I / MỤC TIÊU:
Hiểu sựphân hạch.
Hiểu phản ứng dây chuyền và điều kiện xảy ra phản ứng hạt nhân dây
chuyền (hiểu hệsốnhân nơtron, khối lượng tới hạn).
Hiểu một cách sơ lược nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của lò phản
ứng hạt nhân và nhàmáy điện nguyên tử.
6 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án vật lý - Sự phân hạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ PHÂN HẠCH
I / MỤC TIÊU :
Hiểu sự phân hạch.
Hiểu phản ứng dây chuyền và điều kiện xảy ra phản ứng hạt nhân dây
chuyền (hiểu hệ số nhân nơtron, khối lượng tới hạn).
Hiểu một cách sơ lược nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của lò phản
ứng hạt nhân và nhà máy điện nguyên tử.
II / CHUẨN BỊ :
1 / Giáo viên :
Cố gắng sưu tầm hoặc tự vẽ trên giấy khổ lớn Hình 75.2 SGK,
Hình 75.3 SGK và Hình 75.4 SGK (lược bỏ các chi tiết không cần thiết).
2 / Học sinh :
Ôn lại kiến thức về phản ứng hạt nhân (§72 – 73).
III / GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1 :
HS : Khi các hạt nhân sinh ra bền
vững hơn các hạt nhân tương tác ban
GV : Phản ứng hạt nhân tỏa năng
lượng xảy ra khi nào ?
đầu.
HS : Năng lượng liên kết riêng của
các hạt nhân có số nuclôn A khác
nhau.
HS : Nêu định nghĩa.
HS : Nêu định nghĩa.
Hoạt động 2 :
HS : Dùng nơtrơn chậm 10 n bắn phá
vào hạt nhân 23592 U
HS : Hai hạt nhân có khối lượng nhỏ
hơn và số khối thuộc loại trung bình.
HS : Một số nơtrôn và tỏa ra năng
lượng.
HS : Có hơn 2 nơtrôn được giải
phóng ra và đều giải phóng ra một
GV : Người ta dựa vào đâu để đi đến
kết luận có hai loại phản hạt nhân tỏa
năng lượng ?
GV : Phản ứng nhiệt hạch là gì ?
GV : Phản ứng phân hạch là gì ?
GV : Giới thiệu phản ứng hạt nhân
của hai nhà hóa học người Đức : Otto
Hann và Fritz Strassman.
GV : Hạt nhân Urani vỡ thành mấy
hạt nhân ? Chúng có đặc điểm gì ?
GV : Kèm theo quá trình phân hạch
này còn có cái gì ?
GV : Đặc điểm chung của các phản
ứng hạt nhân là gì ?
GV : Giới thiệu sơ đồ phản ứng dây
chuyền với 23592 U ( khi k = 2 ).
năng lượng lớn.
Hoạt động 3 :
HS : Quan sát sơ đồ hình 75.2.
HS : Hai nơtrôn
HS : Hai hạt nhân.
HS : Bốn nơtrôn
HS : Bốn hạt nhân.
HS : Nêu định nghĩa.
HS : Ba nơtrôn.
HS : Một nơtrôn.
HS : Nêu định nghĩa
HS : k < 1
HS : k = 1
HS : k > 1
GV : Sau lần phân hạch thứ nhất có
mấy nơtrôn tạo ra bị các hạt nhân
Urani hấp thụ
GV : Có mấy hạt nhân tiếp tục phân
hạch
GV : Sau lần phân hạch thứ hai có
mấy nơtrôn tạo ra bị các hạt nhân
Urani hấp thụ
GV : Có mấy hạt nhân tiếp tục phân
hạch
GV : Phản ứng hạt nhân dây chuyền
là gì ?
GV : Sau lần phân hạch thứ nhất có
mấy nơtrôn được tạo ra ?
GV : Số hạt nhân bị mất mát là bao
nhiêu
GV : Hệ số nhân nơtrôn k là gì ?
GV : Khi nào phản ứng dây chuyền
không xảy ra ?
GV : Khi nào phản ứng dây chuyền
HS : Nêu định nghĩa.
Hoạt động 4 :
HS : Quan sát hình 75.3 : sơ đồ lò
phản ứng nơtrôn nhiệt.
Hoạt động 5 :
HS : Quan sát hình 75.3 : sơ đồ đơn
giản hóa của một nhà máy điện hạt
nhân.
xảy ra với mật độ nơtrôn không đổi ?
GV : Khi nào phản ứng dây chuyền
xảy ra với mật độ nơtrôn tăng liên tục
?
GV : Khối lượng tới hạn là gì ?
GV : Giới thiệu lò phản ứng hạt nhân
?
GV : Giới thiệu nhà máy điện
nguyên tử ?
IV / NỘI DUNG :
1. Hai loại phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng
Phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng xảy ra khi các hạt sinh ra bền vững
hơn các hạt tương tác ban đầu.
Có hai loại phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng
- Hai hạt nhân rất nhẹ kết hợp với nhau thành một hạt nhân nặng hơn.
Phản ứng tổng hợp hạt nhân.
- Một hạt nhân rất nặng hấp thụ một nơtron và vỡ thành hai hạt nhân
có số khối A vào loại trung bình. Sự phân hạch.
2. Sự phân hạch
a) Sự phân hạch của urani.
b) Đặc điểm chung của các phản ứng phân hạch
Sau mỗi phản ứng đều có hơn 2 nơtron được phóng ra, và mỗi phân
hạch đều giải phóng ra năng lượng lớn; người ta thường gọi đó là năng
lượng hạt nhân.
3. Phản ứng hạt nhân dây chuyền.
a) Các nơtron sinh ra sau mỗi phân hạch lại có thể bị hấp thụ các hạt nhân
khác ở gần đó, và, cứ thế, sự phân hạch tiếp diễn thành một dây chuyền. Số
phân hạch tăng lên rất nhanh trong một thời gian rất ngắn, ta có phản ứng
hạt nhân dây chuyền.
b) Điều kiện xảy ra phản ứng hạt nhân dây chuyền
Hệ số nhân nơtron k bằng tỉ số giữa số nơtron sinh ra và số nơtron mất
mát đi do các nguyên nhân khác nhau đã nêu.
- Nếu k < 1 thì phản ứng dây chuyền không thể xảy ra.
- Nếu k = 1 thì phản ứng dây chuyền xảy ra với mật độ nơtron không
đổi. Đó là phản ứng dây chuyền điều khiển được trong các lò phản ứng hạt
nhân.
- Nếu k > 1 thì dòng nơtron tăng liên tục theo thời gian, dẫn tới vụ nổ
nguyên tử. Đó là phản ứng dây chuyền không điều khiển được.
Để giảm thiểu số nơtron bị mất vì thoát ra ngoài nhằm đảm bảo có k ≥
1, thì khối lượng nhiên liệu hạt nhân phải đạt tới một giá trị tối thiểu, gọi là
khối lượng tới hạn mth.
V / CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ :
Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 và làm bài tập 1
Xem bài 44
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_an_ly_12_63.pdf