Giáo dục giá trị yêu nước qua chủ đề học tập cho học sinh trung học phổ thông

Giáo dục giá trị yêu nước cho học sinh trung học phổ thông là nhiệm

vụ quan trọng và cấp thiết, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội đang có dấu hiệu

xuống cấp về văn hóa và đạo đức. Việc xác định yêu nước là giá trị cốt lõi cần

hình thành ở học sinh, từ đó xây dựng nội dung và phương pháp giáo dục phù

hợp, nhằm khắc phục tình trạng nhiều học sinh biết về giá trị yêu nước nhưng

không hành động theo chuẩn giá trị. Bài viết tập trung phân tích và đưa ra một

số luận điểm căn bản đồng thời minh họa giá trị yêu nước qua thiết kế chủ đề

cụ thể, giúp trả lời câu hỏi: Những biểu hiện và hành động nào cần hình thành

ở học sinh trung học phổ thông nhằm thể hiện được giá trị yêu nước trong bối

cảnh hiện nay.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo dục giá trị yêu nước qua chủ đề học tập cho học sinh trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hỏi nhanh đáp nhanh và biên soạn một số câu hỏi dạng tư duy để HS suy nghĩ: - GV tổ chức Hỏi nhanh, đáp nhanh Câu 1. Lãnh hải của nước CHXHCNVN rộng bao nhiêu hải lí? Đáp án: 12 hải lí. Câu 2. Công ước Luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982 quy định có mấy loại đường cơ sở? Đó là đường cơ sở nào? Đáp án: Đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng. Câu 3. Thời các vua nhà Nguyễn, Quần đảo Hoàng Sa có tên gọi là gì? Đáp án: Bãi cát vàng. Câu 4. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ, đảo nào được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”? Đáp án: Côn Đảo. Câu 5. Có một hòn đảo ở quần đảo Trường Sa mang tên người anh hùng của lực lượng Hải quân Việt Nam với những chiến công lẫy lừng trên đoàn tàu không số huyền thoại. Anh đã hy sinh trong một lần chuyển vũ khí, đạn dược chi viện cho Khánh Hòa trong cuộc tiến công chiến lược Tết Mậu Thân năm 1968. Hòn đảo đó mang tên là gì? Đáp án: Phan Vinh (Nguyễn Phan Vinh). - GV biên soạn một số câu hỏi dạng tư duy, ví dụ: Câu 1: Phần giới thiệu: Trong thời gian diễn ra triển lãm Polyphony: Southeast Asia (triển làm nghệ thuật đương đại quy mô lớn đầu tiên của các nghệ sĩ Đông Nam Á tại Trung Quốc). Báo Tuổi trẻ Online ngày 10/11/2019 đã có cuộc trao đổi ngắn với nghệ sĩ Trần Lương về thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội: Nghệ sĩ Trần Lương yêu cầu người Trung Quốc “cắt đường lưỡi bò” trên bản đồ được in trên các poster và tài liệu của triển lãm này và phía Trung Quốc đã phải chấp thuận. Cuộc hội thoại được anh chia sẻ: “Trước khai mạc triển lãm 12 ngày, khi anh còn ở Việt Nam, anh đã phát hiện minh họa khu vực Đông Nam Á được vẽ trên một bản đồ cách điệu trong poster của triển lãm có hình lưới bò. Ngay lập tức, Trần Lương đã thông báo cho các nghệ sĩ chủ chốt ở các nước Đông Nam Á tham gia triển lãm lần này để kêu gọi họ sẽ cùng tẩy chay triển lãm nếu ban tổ chức để poster có hình “đường lưỡi bò”. Sau đó anh đã ra điều kiện một cách cứng rắn với phía Trung Quốc rằng nếu không bỏ “đường lưỡi bò ra khỏi các poster và mọi tài liệu của triển lãm thì đoàn Việt Nam sẽ không tham gia”. Phần hỏi: - Em có nhận xét gì về hành động của nghệ sĩ Trần Lương? Đáp án: A; B.; C.; D hoặc đáp án dạng tự luận. Dựa trên bối cảnh được nêu ở phần giới thiệu trên, GV có thể thiết kế câu hỏi 2, 3, 4, 5, theo dạng trắc nghiệm với đáp án A, B, C, D hoặc có thể biến đổi câu hỏi sang dạng tự luận để HS đưa ra ý kiến cá nhân đối với vấn đề được đặt ra. Ví dụ như: Em có muốn chuyển tải thông tin trên cho nhiều người biết không? Vì sao? Nêu biện pháp gửi thông điệp của em? Hoặc GV có thể đưa HS vào tình huống và đặt câu hỏi: Nếu em ở trong hoàn cảnh của nghệ sĩ Trần Lương, sau khi phát hiện minh họa khu vực Đông Nam Á được vẽ trên một bản đồ cách điệu trong poster của triển lãm có hình lưỡi bò. Em sẽ hành động như thế nào? Vì sao? Qua việc nhận xét hành động của nghệ sĩ Trần Lương các em vừa nói lên được suy nghĩ của mình về vấn đề chủ quyền đồng thời sẽ định hướng được hành vi đúng đắn cần hướng đến nhằm trả lời câu hỏi “cần làm gì đề phát huy giá trị yêu nước” trong tình hình hiện nay. Mặt khác, khi đọc hiểu câu hỏi kết hợp với các thông tin tranh ảnh cung cấp và đặt mình vào tình huống để trả lời, HS sẽ phát triển các năng lực học tập, đặc biệt là các năng lực tư duy bậc cao. 4.4. Vận dụng - Chia sẻ với bạn bên cạnh: Những tấm gương đã cống hiến, hi sinh, đấu tranh, bảo vệ biển đảo quê hương qua các thời kì mà em biết. Những việc em và các bạn đã và đang thực hiện thể hiện tinh thần yêu nước gắn với việc bảo vệ chủ quyền Biển đảo. - Một số HS chia sẻ trước lớp. 4.5. Đánh giá và định hướng học tập tiếp theo Kết thúc bài học, GV đưa ra các phương pháp giúp HS xác định xem các em đã đạt đến mục tiêu như thế nào. - HS nêu cảm nhận sau tiết học và nội dung học tập mà các em ấn tượng nhất. Sự thành công của bài dạy được đánh giá dựa vào: + Kết quả thu được từ sản phẩm của các nhóm HS; + Thái độ hợp tác và khả năng gắn kết nhóm của từng thành viên, khả năng thiết kế và xây dựng quy trình làm việc trong nhóm; + Kết quả đánh giá là sự tổng hợp của kết quả được 41Số 36 tháng 12/2020 minh chứng bằng sản phẩm, quá trình làm việc của từng HS qua quan sát và sự nhận xét của GV. - GV định hướng các nội dung cần tìm hiểu cho bài học sau. 3. Kết luận Yêu nước không chỉ là một nét đẹp đạo đức, một nét văn hóa mà còn kết tinh thành giá trị bền vững, tiêu biểu hàng đầu của truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Giá trị này làm nên sức sống của con người và dân tộc Việt Nam qua bao thăng trầm lịch sử. Do đó, trong thời kì đổi mới toàn diện đất nước, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi phải thường xuyên khơi dậy và phát huy giá trị yêu nước Việt Nam lên tầm cao mới. Giá trị yêu nước được xác định và trình bày ở trên được xem là cốt lõi, cần hình thành ở HS THPT. Đó là định hướng căn bản để các nhà GD thiết kế tích hợp, lồng ghép nội dung GD giá trị trong các môn học, chủ đề hay hoạt động GD cho phù hợp với đối tượng HS. Các hình thức và phương pháp GD giá trị ở trường THPT cần được lựa chọn và vận dụng linh hoạt, phù hợp với mục tiêu, điều kiện và nhu cầu người học. Trong đó, GD giá trị cho HS thông qua trải nghiệm các tình huống thực là con đường phù hợp và có hiệu quả cao. Thiết kế bài học minh họa là việc làm cần thiết để GV áp dụng thiết kế các bài giảng, là cơ sở quan trọng góp phần truyền tải các giá trị nói chung, giá trị yêu nước nói riêng vào bài học nhằm đáp ứng mục tiêu của CT GDPT, đặc biệt là các mục tiêu về phát triển năng lực và phẩm chất cho HS. Điều quan trọng là, qua các bài học, HS được thôi thúc suy nghĩ, hành động để thể hiện giá trị đó trong đời sống, muốn cống hiến cho Tổ quốc bằng những việc làm thiết thực. Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. [2] Trần Ngọc Thêm, (2016), Hệ giá trị Việt Nam - Từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai, NXB Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Nguyễn Hồng Thuận, (8/2019), Xác định hệ giá trị cốt lõi cần hình thành ở học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 20. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử (cấp Trung học phổ thông), Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [6] Đào Xuân Tiến, (8/2016), Chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo Việt Nam theo quy định của pháp luật, Tạp chí Thông tin Đối ngoại. [7] Trần Thị Thanh Thủy (chủ biên), (2016), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. PATRIOTIC EDUCATION THROUGH LEARNING TOPICS FOR HIGH SCHOOL STUDENTS Le Thi Song Huong1, Dang Thi Phuong2 1 Email: songhuong1204@gmail.com 2 Email: dangphuong221187@gmail.com The Vietnam National Institute of Educational Sciences 52 Lieu Giai, Ba Dinh, Hanoi, Vietnam ABSTRACT: Patriotic education for high school students is an important and urgent task, especially in the context of social and cultural degradation. It is necessary to identify that patriotism is a core value that needs to be formed in students, thereby developing appropriate education content and methods in order to overcome the situation that many students know about the patriotic values but do not act according to its standards. This article focuses on analyzing some basic points as well as illustrating patriotism through desigining specific topics, aiming to answer the question: Which manifestations and actions need to be formed in high school students to demonstrate the patriotic values in the current context. KEYWORDS: Values; Patriotic values; high school students. Lê Thị Sông Hương, Đặng Thị Phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_duc_gia_tri_yeu_nuoc_qua_chu_de_hoc_tap_cho_hoc_sinh_tr.pdf
Tài liệu liên quan