I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A. Trọng tâm: -Sựphụthuộc của chiết suấtcủa môi trường vào bước sóng ánh
sáng.
-Cấu tạo của máy quang phổ.
-Khái niệm vềquang phổliên tục, nguồn phát, đặc điểm, và công dụng của quang
phổliên tục.
B. Kỹnăng: Giải thích hoạt động của máy quang phổvà những ứng dụng
của nó.
C. Phương pháp:Diễn giảng, pháp vấn, gợi mở.
II. CHUẨN BỊ: HS: Xem SGK
GV: Tranh vẽmáy quang phổ, hình vềmột sốquang phổcủa một số
chất
4 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án vạt lý - Tiết 67: máy quang phổ –quang phổliên tục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 67: MÁY QUANG PHỔ – QUANG PHỔ LIÊN TỤC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A. Trọng tâm: - Sự phụ thuộc của chiết suất của môi trường vào bước sóng ánh
sáng.
- Cấu tạo của máy quang phổ.
- Khái niệm về quang phổ liên tục, nguồn phát, đặc điểm, và công dụng của quang
phổ liên tục.
B. Kỹ năng: Giải thích hoạt động của máy quang phổ và những ứng dụng
của nó.
C. Phương pháp: Diễn giảng, pháp vấn, gợi mở.
II. CHUẨN BỊ: HS: Xem SGK
GV: Tranh vẽ máy quang phổ, hình về một số quang phổ của một số
chất
III. TIẾN HÀNH LÊN LỚP:
A. Ổn định:
B. Kiểm tra: Không
C. Bài mới:
PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG
I. Ta đã biết: chiết suất của chất làm I. CHIẾT SUẤT CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ BƯỚC
lăng kính đối với các ánh sáng khác
nhau thì khác nhau.
Và: mỗi ánh sáng đơn sắc khác nhau
có bước sóng riêng khác nhau.
Vậy: chiết suất của chất làm lăng
kính (của 1 môi trường trong suốt) có
phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng
hay không?
SÓNG ÁNH SÁNG:
- Ở hiện tượng tán sắc ánh sáng: chiết suất của cùng
một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đơn sắc
khác nhau thì khác nhau.
- Ở hiện tượng giao thoa ánh sáng: mỗi ánh sáng đơn
sắc có một bước sóng xác định.
Vậy: - Chiết suất của một môi trường trong suốt nhất
định đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì phụ
thuộc vào bước sóng của ánh sáng đó.
- Đối với một môi trường trong suốt thì ánh sáng
có bước sóng càng dài thì chiết suất của môi trường đó
càng nhỏ.
Ví dụ: Sgk trang 173.
II. Ta đã biết, ứng dụng quan trọng
của hiện tượng tán sắc ánh sáng là
chế tạo máy quang phổ.
Từ thí nghiệm: GV hướng dẫn cho
học sinh cấu tạo của máy quang phổ.
- Để tạo nguồn sáng S là chùm song
song người ta dùng 1 ống chuẩn trực
II. MÁY QUANG PHỔ:
1. Máy quang phổ: là dụng cụ dùng để phân tích
chùm sáng có nhiều thành phần thành những thành
phần đơn sắc khác nhau. Nói cách khác, nó dùng để
nhận biết các thành phần cấu tạo của một chùm sáng
phức tạp do một nguồn sáng phát ra.
2. Cấu tạo: có 3 bộ phận chính
vơi phần cuối ống là một thấu kính
hội tụ L1.
- Nguồn sáng tới L1 cho chùm tia ló
song song.
- Để phân tích nguồn sáng này người
ta dùng lăng kính P.
- Chùm ánh sáng sau khi qua P là
chùm sáng phân kỳ, để hội tụ các
chùm tia đơn sắc song song, người ta
dùng một thấu kính hội tụ L2, sau L2
đặt kính quan sát F tại tiêu diện L2
hình ảnh các vạch màu chính là thành
phần đơn sắc của nguồn S.
- Ống chuẩn trực C: là bộ phận tạo ra chùm tia sáng
song song từ nguồn sáng muốn phân tích.
- Lăng kính P (hệ tán sắc): là bộ phận có tác dụng làm
tán sắc chùm song song từ L1 thành nhiều chùm tia
đơn sắc song song.
- Buồng ảnh: là hệ thống để thu ảnh quang phổ. Trước
buồng ảnh là thấu kính hội tụ L2, đặt tấm kính F hoặc
phim tại tiêu diện L2 để quan sát hoặc ta chụp quang
phổ.
Nếu nguồn sáng S có bao nhiêu thành phần đơn sắc,
thì ta thu được bấy nhiêu vạch quang phổ. Vậy mỗi
vạch màu ứng với một thành đơn sắc do nguồn S phát
ra. Tập hợp các vạch đó tạo ra quang phổ của nguồn S.
III. Dùng một bóng đèn dây tóc phát
sáng ở 1 nhiệt độ xác định chiếu
qua máy quang phổ dãi màu biến
thiên liên tục học sinh định nghĩa
quang phổ liên tục?
- Nếu thay nguồn sáng trên bằng vật
phát sáng ở cùng nhiệt độ quang
III. QUANG PHỔ LIÊN TỤC
1. Định nghĩa: quang phổ liên tục là quang phổ gồm
một dãi sáng có màu sắc biến đổi liên tục.
2. Nguồn phát: các vật rắn, lỏng hoặc khí có tỉ khối
lớn bị nung nóng phát sáng.
3. Đặc điểm:
- Không phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của nguồn
phổ như trên Đặc điểm?
- Một miếng sắt và một miếng sứ đặt
trong lò, nung nóng cùng một nhiệt
độ sẽ cho hai quang phổ liên tục rất
giống nhau. Ở nhiệt độ 5000C vật
phát sáng ở vùng ánh sáng đỏ, ở nhiệt
độ càng cao, vật phát sáng ở vùng tím
rộng.
- Ứng dụng: đo nhiệt độ của dây tóc
bóng đèn, hồ quang, lò cao, mặt trời,
vì sao…
sáng, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
- Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của các vật càng
mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn.
4. Ứng dụng: xác định nhiệt độ của vật phát sáng do
nung nóng.
D. Củng cố: Sự phụ thuộc của chiết suất của một môi trường trong suốt vào bước
sóng ánh sáng. Máy quang phổ. Quang phổ liên tục.
D. Dặn dò: Xem bài “Quang phổ vạch”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet_67_9781.pdf