Giáo án vật lý - Tiết 36:sự truyền ánh sáng –sự phản xạ ánh sáng –gương phẳng

I. Mục đích yêu cầu:

-Các định luật và nguyên lý cơ bản của quang hình học. định luật truyền thẳng của

ánh sáng; nguyên lý về tính thuận nghịch củachiều truyền ánh sáng; định luật phản

xạ ánh sáng.

-Gương phẳng và những tính chất của ảnh của một vật cho bởi gương phẳng.

* Trọng tâm: Tòan bài

*Phương pháp: Pháp vấn, diễn giảng

II. Chuẩn bị: -GV: Gương phẳng,

-HS xem Sgk.

pdf5 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án vật lý - Tiết 36:sự truyền ánh sáng –sự phản xạ ánh sáng –gương phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V: SỰ PHẢN XẠ – SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Tiết 36: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG – SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG – GƯƠNG PHẲNG I. Mục đích yêu cầu: - Các định luật và nguyên lý cơ bản của quang hình học. định luật truyền thẳng của ánh sáng; nguyên lý về tính thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng; định luật phản xạ ánh sáng. - Gương phẳng và những tính chất của ảnh của một vật cho bởi gương phẳng. * Trọng tâm: Tòan bài * Phương pháp: Pháp vấn, diễn giảng II. Chuẩn bị: - GV: Gương phẳng, - HS xem Sgk. III. Tiến hành lên lớp: A. Ổn định: B. Kiểm tra: không C. Bài mới. PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG I. Sự truyền ánh sáng: GV giới thiệu  HS nêu lên nguồn sáng và vật sáng là gì? GV giới thiệu  HS nêu lên vật chắn sáng và vật trong suốt là gì? HS nêu lên ĐL truyền thẳng của AS. 1. Nguồn sáng và vật sáng: - Nguồn sáng: là những vật phát ra ánh sáng. - Vật sáng: bao gồm các nguồn sáng và các vật được chiếu sáng. 2. Vật chắn sáng – vật trong suốt: - Vật chắn sáng: là vật không cho ánh sáng truyền qua. - Vật trong suốt: là vật cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn. 3. Định luật truyền thẳng của ánh sáng: “Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.” Hay nói cách khác: tia sáng là khái niệm có tính mô hình dùng để biểu diễn phương truyền của ánh sáng. HS nêu lên các chùm tia sáng? 4. Tia sáng và chùm tia sáng: - Tia sáng: là đường truyền của ánh sáng. - Chùm sáng (chùm tia, chùm tia sáng): là tập hợp gồm nhiều tia sáng. * Tính chất của tia sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng được truyền theo đường thẳng. * Các loại chùm tia sáng: - Chùm tia phân kỳ (h.a): là chùm mà các tia sáng được phát ra tại một điểm. - Chùm tia hội tụ (h.b): là chùm tia sáng giao nhau tại một điểm. - Chùm tia song song (h.c): là chùm các tia sáng đi song song với nhau. 5. Nguyên lý về tính thuận nhgịch về chiều truyền ánh sáng: “Đường đi của tia sáng không đổi chiều khi đồi chiều truyền của tia sáng” Ví dụ: Nếu ABC là đường truyền của một tia sáng truyền từ A, thì ABC cũng là đường truyền của tia sáng truyền từ C (đường truyền không đổi) Hiện tượng phản xạ AS là gì? II. Sự phản xạ ánh sáng: 1. Hiện tượng phản xạ ánh sáng: là hiện tượng tia sáng bị đổi hướng trở lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt chắn. Xét hiện tượng phản xạ sau: cho một tia sáng tới BI đập vào một bề mặt nhẵn ta được một tia sáng phản xạ trở lại là tia IR. Biểu diễn: xy: mặt phản xạ. SI: tia tới, I: điểm tới IN: pháp tuyến của mp xy tại I IR: tia phản xạ mp (SIN): mp tới iˆ : góc tới 'iˆ : góc phản xạ. HS phát biểu ĐL phản xạ ánh sáng? HS nêu lên ảnh của vật qua gương? 2. Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. Góc phản xạ bằng góc tới ( 'iˆ = iˆ ) III. Gương phẳng: 1. Gương phẳng: là phần mặt phẳng (nhẵn) phản xạ được hầu như hoàn toàn ánh sáng chiếu tới nó. 2. Đặc điểm ảnh của vật qua gương: - Vị trí: ảnh và vật đối xứng nhau qua gương. - Độ lớn: ảnh bằng vật. - Tính chất: vật thật thì gương cho ảnh ảo. D. Củng cố: Nhắc lại: Nhắc lại các khái niệm trên. E. Dặn dò: - Hướng dẫn trả lời các câu hỏi Sgk. - BTVN: 5, 6, 7 Sgk trang 112 và bài tập trong SBT. - Xem bài: “Gương cầu lõm”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_v_4978.pdf
Tài liệu liên quan