những trích đoạn có ý nghĩa nhất chuyển thành kịch bản cho trẻ nhập vai. Trong trường hợp ấy, sự toàn vẹn của tác phẩm văn học thể được khôi phục, bảo toàn qua ngôn ngữ nhân vật người dẫn chuyện. Khác với nghệ thuật kịch, trong trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học dành cho trẻ mẫu giáo, ngoài các nhân vật chuyển từ tác phẩm văn học, cần có nhân vật người dẫn chuyện, có chức năng thâu chuỗi các sự kiện làm cho câu chuyện kịch vốn có thể bị lược bớt các chi tiết phụ vẫn có đầu có cuối, diễn biến mạch lạc, trở nên dễ hiểu đối với trẻ. Ngôn ngữ của nhân vật người dẫn chuyện vừa dẫn dắt nhân vật xuất hiện, câu chuyện kịch phát triển vừa có tác dụng định hướng quá trình tiếp xúc và cảm thụ tác phẩm cho trẻ. Như vậy, khi tiến hành chuyển thể sang kịch bản ngoài hình tượng con người, có thể biến cả cảnh vật thiên nhiên, cả cây cỏ trời mâytrong tác phẩm văn học thành nhân vật tham 176 gia vào câu chuyện, có thể đóng vai cảnh vật, đồ vật, làm cho chúng cũng trở nên biết nói năng, suy nghĩ, trò chuyện, hát ca cùng với các nhân vật người, tạo ra những hình tượng sinh động, gần gũi với trẻ, làm bộc lộ và tăng thêm chất thẩm mĩ và sức hấp dẫn của tác phẩm, giúp trẻ cảm nhận tác phẩm và cảm nhận cuộc sống tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Việc xây dựng, sáng tạo các nhân vật ở trò chơi đóng vai đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi dựa vào những tác phẩm văn học giàu chất trữ tình hoặc không có tuyến nhân vật đối lập nhau rõ rệt. Như vậy, đóng vai theo tác phẩm văn học không chỉ là “kịch hóa, nhân vật hóa” những hình tượng con người, mà trẻ còn có thể đóng vai cả những sự vật, hiện tượng, thậm chí cả những tình cảm, tâm trạng được miêu tả trong tác phẩm, dưới hình thức những vai diễn cá nhân hoặc hình tượng nhân vật tập thể. Cũng cần chú ý đến đặc điểm ngôn ngữ của kịch bản văn học dành cho trẻ. Người ta có thể hòa trộn, phối hợp sử dụng tất cả các hình thức ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu để đạt tới mục đích nhiều mặt khi tiến hành trò chơi đóng vai: đó là ngôn ngữ động tác hình thể của san khấu kịch câm, ngôn ngữ đối tho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtmn0022_p2_4329.pdf