Bài viết khái quát những nét chung nhất về bối cảnh dẫn đến sự cần thiết phải
khởi động, triển khai, thực hiện giáo dục công dân toàn cầu trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng - trong đó; những căn cứ khoa học và thực tiễn để Hà Nội khởi động
giáo dục công dân toàn cầu bậc trung học cơ sở; những vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp
đến việc triển khai, thực hiện giáo dục công dân toàn cầu cho học sinh cấp trung học cơ
sở của Hà Nội đạt kết quả, góp phần cộng hưởng và lan tỏa giáo dục công dân toàn cầu
của Hà Nội tới các tỉnh, thành trong cả nước.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo dục công dân toàn cầu cho học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội, thời cơ và thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công cuộc giáo dục của mỗi nhà trường
nói riêng của toàn hệ thống nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung. Trong công
cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và giáo dục công dân toàn cầu cho học sinh trung
học cơ sở hiện nay, năng lực của giáo viên phải được đặt lên hàng đầu. Đồng thời, cũng
phải xác định rõ, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở là
một quá trình rèn luyện lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao
của mỗi giáo viên trong quá trình học tập cũng như trong công tác. Khẳng định, giáo viên là
nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và yếu tố then chốt của mọi sự đổi mới, cải cách giáo
dục - là lực lượng chủ lực xây dựng nên uy tín, thương hiệu của mỗi nhà trường.
Do vậy, ở mỗi người giáo viên sẽ, đã và đang đảm nhiệm trách nhiệm “hội nhập quốc
tế về giáo dục, vì sự phát triển bền vững và giáo dục công dân toàn cầu” phải hội tụ đầy đủ
phẩm chất, năng lực, đó là: Điều kiện cần: Kiến thức chuyên môn uyên thâm cùng tinh thần
trách nhiệm của người thầy; Điều kiện đủ: 1) Ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn; 2)
Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; 3) Năng lực nghiên cứu khoa học; 4) Phương pháp
truyền cảm hứng (trên bục giảng như một diễn viên, nhà diễn thuyết...); Phương pháp làm
việc nhóm;... 5) Năng lực hoạt động xã hội: Tham gia hoạt động chính trị, xã hội; Quản lý
và phối hợp với gia đình học sinh; Trách nhiệm trong cộng đồng; Tổ chức hoạt động xã hội
cho học sinh; Thiết lập mối quan hệ với cộng đồng xã hội; Năng lực dự báo nhu cầu xã hội;
Năng lực tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh.
Trước yêu cầu này, thiết yếu phải có một kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
theo hướng tiếp cận quản lý nhân lực thông qua một số biện pháp cụ thể như:
(1) Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng đổi mới giảng ít, học nhiều.
(2) Kiện toàn chế độ quản lý nhà giáo, thực hiện nghiêm túc chế độ đầu vào giáo viên,
tuyển giáo viên nghiêm ngặt.
(3) Xây dựng quy chuẩn của giáo viên các trường trung học cơ sở chuyên và trường
điểm. Quy định rõ tiêu chuẩn tư cách, yêu cầu về đạo đức, phẩm chất của giáo viên, hoàn
thiện cơ chế thanh lọc, cạnh tranh đối với giáo viên không đủ phẩm chất và năng lực dạy học;
(4) Nâng cao chính sách đãi ngộ giáo viên, tiến hành thực hiện trả lương giáo viên theo
hiệu quả thành tích công tác.
TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 44/2020 99
(5) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cần xác định rõ mô hình năng lực của nhà
giáo hiện đại; điều chỉnh và phát triển các chương trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề
nghiệp cho đội ngũ giáo viên theo hướng tích hợp liên môn, xuyên môn.
(6) Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo
theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối
kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển.
Thứ năm, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo
nhằm tranh thủ các nguồn lực, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm của các mô
hình giáo dục và giáo dục công dân toàn cầu tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ đổi mới chương
trình và chất lượng đào tạo các trình độ phù hợp với khu vực và quốc tế. Đồng thời, khuyến
khích hợp tác, liên kết giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề; phối hợp giữa các cơ
sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề với các cá nhân, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài
nước để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Thứ sáu, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và
dạy nghề công lập hiện có, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin; cơ sở vật chất rèn luyện
thể lực và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; rà soát, bổ sung cơ sở vật chất cho các cơ sở
giáo dục tại các huyện khó khăn và những cơ cở mới thành lập,... bảo đảm quy mô đào tạo
không vượt quá khả năng cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục. Tạo hành lang pháp lý để
thu hút nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn tài chính từ khu vực tư nhân cho phát triển giáo
dục, đào tạo. Tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất kỹ thuật - chủ yếu là tin học hóa trong
quá trình giảng dạy, học tập của thầy và trò. Tăng cường đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất để
hỗ trợ phát triển giáo dục - giáo dục công dân toàn cầu cho các huyện khó khăn, vùng dân
tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; Thực hiện đầy đủ các chính sách dành cho nhà
giáo, cán bộ quản lý, học sinh đang công tác, học tập tại vùng dân tộc thiểu số; tiếp tục củng
cố, phát triển hệ thống trường lớp, cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện của các huyện khó
khăn và vùng dân tộc thiểu số.
Thứ bảy, duy trì tốt và thực hiện nghiêm mối quan hệ mật thiết, hữu cơ giữa nhà trường,
gia đình và xã hội suốt quá trình giáo dục và giáo dục công dân toàn cầu.
Gia đình có ưu thế đối với việc hình thành chuẩn mực đạo đức trong quan hệ ứng xử,
định hướng nghề nghiệp,... Nhà trường có ưu thế trong việc giáo dục tri thức, các chuẩn mực
đạo đức, ý thức công dân, kỹ năng sống và phát triển con người một cách toàn diện. Các
đoàn thể xã hội giúp học sinh kiểm nghiệm những điều đã được học trong nhà trường với
thực tiễn trong đời sống xã hội, mở rộng kiến thức thực tế làm cho kiến thức các em phong
phú, đa dạng hơn,... Việc phối hợp mật thiết giữa nhà trường với gia đình và lực lượng giáo
dục trong xã hội sẽ thống nhất được mục tiêu, kế hoạch giáo dục; thống nhất được việc chăm
sóc, giáo dục học sinh của tập thể sư phạm nhà trường với phụ huynh, cơ sở sản xuất, với
các đoàn thể, các cơ quan văn hóa giáo dục ngoài nhà trường. Bởi, “giáo dục trong nhà
trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không
hoàn toàn”. [6, tr.59]. Để hoàn thành sự nghiệp giáo dục - giáo dục công dân toàn cầu, vì
100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
một nền giáo dục phát triển bền vững, sẵn sàng hội nhập, hợp tác và chia sẻ, các nhà quản lý
giáo dục, các cô giáo, thầy giáo nước nhà “phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, không
ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị; phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Trường học phải liên hệ chặt chẽ với gia đình, với xã hội. Các đoàn thể thanh
niên, phụ nữ, các cơ quan chính quyền và các cấp ủy đảng phải thật sự quan tâm đến nhà
trường, đến việc học tập của con em mình” [7, tr.747] - có như vậy, nền giáo dục Việt Nam
mới sánh vai được với khu vực và thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện
nay.
3. KẾT LUẬN
Giáo dục công dân toàn cầu là giải pháp căn bản và lâu dài trong bối cảnh toàn cầu hóa
và cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp. Hà Nội đã và đang
tích cực khởi động triển khai giáo dục công dân toàn cầu. Trong quá trình này, Hà Nội có
tiềm lực và nền tảng thuận lợi nhưng cũng cần lưu ý tám vấn đề cụ thể, mang tính nguyên
tắc như đã nêu ở trên, để giáo dục Hà Nội nói chung và giáo dục công dân toàn cầu của Hà
Nội, trong đó có bậc trung học cơ sở đạt mục tiêu và hiệu quả cao nhất, xây dựng được những
công dân toàn cầu Việt Nam./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định ban hành kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Số 2161/QĐ-BGDĐT,
Hà Nội, ngày 26-6-2017
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định ban hành kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Số 2161/QĐ-BGDĐT,
Hà Nội, ngày 26-6-2017.
3. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thông, Số 404/QĐ-TTg, Hà Nội, ngày 27-3-2015.
4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.10, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.59.
5. Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.14, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.747.
EDUCATING GLOBAL CITIZEN FOR SECONDARY SCHOOL
STUDENTS IN HANOI: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES
Abstract: The article has generalized the most common features of the context that leads
to the need of launching and implementing global citizen education in the world in general
and in Vietnam in particular. It also includes scientific and practical foundation for
educating global citizens, and several problems directly related to the implementation of
global citizen education for students at secondary schools in Hanoi. All of these contributions
help to spread global citizen education in Hanoi to other provinces in the country.
Keywords: Education, global citizen education, secondary school, Hanoi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_duc_cong_dan_toan_cau_cho_hoc_sinh_trung_hoc_co_so_tai.pdf