Thanh niên (trong đó có sinh viên) là lực lượng đông đảo, có vai trò
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đánh giá cao vai trò của thanh
niên và xác định: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất
quan trọng và rất cần thiết”. Vì thế, việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng nhân
cách cho sinh viên nhằm xây dựng đội ngũ trí thức tương lai vừa “hồng” vừa
“chuyên”, kế tục các thế hệ cha anh trong sự nghiệp cách mạng mới là yêu
cầu cơ bản lâu dài và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, trong gia
đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực, làm gương
về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Để GDĐĐ cho SV, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức,
nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống, làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp
phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp cho thế hệ
con cháu. Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà
còn là nơi dạy người. GD lí tưởng, đạo lí làm người
là nội dung GD hàng đầu trong nhà trường hiện nay
và phải đặc biệt coi trọng. Hiện nay, nhà trường mới
chỉ quan tâm trang bị kiến thức chuyên môn, tay nghề
mà thiếu quan tâm GDĐĐ, lối sống cho SV. SV ngày
nay đang sống trong thời kì bùng nổ thông tin, kinh
tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày
càng mở rộng. SV đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt
tích cực và mặt tiêu cực từ môi trường kinh tế, XH. Vì
129SỐ ĐẶC BIỆT, THÁNG 5/2021
vậy, Đảng ủy, Ban giám hiệu, các tổ chức, đoàn thể,
cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để
SV phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Nhất là Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều
hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, rèn luyện SV
theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu
dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn
những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn
trong đạo đức, lối sống của SV.
2.4.4. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội thông qua tấm gương đạo đức
GDĐĐ Hồ Chí Minh thông qua phương pháp nêu
gương là một trong những giải pháp cơ bản nâng cao
hiệu quả của công tác GDĐĐ nói chung và GDĐĐ cho
SV nói riêng. Thông qua những tấm gương sẽ hình
thành niềm tin cho SV về tính đúng đắn, thiết thực của
hoạt động GD và học tập đạo đức Hồ Chí Minh, từ
đó tạo ra động lực thôi thúc SV tự phấn đấu rèn luyện
theo gương những nhân tố điển hình được tuyên dương.
Biện pháp nêu gương còn là cơ sở để SV phát triển cái
tốt, cái thiện.
Tấm gương đạo đức để SV học tập, noi theo trước
hết là những cá nhân, tập thể điển hình ngay trong lớp,
trong trường. Tấm gương đó là những SV có thành tích
tốt trong học tập, rèn luyện, chấp hành tốt quy chế nhà
trường, gương mẫu trong cuộc sống, quan hệ tốt với
những người xung quanh, có lối sống, đạo đức trong
sáng. Những tập thể điển hình là tập thể lớp, tập thể chi
đoàn, liên chi đoàn, tập thể khoa SV, các câu lạc bộ.
Nhà trường phải thường xuyên tổ chức khen thưởng
để khích lệ, động viên những tập thể, cá nhân có thành
tích cao và nhân rộng điển hình tiên tiến đến các khoa,
đồng thời, có hình thức xử lí kỉ luật với những cá nhân,
tập thể chưa hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm nội quy, vi
phạm pháp luật.
Bên cạnh những tấm gương đạo đức trong nhà
trường, việc nêu gương người tốt, việc tốt ngoài XH
có vai trò lớn trong GDĐĐ Hồ Chí Minh cho SV. Đó
là những tấm gương trong học tập, trong lao động, sản
xuất, trong giữ gìn, bảo vệ chủ quyền, biển đảo của dân
tộc. Đặc biệt, những thanh niên tiên tiến là những người
gần gũi nhất với SV. Vì vậy, Đoàn Thanh niên, Hội SV
cần sưu tầm, tìm hiểu gương thanh niên tiên tiến trong
học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để GD
cho SV.
Trong những tấm gương để SV học tập, không thể
phủ nhận được tấm gương đạo đức người thầy. Bởi lẽ,
người thầy ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, phát triển
nhân cách, đạo đức của SV. Để xứng đáng là tấm gương
cho SV noi theo, mỗi giảng viên cần làm tốt những yêu
cầu sau: Phải luôn trau dồi và nâng cao phẩm chất, năng
lực của mình. Phải luôn: “Nói không với vi phạm đạo
đức nhà giáo”, “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự
học, tự rèn luyện”. Phải trau dồi kiến thức, kinh nghiệm
của bản thân để đủ năng lực đào tạo ra những SV có
chất lượng tốt. Phải thể hiện bản lĩnh, sự trung thực,
can đảm, dám đứng lên bảo vệ chính nghĩa, đấu tranh
chống lại những biểu hiện tiêu cực, những thói hư tật
xấu, bảo vệ sự trong sáng, cao thượng và danh dự của
người thầy. Tích cực tu dưỡng, rèn luyện theo đạo đức
Hồ Chí Minh. Mỗi giảng viên phải trở thành tấm gương
về lòng yêu nước, yêu thương con người, có đời sống
khiêm tốn, giản dị, có ý chí và nghị lực vươn lên.
2.4.5. Phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo
đức, lối sống của sinh viên
SV là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng,
nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của
SV trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là
biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ,
trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả
rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết, phải hình thành
cho SV nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn,
mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến
bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều
kiện thuận lợi để SV phấn đấu, rèn luyện, đồng thời
phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả,
định hướng phấn đấu cho SV. Quan tâm đáp ứng những
nhu cầu chính đáng của SV về vật chất, tinh thần; giao
nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm
tâm, sinh lí của họ sẽ tạo điều kiện tốt để SV rèn luyện
đạo đức, lối sống. Mỗi SV phải xác định rõ trách nhiệm
trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lí tưởng, có hoài
bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân
mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt
qua những cám dỗ và tiêu cực XH, những biểu hiện
của chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, thực dụng, lợi mình hại
người. SV cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững
niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mĩ,
vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy:
“Gian nan rèn luyện mới thành công”.
3. Kết luận
Đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng giữ vị trí, vai trò
quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. GDĐĐ Hồ Chí Minh với tư cách là nội dung cốt
lõi, là nền tảng trong giáo dục lí luận chính trị, góp
phần giúp cho mỗi SV nói chung, SV Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội nói riêng rèn luyện bản lĩnh chính trị,
phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, hoàn
thiện nhân cách, nỗ lực học tập, trau dồi tri thức khoa
học, chuyên môn, nghiệp vụ... xứng đáng là lực lượng
kế cận - những chủ nhân tương lai của đất nước, vì một
nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”.
Đỗ Khánh Năm
NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC
130 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
HO CHI MINH’S MORAL EDUCATION FOR STUDENTS
OF HANOI UNIVERSITY OF HOME AFFAIRS
Do Khanh Nam
Hanoi University of Home Affairs
36 Xuan La, Tay Ho, Hanoi, Vietnam
Email: dokhanhnampgdbt@gmail.com
ABSTRACT: The youth (including students) are realized as a large force,
playing an important role in the cause of building and defending the Socialist
Vietnam. President Ho Chi Minh and our Party highly appreciate the role
of the Vietnamese youth as well as determine that “fostering revolutionary
generations for the next day is seen as a very important and necessary task”.
Therefore, educating morality, fostering personality for students to build a
contingent of intellectuals with sufficient virtue, capability and credibility, and
succeeding generations of the previous generations in the revolutionary
career is the long-term and urgent requirements in the current period.
KEYWORDS: Ethical education; students; current situation; solutions.
Tài liệu tham khảo
[1] Hoàng Phê, (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng,
Đà Nẵng.
[2] Nguyễn Ngọc Long (Chủ biên), (2001), Giáo trình Đạo
đức học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[3] Hoàng Chí Bảo, (2009), Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4] Vũ Khiêu, (2015), Học tập đạo đức Bác Hồ, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[5] Phạm Viết Vượng, (1996), Giáo dục học đại cương,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[6] Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, tập 15, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
[7] Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
[8] Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
[9] Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
[10] Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, tập 11, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
[11] Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, tập 13, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_duc_dao_duc_ho_chi_minh_cho_sinh_vien_truong_dai_hoc_no.pdf