1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
-Hiểu rằng trong chuyển động tròn cũng như chuyển động cong, véc tơ vận
tốc có phương tiếp tuyến với quỹ đạo và hướng theo chiều chuyển động.
-Nắm vững định nghĩa chuyển động tròn đều, từ đó biết cách tính tốc độ
dài.
-Hiểu rõ chuyển động tròn đều, tốc độ dài đặc trưng cho độ nhanh, chậm
của chuyển động của chất điểm trên quỹ đạo.
1.2. Kĩ năng:
-Quan sát thực tiễn về chuyển động tròn.
-Tư duy lôgíc để hình thành khái niệmvéc tơ vận tốc.
1.3. Thái độ (nếu có):
4 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án vật lý - Bài 8: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU-TỐC ĐỘ DÀI VÀ TỐC ĐỘ GÓC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU- TỐC ĐỘ DÀI VÀ TỐC ĐỘ GÓC
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Hiểu rằng trong chuyển động tròn cũng như chuyển động cong, véc tơ vận
tốc có phương tiếp tuyến với quỹ đạo và hướng theo chiều chuyển động.
- Nắm vững định nghĩa chuyển động tròn đều, từ đó biết cách tính tốc độ
dài.
- Hiểu rõ chuyển động tròn đều, tốc độ dài đặc trưng cho độ nhanh, chậm
của chuyển động của chất điểm trên quỹ đạo.
1.2. Kĩ năng:
- Quan sát thực tiễn về chuyển động tròn.
- Tư duy lôgíc để hình thành khái niệm véc tơ vận tốc.
1.3. Thái độ (nếu có):
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên:
- Các câu hỏi, công thức về chuyển động tròn đều.
- Biên soạn câu hỏi 1- 4 SGK dưới dạng trắc nghiệm.
- Các thí dụ về chuyển động cong, chuyển động tròn đều.
- Hình vẽ H8.2 và H8.4. Mô hình chuyển động tròn (đồng hồ).
2.2. Học sinh:
- Ôn về véc tơ độ dời, véc tơ vận tốc trung bình.
- Sưu tầm các tranh về chuyển động cong, chuyển động tròn.
3. TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC
Hoạt động 1 (...phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Nêu những đặc điểm véc tơ độ dời,
véc tơ vận tốc trung bình, véc tơ vận
tốc tức thời trong chuyển động
thẳng?
- Vẽ hình minh hoạ?
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Đặt câu hỏi cho HS.
- Yêu cầu một HS lên bảng vẽ.
- Nhận xét các câu trả lời.
Hoạt động 2 (...phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Đọc phần 1 SGK.
- Trình bày luận để đưa ra khái niệm
vận tốc tức thời.
- Biểu diễn đặc điểm véctơ vận tốc
trên hình vẽ H2.
- Cho HS đọc SGK.
- Hướng dẫn HS hình thành khái
niệm vận tốc tức thời.
- So sánh với chuyển động thẳng.
Hoạt động 3 (...phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Đọc định nghĩa chuyển động tròn
đều trong SGK, lấy ví dụ thực tiễn?
- Đặc điểm của véc tơ vận tốc trong
chuyển động tròn đều? Tốc độ dài?
- Trả lời câu hỏi C1.
- So sánh với véc tơ vận tốc trong
chuyển động thẳng?
- Cho HS đọc SGK phần 2.
- Nêu các câu hỏi.
- Nhận xét trả lời.
- Hướng dẫn HS so sánh.
Hoạt động 4 (...phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Đọc phần 3 SGK, trả lời câu hỏi: - Cho HS đọc SGK.
Chuyển động tuần hoàn là gì? Chu kì
và đơn vị của chu kì là gì? Tần số và
đơn vị của tần số là gì?
- Mô tả chuyển động của các kim
đồng hồ để minh hoạ.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
- Cho HS quan sát đồng hồ, yêu cầu
mô tả chu kì, tần số.
Hoạt động 5 (...phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Đọc phần 3 SGK, xem H8.4 trả lời
câu hỏi: Tốc độ góc và đơn vị tốc độ
góc là gì?
- So sánh tốc độ góc và tốc độ dài?
- Tìm mối liên hệ giữa tốc độ góc với
tốc độ dài?
- Đổi rad ra độ?
- Đọc phần 4 SGK.
- Tìm mối liên hệ giữa tốc độ góc và
với chu kì, tần số?
- Xem bảng chu kì các hành tinh
trong SGK. Nêu ý nghĩa?
- Cho HS đọc SGK.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
- Hướng dẫn HS tìm công thức liên
hệ, vận dụng để đổi đơn vị.
- Cho HS đọc SGk.
- Hướng dẫn HS tìm công thức liên
hệ.
- Cho HS xem bảng SGK.
Hoạt động 6 (...phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
trắc nghiệm nội dung câu 1-4 (SGK).
- Làm việc cá nhân giải bài tập 2, 3
(SGK).
- Ghi nhận kiến thức: Chuyển động
- Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời
của các nhóm.
- Yêu cầu: HS trình bày đáp án.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
tròn đều; véc tơ vận tốc, chu kì, tần
số, tốc độ dài, tốc độ góc, mối liên hệ
giữa các đại lượng.
Hoạt động 7 (...phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
4. RÚT KINH NGHIỆM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_8_8906.pdf