Phương tiện trợthịquang học
* Các phương pháp phóng đại
Sựphóng đại tăng kích thước ảnh mà mắt nhận được bằng cách làm tăng vùng nhận
ảnh trên võng mạc mắt. Đối với những người khiếm thịnhững hình ảnh quá nhỏ đểnhận
biết có thể được phóng lớn hơn qua sựphóng đại.
Phóng đại bằng máy chiếu: sựphóng đại bằng máy chiếu làm tăng kích thước của
hình ảnh qua máy chiếu. Các dụng cụ điện tửnhưmàn hình máy tính Tivi cũng có thểtạo
ra sựphóng đại qua hình chiếu.
CCTV là một dụng cụdùng đểphóng đại hình ảnh, chữviết và đồhoạra sựphóng
đại hình ảnh, chữviết và đồhoạrồi chiếu cho người nhìn kém sửdụng.
Sựphóng đại liên quan đến khoảng cách
22 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo dục học - Chương 3: Hệ thống phương tiện trợ thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và các tổ chức quốc tế tổ chức;
- GV đang dạy trẻ khiếm thị ở các trường chuyên biệt hoặc các trung tâm hướng dẫn
cho giáo viên mới;
- Một số ít giáo viên thuộc các trường Nguyễn Đình Chiểu đã được đi thăm quan, tu
nghiệp ở nước ngoài về dạy trẻ mù.
Hình thức giáo dục: ở Việt Nam đang tồn tại những hình thức giáo dục trẻ mù như
chuyên biệt, hội nhập, hòa nhập thông qua sự quản lý của các ngành, các tổ chức quần
chúng xã hội và cá nhân.
Những khiếm khuyết đang tồn tại:
- Chưa có hệ thống trường đào tạo giáo viên dạy trẻ khiếm thị thuộc các bậc học.
Mới có khoa Giáo dục đặc biệt ĐHSP Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và 3 trường Cao
Đẳng mẫu giáo trung ương. Tuy nhiên, số lượng đào tạo còn rất hạn chế và chương trình
đào tạo còn chưa phù hợp;
- Hệ thống ký hiệu Braille đang sử dụng đã được thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Nhưng cần phải bổ sung và điều chỉnh thêm một số ký hiệu.
- Thiếu các tài liệu về lí luận giáo dục và dạy học chuyên ngành;
- Thiếu những thông tin về kinh nghiệm giáo dục trẻ khiếm thị của các nước trên thế
giới và khu vực;
- Vấn đề đánh giá và điều chỉnh chương trình, hình thức thi tuyển đối với học sinh
mù chưa được tính đến;
- Hệ thống quản lý nhà nước từ trên xuống cơ sở chưa đủ mạnh, thậm chí có địa
phương còn bỏ ngỏ.
- 45 -
- Vấn đề giáo dục cho trẻ nhìn kém, can thiệp sớm chưa được chú ý đúng mức;
Định hướng chăm sóc và giáo dục trẻ khiếm thị của Bộ GD – ĐT
Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản:
- Đảm bảo phần lớn trẻ khiếm thị được chăm sóc sức khỏe và dạy nghề. Phấn đấu
đến năm 2005 huy động được 60-70% (vùng đô thị, đồng bằng đông dân cư), 50-50%
(vùnh khó khăn) trẻ khuyết tật được đi học.
- Định hướng giáo dục trẻ khiếm thị là giáo dục hòa nhập
- Xây dựng hệ thống quản lý, chỉ đạo chuyên môn ngành giáo dục trẻ khiếm thị, cơ
cấu: quản lý, chỉ đạo chuyên môn và phát triển ngành học; nghiên cứu khoa học; đào tạo
bồi dưỡng giáo viên, tiến tới có đội ngũ giáo viên chuyên ngành tật học từ Bộ đến các địa
phương.
Nhiệm vụ trước mắt:
- Năm học 2005-2006, các sở Giáo dục Đào tạo có kế hoạch biện pháp chỉ đạo phát
triển giáo dục trẻ khiếm thị, phấn đấu đến năm 2010 thực hiện chỉ tiêu 70% trẻ khiếm thị
được giáo dục hòa nhập;
- Hình thành hệ thống quản lý chuyên môn, gồm giáo dục trẻ khiếm thị ở lứa tuổi
mầm non, tiểu học. Các cụ chức năng của Bộ làm tham mưu cho Bộ về quy chế tuyển sinh,
đào tạo và hướng nghiệp cho trẻ khiếm thị;
- Thực hiện thí điểm và từng bước triển khai rộng chương trình sư phạm tật học
trong hệ đào tạo giáo viên tiểu học trình độ Cao đẳng. Tiếp tục thực hiện chương trình tập
huấn các khóa học ngắn hạn. Đào tạo giáo viên trình độ cử nhân tại các trường sư phạm.
- Phối hợp với các Bộ, Ngành tổ chức cán bộ xây dựng và ban hành các chế độ,
chính sách, hình thành mã số tài chính, các định mức chi và quy chế trang thiết bị cho
ngành tật học;
- Các sở GD –ĐT cần triển khai điều tra, thống kê số lượng trẻ khuyết tật, đưa công
tác giáo dục trẻ khuyết tật vào nhiệm vụ năm học;
- Giáo dục trẻ khuyết tật là trách nhiệm của cộng đồng, của toàn xã hội. Tuy nhiên
giáo dục trẻ khuyết tật trước hết là của ngành giáo dục. Ngành giáo dục sẽ làm mọi việc để
tất cả trẻ khuyết tật đều được đến trường và có cơ hội, điều kiện phát triển, và được hưởng
sự bình đẳng giáo dục.
Một số giái pháp cho giáo dục trẻ khiếm thị Việt Nam
- Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với trẻ khuyết tật nói
chung và trẻ khiếm thị nói riêng
- 46 -
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục;
- Thực hiện luật giáo dục của nhà nước và Công ước về quyền trẻ em;
- Đào tạo giáo viên dạy trẻ khiếm thị trên toàn quốc (trước mắt là đào tạo đội ngũ
giáo viên cho các trường CĐSP;
- Tạo cơ sở vật chất và phương tiện dạy học cần thiết cho thầy, trò, thực hiện mục
tiêu giáo dục cho trẻ khiếm thị;
- Có cơ chế, chính sách cho việc dạy và học cho trẻ khiếm thị tương xứng với các
loại hình giáo dục chuyên biệt và hòa nhập;
- Cần có hệ thống tổ chức, quản lý nhà nước về giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và
trẻ khiếm thị nói riêng.
4.2. Hệ thống giáo dục trẻ khiếm thị tại Việt Nam
4.2.1. Các hình thức giáo dục trẻ khiếm thị ở Việt Nam
Hiện nay, giáo dục cho trẻ khiếm thị ở Việt Nam đi theo hai mô hình chính:
Giáo dục chuyên biệt
Giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khiếm thị là phương thức giáo dục tách biệt trẻ khiếm thị
với các mức độ khác nhau vào cơ sở giáo dục riêng.
Mục tiêu của giáo dục chuyên biệt:
- Mục tiêu nhân đạo
- Mục tiêu chăm sóc, giáo dục
- Mục tiêu giám sát, quản lý
Những tồn tại của giáo dục chuyên biệt đối với trẻ khiếm thị
- Là quan điểm đánh giá trẻ khiếm thị, coi trẻ là những trẻ thấp kém, không có khả năng
sống và học tập như những trẻ khác. Điều này dẫn đến cách tổ chức giáo dục: tách trẻ ra khỏi cộng
đồng, phương pháp giáo dục đặc biệt gây nên những hạn chế trong quá trình nhận thức
- Sự giáo dục tách biệt sẽ mang lại cho trẻ mặc cảm tự ti là những cản trở to lớn làm trẻ
không phát triển hết khả năng của mình.
- Môi trường giáo dục chuyên biệt là môi trường hạn chế về nhiều mặt
- Là mô hình tốn kém
Một số cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khiếm thị tại Việt Nam
- Trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu Đà Nẵng
- Trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu thành phố Hồ Chí Minh
- Trung tâm nuôi dạy trẻ em thiệt thòi Thái Nguyên
- Trung tâm nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng
- 47 -
-
Giáo dục hòa nhập
Giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thị là phương thức giáo dục trong đó trẻ khiếm thị
cùng học với trẻ bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống.
Tính tất yếu của giáo dục hòa nhập:
- Đáp ứng mục tiêu giáo dục
- Thay đổi quan điểm giáo dục
- Có tính hiệu quả của giáo dục hòa nhập
- Cơ sở pháp lý
- Tính kinh tế
- Giáo dục hòa nhập là mô hình hoàn thiện nhất trong các mô hình giáo dục cho trẻ
khiếm thị.
Giáo dục hòa nhập dựa trên quan điểm xã hội, coi trẻ khiếm thị có khả năng phát
triển bình thường như mọi trẻ em khác. Trong môi trường này, trẻ khiếm thị được học tập,
vui chơi và phát huy hết điểm mạnh của mình. Đây là xu thế tất yếu của thời đại, khi mà
các phương tiện trợ giúp cho người khiếm thị ngày càng hiện đại.
4.2.2. Hệ thống dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho trẻ khiếm thị ở Việt Nam
Nhóm cộng đồng hỗ trợ GDHN trẻ khiếm thị
* Mục tiêu hoạt động: Giúp kích thích phát huy hết khả năng của mình và đáp ứng nhu cầu được
chăm sóc, giáo dục như mọi trẻ em trong xã hội một cách thiết thực và có hiệu quả.
* Nguyên tắc hoạt động của nhóm cộng đồng hỗ trợ trẻ khiếm thị
- Chấp nhận trẻ và gia đình trẻ khiếm thị
- Để trẻ và gia đình trẻ khiếm thị được tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến nhu
cầu được đáp ứng
- Quyền tự quyết của trẻ và gia đình trẻ
- Tôn trọng trẻ và gia đình trẻ khiếm thị
* Thành phần tham gia nhóm cộng đồng hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ khiếm thị
- Chủ tịch/ phó chủ tịch xã/ phường/ thôn
- Hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng trường phổ thông
- GV trực tiếp dạy trẻ khiếm thị
- Phụ huynh/ người chăm sóc trẻ khiếm thị
- Đại diện các hội (thanh niên/ phụ nữ)
- Đại diện những người tình nguyện trong xã/ phường/ thôn
- 48 -
- Đại diện bạn bè cùng lớp
* Các bước tiến hành thành lập nhóm cộng đồng hỗ trợ GDHN trẻ khiếm thị
Bước 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về lợi ích của GDHN trẻ khiếm thị.
Trong đó cần nêu rõ quyền được học tập của trẻ khiếm thị, quyền được tham gia mọi hoạt động của
cộng đồng và nêu rõ khả năng và nhu cầu của trẻ khiếm thị không thua kém trẻ bình thường.
Bước 2: Phát hiện những nhân tố tích cực để vận động vào nhóm hỗ trợ cộng đồng trẻ khiếm thị
Người có uy tín
Người có kỹ năng truyền thông, giao tiếp tốt
Người có khả năng phát biểu, nói lên tiếng nói thay cho trẻ và gia đình trẻ
Người giám đấu tranh vì lợi ích của trẻ và gia đình trẻ khiếm thị
Người có nhiều thời gian rảnh rỗi và có lòng từ thiện, bác ái
Bước 3: Thành lập nhóm cộng đồng hỗ trợ trẻ khiếm thị dựa trên cơ sở phát hiện những
nhân tố tích cực trong các thành phần nêu trên. Sau đó báo cáo chính quyền ra quyết định
công nhận
Cách theo dõi sự tiến bộ của trẻ
Trao đổi kinh nghiệm nuôi dạy con với các phụ huynh khác có con cùng cảnh ngộ
Tìm nguồn lực hỗ trợ trẻ em và gia đình trẻ khiếm thị
Quyên góp gây quỹ từ thiện giúp đỡ trẻ khiếm thị
Quyên góp quần áo cũ, bìa vở, lịch cũ giúp trẻ khiếm thị
Vận động người tham gia đưa đón và luyện tập định hướng di chuyển trong không
gian.
Tổ chức vòng bạn bè hỗ trợ trẻ khiếm thị
* Mục tiêu hoạt động của vòng bạn bè: giúp trẻ em bình thường và trẻ khiếm thị hỗ trợ,
giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoạt động ở trường và ở nhà như: học tập, rèn luyện kỹ năng
lao động, định hướng di chuyển và vui chơi
* Xây dựng vòng bạn bè:
- Nguyên tắc xây dựng vòng bạn bè:
Các thành viên tự nguyện tham gia hoạt động (có sự giải thích, thuyết phục của giáo
viên chủ nhiệm lớp về mục đích giúp bạn khiếm thị)
Mọi thành viên cùng chịu trách nhiệm khi nhận giúp bạn, cùng chia sẻ và hợp tác
với nhau trong mọi hoạt động.
- Thành phần tham gia vòng bạn bè
- 49 -
Qua thực tiễn cho thấy vòng bạn bè của mỗi học sinh khiếm thị nên có từ 2 đến 5
bạn, với thành phần: bạn cùng lớp hoặc bạn cùng trường, cùng xóm, ngõ. Trong số trẻ tham
gia vòng bạn bè cử một trẻ làm nhóm trưởng.
Một số gợi ý lựa chọn thành viên tham gia vòng bạn bè hỗ trợ trẻ khiếm thị do giáo
viên chủ nhiệm lớp quyết định. Đồng thời có tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, của trẻ và
phụ huynh trẻ khiếm thị, của học sinh trong lớp.
* Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giúp đỡ bạn
Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giúp thực hành cho cả nhóm theo những nội dung
cơ bản sau:
- Cách dẫn bạn khiếm thị đi đường
- Cách đọc và viết hệ thống kí hiệu Braille sử dụng trong môn Tiếng Việt và Toán
- Kỹ năng giúp đỡ bạn khiếm thị đi đường
- Hướng dẫn bạn khiếm thị tham gia một số trò chơi tập thể như: bịt mắt bắt dê,
tranh ghế, đá bóng có chuông,
* Biện pháp duy trì và nâng cao tính hiệu quả của vòng bạn bè
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên phù hợp với các khả năng
- Tổ chức nhiều hành động, đa dạng để tạo cơ hội cho trẻ thể hiện sự giúp nhau
- Động viên kịp thời những hành vi tốt
- Tuyên truyền phổ biến những điển hình giúp đỡ bạn khiếm thị
- Giáo viên và các thành viên thường xuyên kiếm tra, giám sát các hoạt động của
nhóm.
* Lập kế hoạch giúp đỡ bạn khiếm thị
- Cơ sở lập kế hoạch hỗ trợ bạn khiếm thị
Căn cứ vào nhu cầu đáp ứng của bạn khiếm thị
Khả năng của các thành viên trong nhóm bạn bè
Đặc điểm của nhà trường và gia đình (môi trường giáo dục, cơ sở vật chất, đội ngũ
giáo viên)
- Lập kế hoạch hỗ trợ bạn khiếm thị: bản kế hoạch hỗ trợ bạn khiếm thị bao gồm
các thành phần cơ bản sau: thời gian, hoạt động, biện pháp thực hiện, người chịu trách
nhiệm, kết quả mong đợi và đánh giá
* Đánh giá hoạt động của cả nhóm
- Đánh giá định kì: hàng tháng, học kỳ, cả năm
- Đánh giá theo chủ đề hoạt động của nhóm
- 50 -
- Phương pháp đánh giá:
Kiểm điểm trách nhiệm của từng thành viên đối với nhiệm vụ được phân công
Kiểm điểm các hoạt động chung của cả nhóm
Nhận định về sự tiến bộ của trẻ khiếm thị ở trường, lớp và ở nhà
Từ việc đánh giá kết quả hoạt động của nhóm, giáo viên chủ nhiệm cùng với cả
nhóm điều chỉnh hoạt động cho các giai đoạn tiếp theo.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Geert Wiliam van Delden, Bài giảng về Đại cương giáo dục trẻ khiếm thị, Khoá
đào tạo cử nhân về giáo dục trẻ khiếm thị 2001 –2003.
2. Geert Wiliam van Delden, Bài giảng về môi trường công nghệ và các phương tiện trợ
thị, Khoá đào tạo cử nhân về giáo dục trẻ khiếm thị 2001 –2003.
3.Đặc điểm nhận thức của trẻ khiếm thị, Trung tâm nghiên cứu trẻ có tật, Viện
Khoa học giáo dục, 1999.
4. Phạm Minh Mục, Giáo dục hoà nhập cho trẻ khiếm thị, Tài liệu bài giảng, Viện
CL & CTGD.
5. Nguyễn Hiệp Thương, Định hướng di chuyển, Tài liệu bài giảng, Đại học Sư
phạm Hà Nội6
6. Phạm Thị Bền, Hình thành các kỹ năng và phát triển các giác quan, Tài liệu bài
giảng, Đại học Sư phạm Hà Nội.
7. Buultjens, Marianne (2000). Low vision in early intervention services for
children with visual impairment in Europe. In: Vision and Strategies for the New Century.
- 51 -
International Council for Education of People with Visual impairment, Cracow, Poland
9.13 July 2000.
8. Fuchs, Eberhard (2000) The School for Visually Impaired is Changing. In: Vision
and Strategies for the New Century. International Council for Education of people with
visual impairment, Cracow, Poland 9 - 13 July, 2000.
9. Goodrich, Gregory L. and lan L. Bailey (2000) A History of the Field of Vision
Rehabilitation from the Perspective of Low Vision. In: The Lighthouse Handbook on Vision
Impairment and Vision Rehabilitation, B. Silverstone. M.A. Lang, B.P. Rosenthal, and E.E.
Faye (editor), Oxford: University Press.
10. Zambone Alana M and S.C. Suares (2000) Service Delivery Systems, In: The
Lighthouse Handbook on Vision Impairment and Vision Rehabilitation, B. Silverstone.
M.A. Lang, B.P. Rosenthal, and E.E. Faye (editor), Oxford: University Press.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- stlh0006_p2_212.pdf