A. Trọng tâm:
-Cấu trúc và hoạt động của ống Ronghen
-Bản chất, tính chất, tác dụng và công dụng của tia Ronghen
-Cấu trúc và những đặc điểm của thang sóng điện từ
B. Kỹnăng: Giải thích sựtạo thành và ứng dụng của tia Ronghen
C. Phương pháp:Diễn giảng, pháp vấn, gợi mở.
II. CHUẨN BỊ: Học sinh xem Sgk.
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án vạt lý - Tiết 70: tia ronghen (tia x), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 70: TIA RONGHEN (TIA X)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A. Trọng tâm:
- Cấu trúc và hoạt động của ống Ronghen
- Bản chất, tính chất, tác dụng và công dụng của tia Ronghen
- Cấu trúc và những đặc điểm của thang sóng điện từ
B. Kỹ năng: Giải thích sự tạo thành và ứng dụng của tia Ronghen
C. Phương pháp: Diễn giảng, pháp vấn, gợi mở.
II. CHUẨN BỊ: Học sinh xem Sgk.
III. TIẾN HÀNH LÊN LỚP:
A. Ổn định:
B. Kiểm tra: 1. Tia hồng ngoại: định nghĩa, tính chất, ứng dụng?
2. Tia tử ngoại: định nghĩa, tính chất, ứng dụng?
C. Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG
* Nhắc lại ở lớp 11: tính chất của tia e- ?
- Tia e- truyền như thế nào ở trong và
ngoài vùng điện, từ trường?
- Tia e- có mang năng lượng không?
I. ỐNG RONGHEN:
Để tạo ra tia Ronghen người ta dùng ống
Ronghen.
* Cấu tạo: ống Ronghen đơn giản là ống tia âm
- Tia e- có xuyên qua được một số vật
chất không? (xuyên qua kim loại 0,003
0,03mm).
- Kia tia Katod có vận tốc lớn, đập vào
các nguyên tử lượng lớn (platin) có hiện
tượng gì? (bị hãm lại và làm phát ra tia
Ronghen)
* GV trình bày cấu tạo và hoạt động của
ống Ronghen.
Sau đó trình bày bản chất và cơ chế phát
ra tia Ronghen:
cực (tia Katod) trong đó lắp thêm một đối âm cực
AK, làm bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn và
khó nóng chảy.
Đối âm cực thường được nối với Anod, và được
bố trí sao cho nó chắn dòng tia e- từ Katod.
Áp suất trong ống rất thấp, khoảng 10-3mmHg.
* Hoạt động: Nối giữa Katod và Anod một hiệu
điện thế khoảng vài vạn vôn. Trong ống còn tồn
tại một ít ion dương và được tăng tốc mạnh trong
điện trường. Chúng bay lên đập vào Katod làm bứt
ra các e- . Dòng e- này cũng được tăng tốc trong
điện trường bay đến và đập vào đối âm cực làm
phát ra một bức xạ không nhìn thấy được, bức xạ
này đi xuyên qua thủy tinh và ra ngoài và gọi là tia
Ronghen (hay tia X)
II. BẢN CHẤT VÀ CƠ CHẾ PHÁT RA TIA
RONGHEN:
* Bản chất tia Ronghen: Tia Ronghen là một
sóng điện từ có bước sóng ngắn (ngắn hơn bước
sóng của tia tử ngoại), nằm trong khoảng 10-12m
(tia X cứng) đến 10-8m (tia X mềm)
* Cơ chế phát ra tia Ronghen: có e- trong tia
Katod được tăng tốc trong điện mạnh, nên chúng
thu được động năng rất lớn. Khi đến đối âm cực,
chúng gặp các nguyên tử đối âm cực, xuyên sâu
vào những lớp bên trong của vỏ nguyên tử và
tương tác với hạt nhân nguyên tử. Trong sự tương
tác này sẽ phát ra một sóng điện từ có bước sóng
rất ngắn mà ta gọi là bức xạ hãm, đó chính là tia
Ronghen.
- Khi mới phát hiện ra tia Ronghen, người
ta lầm tưởng tia Ronghen là một dòng hạt
nào đó, nhưng khi cho đi qua môi trường
điện trường và từ trường thì nó không bị
lệch quỹ đạo chứng tỏ tia Ronghen
không mang điện
III. CÁC TÍNH CHẤT VÀ CÔNG DỤNG CỦA
TIA RONGHEN:
- Tia Ronghen có bản chất là sóng điện từ nên nó
không mang điện, không bị lệch trong từ trường
và điện trường.
- Tính chất nổi bật của tia Ronghen là khả năng
đâm xuyên rất mạnh, những vật như bìa, gỗ,
giấy… gần như trong suốt với tia Ronghen. Với
kim loại, đặc biệt là kim loại nặng (khối lượng
riêng lớn), nó đi qua khó khăn hơn.
- Tác dụng mạnh lên kính ảnh; làm phát quang
nhiều chất, có khả năng ion hóa chất khí, có tác
dụng sinh học mạh (hủy hoại tế bào, diệt vi
khuẩn…)
* Ứng dụng của tia Ronghen:
- Trong y học: chiếu điện, chụp điện; diệt tế bào
ung thư nông ở ngoài da, diệt vi khuẩn trong các
sản phẩm tiệt trùng.
- Trong công nghiệp: dò các chỗ hổng của các sản
phẩm đúc; tiệt trùng trong nước nóng, kiểm tra
hành lsy ở các cửa khẩu…
- Trong khoa học: nghiên cứu cấu trú tinh thể, vật
chất…
Trong sóng điện từ:
- Sóng vô tuyến
- Tia hồng ngoại
- Ánh sáng nhìn thấy
- Tia tử ngoại
- Tia Ronghen (tia X)
- Tia Gâmm (tia g) do sự phân rã của hạt
IV. THANG SÓNG ĐIỆN TỪ:
Khi sắp xếp các loại sóng có chung bản chất là
sóng điện từ theo thứ tự tăng dần hoặc giảm
dần mà ta có thang sóng điện từ.
Đặc điểm:
- Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là bước
sóng dài, ngắn khác nhau.
nhân nguyên tử. - Giữa các loại sóng cạnh nhau không có ranh
giới rõ rệt.
- Các tia có bước sóng ngắn thì khả năng đâm
xuyên mạnh, dễ tác dụng lên kính ảnh, dễ làm
phát quang các chất và dễ làm ion hóa chất khí.
- Các tia có bước sóng dài thì ta dễ quan sát
hiện tượng giao thoa.
D. Củng cố: Nhắc lại: ống Ronghen; bản chất, cơ chế phát ra tia X, tính
chất và ứng dụng.
Thang sóng điện từ.
D. Dặn dò: Học sinh tự ôn toàn chương
Chuẩn bị tiết sau làm bài “Kiểm tra 45’”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet_70_656.pdf