1.1. Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là sự rơi tự do và khi rơi tự do thì mọi vật đều rơi như
nhau.
-Biết cách khảo sát chuyển động của mọt vật bằng cách thí nghiệm có thể
thực hiện được trên lớp.
-Hiểu được rằng gia tốc rơi tự do phụ thuộc vị trí địa lí và độ cao và khi một
vật rơi ở gần mặt đất nó luôn luôn có một gia tốc bằng gia tốc rơi tự do.
1.2. Kĩ năng:
-Làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, tư duy lôgíc.
-Thu thập và xử lí kết quả thí nghiệm
4 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án vật lý - Bài 6: SỰ RƠI TỰ DO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: SỰ RƠI TỰ DO
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là sự rơi tự do và khi rơi tự do thì mọi vật đều rơi như
nhau.
- Biết cách khảo sát chuyển động của mọt vật bằng cách thí nghiệm có thể
thực hiện được trên lớp.
- Hiểu được rằng gia tốc rơi tự do phụ thuộc vị trí địa lí và độ cao và khi một
vật rơi ở gần mặt đất nó luôn luôn có một gia tốc bằng gia tốc rơi tự do.
1.2. Kĩ năng:
- Làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, tư duy lôgíc.
- Thu thập và xử lí kết quả thí nghiệm
1.3. Thái độ (nếu có):
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên:
- Các câu hỏi công thức phương trình chuyển động biến đổi đều.
- Biên soạn câu hỏi 1-2 SGK dưới dạng trắc nghiệm.
- Ống Niutơn.
- Dụng cụ thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 SGK.
- Tranh hình H6.4 và H6.5 (nếu không có thí nghiệm).
2.2. Học sinh:
- Công thức tính quãng đường trong chuyển động biến đổi đều (vận tốc đầu
bằng 0).
3. TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC
Hoạt động 1 (...phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Phương trình của chuyển động
thẳng biến đổi đều (vận tốc đầu bằng
0)?
- Dạng đồ thị của phương trình toạ
độ theo thời gian?
- Nhận xét trả lời của bạn.
- Đặt câu hỏi cho học sinh.
- Yêu cầu một HS lên bảng vẽ dạng
đồ thị
- Nhận xét các câu trả lời.
Hoạt động 2 (...phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Quan sát thí nghiệm ống Niutơn
- Cùng làm thí nghiệm với GV
- Lực cản của không khí ảnh hưởng
đến các vật rơi như thế nào? Lấy ví
dụ minh hoạ?
- Thế nào là sự rơi tự do?
- Khi nào một vật có thể được coi là
rơi tự do? Trả lời câu hỏi C1.
- Mô tả thí nghiệm, cùng HS làm thí
nghiệm.
- Gợi ý quan sát thí nghiệm.
- Đặt các câu hỏi cho HS.
- Nhận xét các câu hỏi.
- Cho HS đọc định nghĩa trong SGK.
Hoạt động 3 (...phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Làm thí nghiệm hoặc quan sát tranh
H6.1
- Phương và chiều của chuyển động
rơi tự do như thế nào? Ví dụ?
- Cùng GV tiến hành thí nghiệm 1.
- Phân tích kết quả. Trả lời câu hỏi
- Mô tả, cùng HS làm thí nghiệm,
quan sát tranh.
- Đặt các câu hỏi cho HS.
- Phân tích kết quả từ các thí nghiệm.
- Gợi ý cho HS rút ra kết luận.
C2.
- Ghi nhận: Rơi tự do là chuyển động
nhanh dần đều theo phương thẳng
đứng.
Hoạt động 4 (...phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Cùng GV làm thí nghiệm 2 SGK.
- Dựa vào công thức tính gia tốc của
sự rơi tự do?
- Làm thí nghiệm với vật nặng khác.
Rút ra kết luận.
- Trả lời câu hỏi C3.
- Đọc phần 5 SGK, xem bảng kê gia
tốc trong SGK.
- Trả lời câu hỏi: Gia tốc rơi tự do
còn phụ thuộc vào yếu tố nào trên
mặt đất?
- Mô tả, cùng HS làm this nghiệm 2
SGK.
- Hướng dẫn HS tính gia tốc, rút ra
kết luận.
- Nêu câu hỏi C3.
- Cho HS đọc SGK.
- Nhận xét các câu hỏi trả lời.
Hoạt động 5 (...phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
trắc nghiệm nội dung câu 1, 2 SGK.
- Làm việc cá nhân giải bài tập 2, 3
SGK.
- Ghi nhận kiến thức: Rơi tự do là
chuyển động thẳng nhanh dần đều
theo phương thẳng đứng. Gia tốc rơi
- Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời
của các nhóm.
- Yêu cầu: HS trình bày đáp án.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
tự do phụ thuộc vào vị trí và độ cao
trên mặt đất.
Hoạt động 6 (...phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
4. RÚT KINH NGHIỆM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_61_6866.pdf