Giáo án vật lý - Bài 54: hiện tượng dính ướt và không dính ướt. hiện tượng mao dẫn

1.1. Kiến thức:

-Hiểu được hiện tượng dính ướt và không dính ướt: hiểu được nguyên nhân

của các hiện tượng này.

-Hiểu hiện tương mao dẫn và nguyên nhân của nó.

1.2. Kĩ năng:

-Giải thích được hiện tượng mao dẫn đơn giản thường gặp trong thực tế.

-Biết sử dụng công thức tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hiện tượng

mao dẫn để giải một số bài tập trong một số trường hợp.

pdf4 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án vật lý - Bài 54: hiện tượng dính ướt và không dính ướt. hiện tượng mao dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 54: HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT VÀ KHÔNG DÍNH ƯỚT. HIỆN TƯỢNG MAO DẪN 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Hiểu được hiện tượng dính ướt và không dính ướt: hiểu được nguyên nhân của các hiện tượng này. - Hiểu hiện tương mao dẫn và nguyên nhân của nó. 1.2. Kĩ năng: - Giải thích được hiện tượng mao dẫn đơn giản thường gặp trong thực tế. - Biết sử dụng công thức tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hiện tượng mao dẫn để giải một số bài tập trong một số trường hợp. 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: - Một số thí ng hiệm về hiện tượng dính ướt và không dính ướt. - Một số ống mao dẫn có đường kính khác nhau; hai tấm thuỷ tinh. 2.2. Học sinh: - Xem bài, chuẩn bị các câu hỏi trong bài. 2.3. Gợi ý sử dụng CNTT - GV có thể biên soạn câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu 1 – 3 SGK. - Chuẩn bị hình ảnh về hiện tượng mao dẫn. 3. TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC Hoạt động 1 (...phút): Kiểm tra bài cũ Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên - Trả lời các câu hỏi: ● Cấu trúc và chuyển động nhiệt của chất lỏng như thé nào? - Nêu câu hỏi - Yêu cầu HS trả lời ● Hiện tượng căng mặt ngoài là gì? ● Lực căng mặt ngoài: phương, chiều, công thức tính độ lớn? - Nhận xét câu trả lời. Hoạt động 2 (...phút): Hiện tượng dính ướt và không dính ướt. Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên - Đọc SGK và làm thí nghiệm đơn giản về nước làm dính ướt thủy tinh, thủy ngân không làm dính ướt thủy tinh. + Đổ nhẹ vài giọt nước lên tấm thủy tinh. + Quan sát hiện tượng + Đỏ nhẹ vài giọt thủy ngân lên tâm thủy tinh + Quan sát hiện tượng + So sánh kết quả và rút ra nhận xét. - Giải thích hiện tượng, xem SGK phần 1b. - Đọc SGK: phần 1c. - Những ứng dụng của hiện tượng dính ướt. - Trả lời câu hỏi C1. - Đọc SGK và quan sát hình 54.2 - Trình bày nhận xét về hình dạng mặt chất lỏng ở chỗ tiếp xúc với - Yêu cầu HS làm thí nghiệm - Quan sát HS làm thí nghiệm. - Nhắc nhở những điều cần chú ý. - Nêu câu hỏi - Nhận xét câu trả lời. - Yêu cầu HS đọc SGK phần 1c. - Nhận xét các ví dụ. - Nêu câu hỏi C1. - Gợi ý, yêu cầu HS quan sát hình 54.2 - Tìm hiểu dạng mặt chất lỏng. - Nhận xét câu trả lời. thành bình. Hoạt động 3 (...phút): Hiện tượng mao dẫn. Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên - Hoạt động nhóm - Đọc SGK và làm thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn. + Cắm vài ống thủy tinh hở hai đầu vào chậu đựng thủy ngân và chậu đựng nước. + Quan sát hiện tượng + So sánh mực chất lỏng trong ống và ngoài ống. + Rút ra nhận xét. - Trình bày kết quả nhóm - Hiện tượng mao dẫn? - Trả lời câu hỏi C2. - Đọc SGK, tìm hiểu công thức (54.1) - Trình bày câu trả lời. - Trả lời câu hỏi C3 - Tìm hiểu ý nghĩa của hiện tượng mao dẫn. - Tổ chứ hoạt động nhóm - Yêu cầ HS đọc SGK. Nêu câu hỏi. - Hướng dẫn, nhắc nhở - Quan sát HS làm thí nghiệm. - Làm mẫu. - Nhận xét kết quả nhóm - Nêu câu hỏi C2 - Nhận xét câu trả lời. - Yêu cầu HS tìm hiểu và xây dựng công thức (54.1). - Nhận xét câu trả lời. - Nêu câu hỏi C3 - Nhận xét câu trả lời - Nêu câu hỏi, hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của hiện tượng mao dẫn. Hoạt động 4 (...phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm 1 trong phần bài tập. - Giải bài tập 2, 3, 4 SGK. - Trình bày đáp án - Ghi nhận kiến thức: Hiện tượng dính ướt và không dính ướt; hiện tượng mao dẫn và công thức tính độ chênh lệch cột chất lỏng. - Nêu câu hỏi. - Yêu cầu: HS trình bày đáp án - Nhận xét lời giải. - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. Hoạt động 5 (...phút):Hướng dẫn về nhà. Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Những sự chuẩn bị cho bài sau. - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. 4. RÚT KINH NGHIỆM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_54_6519.pdf
Tài liệu liên quan