Giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp: Thực trạng và giải pháp

Giáo dục đạo đức sinh thái (GDĐĐST) cho sinh viên Việt Nam nói

chung, sinh viên Đại học Đồng Tháp nói riêng có một tầm quan trọng đặc biệt trong

việc định hướng đúng đắn để sinh viên nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi

trường sinh thái, hình thành hành vi đạo đức sinh thái tự giác trong cuộc sống, góp

phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước. Trên cơ sở phân

tích thực trạng GDĐĐST cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp thời gian qua, bài

viết bước đầu đề xuất và kiến nghị một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

GDĐĐST cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp thời gian tới.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo quy định, chứ chưa xuất phát từ nhu cầu đạo đức, tình cảm đạo đức sinh thái, ý thức tự giác về bảo vệ môi trường. Với câu hỏi: “Sinh viên tham gia bảo vệ môi trường sinh thái với lý do gì?” có 54,3% sinh viên trả lời là tự nguyện tự giác; 33,5% sinh viên trả lời vì tình yêu thiên nhiên và bảo vệ sự sống của con người; 12,2% sinh viên trả lời do bắt buộc vì phải thực hiện các nội quy, quy định của nhà trường, pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường. 2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Đại học Đồng Tháp hiện nay Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Đạo đức sinh thái của sinh viên thể hiện thông qua nếp sống, hành động, sự tự giác của sinh viên. Sự tự giác của sinh viên có được một phần do tính hiệu quả của các hình thức giáo dục. Vì vậy, cần phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn, đồng bộ các hình thức giáo dục đó mới có thể nâng cao nhận thức, ý thức đạo đức sinh thái cho sinh viên trong ứng xử với tự nhiên. Do đó, chúng ta cần chú ý tới một số hình thức giáo dục cơ bản sau: Một là, tiếp tục nâng cao hiệu quả GDĐĐST thông qua các môn học khác nhau trong nhà trường, từ đó giúp sinh viên Đồng Tháp nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí, đặc điểm của môi trường tư nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trên cơ sở đó, giáo dục cho sinh viên lòng yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống, chống lại các hành vi phá hoại, gây mất cân bằng sinh thái. Hai là, giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Đại học Đồng Tháp thông qua hoạt động ngoại khóa, tham quan. Thông qua các hình thức ngoại khóa như: các hoạt động thi tìm hiểu về môi trường (tiếng hát sinh viên, tiểu phẩm, kịch), hoạt động xã hội, lao động công ích, các hoạt động vệ sinh trong nhà trường, khu dân cư, Đồng thời, tổ chức các hoạt động tham quan các khu di tích, khu du lịch sinh thái, khu Ramsar, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất,Trên cơ sở đó, giúp sinh viên có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức về đạo đức sinh thái, hình thành hình vi đạo đức sinh thái ở mỗi sinh viên một cách bền vững hơn so với dạy học thông thường. Ba là, GDĐĐST cho sinh viên Đồng Tháp thông qua các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường. Bởi, công tác vận động, giáo dục sinh viên là nhiệm vụ, chức năng chủ yếu của tổ chức đoàn, hội, do đó các hoạt động của đoàn, hội cần hướng tới giáo dục cho sinh viên các vấn đề văn hóa, xã hội, đạo đức, lý tưởng, trong đó cũng cần chú ý tới giáo dục vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Đại học Đồng Tháp, theo chúng tôi có thể thực hiện hiệu quả thông qua các hình thức nghiên cứu khoa học, tức thực hiện các đề tài cấp cơ sở, tiểu luận, bài tập lớn, bài tập nhóm, Thứ hai, phát huy tính tự giác và tính chủ động học tập, rèn luyện các giá trị đạo đức và đạo đức sinh thái của sinh viên Đại học Đồng Tháp Sinh viên phải coi quá trình tự học là một tất yếu trong quá trình rèn luyện đạo đức và đạo đức sinh thái của mình. Bên cạnh đó, sinh viên phải độc lập, tự xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập cho mình, tự năng động tìm tòi, phân tích những sách vở, tài liệu tiến tới làm chủ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Quá trình tự học, tự rèn luyện của sinh viên phải được dựa trên nguyên tắc “học đi đôi với hành”. Để phát huy được tính chủ động, tích cực, tự giác, tự rèn luyện đạo đức sinh thái của sinh viên Đồng 168 Tháp, cần tập trung vào một số vấn đề sau: Cần nâng cao nhận thức về tính tất yếu về vai trò của tự học, tự rèn luyện đạo đức sinh thái của sinh viên. Trong lĩnh vực GDĐĐST cho sinh viên, tự học, tự giáo dục, tự hoàn thiện đóng vai trò quan trọng để sinh viên thích nghi với môi trường và điều kiện sống nhất định. Đồng thời, sinh viên cũng cần xây dựng kế hoạch và nghiêm túc thực hiện kế hoạch tự học, tự rèn luyện đạo đức sinh thái. Ngoài ra, theo chúng tôi cũng cần phát huy sức mạnh của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc GDĐĐST cho sinh viên hiện nay. Thứ ba, trường Đại học Đồng Tháp cần xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp GDĐĐST cho sinh viên lồng ghép qua các môn học khác nhau phù hợp với điều kiện của trường hiện nay. Đồng thời, có chiến lược bồi dưỡng đội ngũ giảng viên giảng dạy về đạo đức sinh thái. Trong giáo dục nói chung, GDĐĐST nói riêng, nội dung, chương trình, phương pháp GDĐĐST giữ vai trò quan trọng. Chương trình giáo dục và nội dung GDĐĐST có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh, là một trong những nhân tố quyết định chất lượng, hiệu quả của giáo dục. Với ý nghĩa đó, chúng ta cần triển khai xây dựng nội dung, chương trình GDĐĐST cho sinh viên phù hợp với mục tiêu giáo dục, có tính khoa học và đảm bảo tính giáo dục toàn diện. Vì vậy, GDĐĐST sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn, nhưng nó cũng có những phương pháp mang tính đặc thù. Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên giảng dạy về đạo đức sinh thái từ các môn học khác nhau cũng là giải pháp quan trọng trong GDĐĐST phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay. Chúng ta cần bồi dưỡng giảng viên của các môn học có lồng ghép giáo dục môi trường sinh thái, nhất là giáo viên môn đạo đức học, qua đó bổ túc cho họ thêm những kiến thức về đạo đức sinh thái. Việc đào tạo và bồi dưỡng cần chú trọng tập trung nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, đạo đức sinh thái. Tiếp đến phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về đạo đức sinh thái, GDĐĐST cho giảng viên – coi đó là một yêu cầu hết sức cần thiết. Quan trọng hơn là cần chú trọng bồi dưỡng cho giảng viên những kiến thức cơ bản về lý luận dạy học, về khoa học giáo dục, giảng dạy và GDĐĐST, trên cơ sở đó hoàn thiện phương pháp dạy học đạo đức sinh thái. Việc bồi dưỡng giảng viên thông qua các lớp tập huấn cũng cần được thực hiện đa dạng hóa cả về nội dung và hình thức phù hợp với đối tượng bồi dưỡng. 3. Kết luận Sinh viên Việt Nam nói chung, Đại học Đồng Tháp nói riêng là lực lượng xã hội to lớn – một trong những nhân tố quan trọng, góp phần quyết định sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, cùng với việc truyền thụ, hình thành và nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, trình độ chuyên môn, GDĐĐST cho sinh viên là tất yếu. Bởi, sinh viên là lực lượng hùng hậu nhất, khi còn ngôi trên ghế nhà trường, họ được trang bị những kiến thức chuyên môn nói chung, kiến thức về môi trường, bảo vệ môi trường cùng với những chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nói riêng, đồng thời họ là những người tham gia nghiên cứu, phát minh công nghệ mới – nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Vì vậy, GDĐĐST cho sinh viên Đại học Đồng Tháp có tầm quan trọng đặc biệt. Bỡi lẽ: đạo đức sinh thái là một bộ phận hợp thành của đạo đức và giáo dục đạo đức xã hội; góp phần xây dựng nhân cách sinh viên – chủ thể của quá trình CNH, HĐH đất nước. 169 Tài liệu tham khảo [1]. Lê Vũ Cảnh - Đỗ Duy Tú (2015), “Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Tri thức xanh, Viện Khoa học Môi trường và xã hội, số 8, tr.92 -96. [2]. Vũ Trọng Dung (2009), “Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3]. Phạm Thị Hồng Duyên (2011), “Vấn đề giáo dục đạo đức sinh thái cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_duc_dao_duc_sinh_thai_cho_sinh_vien_truong_dai_hoc_dong.pdf
Tài liệu liên quan