Giáo án vật lý - Tiết 29:cách tạo ra dòng một chiều

I. Mục đích yêu cầu:

-Nắm được nguyên tắc chỉnh lưu dòng điệnbằng diod bán dẫn, đặc biệt là phương

pháp chỉnh lưu hai nửa chu kỳ.

-Nắm được nguyên tắc hoạt động của máy phát điệnmột chiều, đặc biệt là cách

đưa ra dòng điệntừ máy phát ra mạch ngoài bằng các vành bán khuyên.

* Trọng tâm: Chỉnh lưu hai nửa chu kỳ, máy phát điện một chiều.

*Phương pháp: Pháp vấn, diễn giảng

pdf4 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án vật lý - Tiết 29:cách tạo ra dòng một chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 29: CÁCH TẠO RA DÒNG MỘT CHIỀU I. Mục đích yêu cầu: - Nắm được nguyên tắc chỉnh lưu dòng điện bằng diod bán dẫn, đặc biệt là phương pháp chỉnh lưu hai nửa chu kỳ. - Nắm được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện một chiều, đặc biệt là cách đưa ra dòng điện từ máy phát ra mạch ngoài bằng các vành bán khuyên. * Trọng tâm: Chỉnh lưu hai nửa chu kỳ, máy phát điện một chiều. * Phương pháp: Pháp vấn, diễn giảng II. Chuẩn bị: GV: Mô hình của máy phát điện mộtt chiều; Tranh vẽ: H3.29; H3.30; H3.31; H3.32; Hs: Xem Sgk. III. Tiến hành lên lớp: A. Ổn định: B. Kiểm tra: 1. Nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của máy biến thế? 2. Sự biến đổi cường độ dòng điện và hiệu điện thế qua máy biến thế? 3. Sự truyền tải điện năng đi xa? C. Bài mới. PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG * Dòng điện chưa chỉnh lưu: I. Ích lợi của dòng một chiều: Vì dòng điện một chiều được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như là mạ điện, đúc điện, tinh chế kim loại, điều chế hóa chất, kỹ thuật vô tuyến, điện tử… * Chỉnh lưu ½ chu kỳ: (H.3.30) Hs xác định chiều dòng điện đi trong mạch? II. Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều: 1. Chỉnh lưu nửa chu kỳ: * Dùng một diod bán dẫn như hình vẽ. * Hoạt động: Trong nửa chu kỳ đầu: A là cực dương, B là cực âm: dòng điện truyền từ A qua D qua R về B. Trong nửa chu kỳ sau: B là cực dương, A sẽ là cực âm: không có dòng điện qua R. Vậy, dòng qua R là một dòng nhấp nháy, đứt quãng. * Chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ: (H.3.31) Hs xác định chiều dòng điện đi trong nửa chu kỳ đầu khi A là cực dương ? Tương tự, khi B là cực dương ? HS nhận xét về sự liên tục 2. Chỉnh lưu hai nửa chu kỳ: * Dùng 4 diod mắc như hình vẽ: * Hoạt động: Trong nửa chu kỳ đầu: A là cực dương, B là cực âm: dòng điện truyền từ A tới M, qua D1, tới N, qua R tới P, qua D3 tới Q rồi về B. Trong nửa chu kỳsau: Blà cực dương, Alà cực âm: dòng điện truyền từ B tới Q, qua D2, tới N, qua R tới P, qua R tới của dòng điện như thế nào so với mạch trên? P rồi về A. Vậy dòng qua R là dòng một chiều, nhưng đỡ nhấp nháy hơn khi dùng 1 diod. Để dòng điện đỡ nhấp nháy hơn, người ta dùng một bộ lọc. III. Cấu tạo của máy phát điện một chiều: (H.3.30) - Hs nhắc lại cách tạo ra dòng điện trong khung? - Hỏi hs khi khung quay được ½ vòng, nghĩa là lúc dòng điện đổi chiều thì chổi quét (a) có còn tì trên vành bán khuyên (1) hay không? III. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện một chiều: a. Cấu tạo: Gồm một khung dây xoay quanh trục đối xứng của nó trong từ trường đều (trục vuông góc với từ trường.) Một bộ góp gồm 2 vành bán khuyên và hai chổi quét để đưa điện ra mạch ngoài. b. Hoạt động: dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ: là từ thông qua khung biến thiên làm xuất hiện trong khung một suất điện động cảm ứng cũngbiến thiên, và dòng trong khung là dòng điện xoay chiều. Do sự cấu tạo của bộ góp nên dòng điện trong khung đổi chiều thì vành bán khuyên đổi chổi quét, nên ở chổi (a) luôn có dòng điện đi ra ngoài, và ở chổi (b) luôn luôn có dòng điện đi từ mạch ngoài vào. Vậy chổi (a) là cực dương, còn chổi (b) là cực âm của máy phát điện một chiều. D. Củng cố: Nhắc lại: Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều; Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện một chiều. E. Dặn dò: Xem lại các bài tâp trong sách bài tập; Chuẩn bị tiết sau “Bài tập”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftiet_29_9952.pdf