Giáo án Văn hóa doanh nghiệp

Mục tiêu của chương:

Trình bày những kiến thức lý luận khái quát nhất về văn hóa doanh nghiệp,

các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp giúp người học hình thành nên cách

nhìn tổng quan về văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp, từ đó cung cấp

kiến thức nền tảng để nghiên cứu những chương tiếp theo.

Những nội dung cơ bản:

Những kiến thức khái quát chung về văn hoá doanh nghiệp: Khái niệm văn

hoá doanh nghiệp, đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp; các yếu tố cấu thành văn

hoá doanh nghiệp gồm: những vấn đề nội tại của văn hóa doanh nghiệp, văn hóa

kinh doanh bao gồm các nội dung cơ bản như: triết lý kinh doanh, đạo đức kinh

doanh, các vấn đề văn hóa trong hoạt động kinh doanh

pdf65 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án Văn hóa doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các Câu hỏi: Phân tích mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Gợi ý: - Giống và khác nhau giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội - Mối quan hệ thể hiện như thế nào? Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 45 nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài. Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. 4 Một số vấn đề khác của đạo đức kinh doanh Hướng dẫn tự học Tự học. Câu hỏi: Phân tích các vấn đề khác của đạo đức kinh doanh Củng cố, tổng kết, giao nhiệm vụ bài sau: Trả lời các câu hỏi: Câu 1: Trình bày các nội dung cơ bản của một văn bản triết lý kinh doanh của doanh nghiệp? Câu 2: Trình bày vai trò của triết lý kinh doanh trong sự phát triển của doanh nghiệp? Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 46 Câu 3: Đạo đức kinh doanh là gì? Tại sao việc hiểu biết về đạo đức kinh doanh lại quan trọng đối với các nhà quản trị? Thảo luận về luận điểm cho rằng:“Công ty luôn tin đối xử theo cách thức đạo đức bất kể chi phí kinh tế” Câu 4: Anh/chị có nghĩ rằng quản trị dựa trên giá trị đạo đức chỉ mang tính hình thức? Vấn đề đạo đức có nảy sinh không khi một công ty gần như không bao giờ tham gia một chương trình nhân đạo, từ thiện nào cả? Câu 5: Ông Richard Moore - một chuyên gia trên lĩnh vực xây dựng thương hiệu với hơn 12 năm kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam đã có một nhận định về việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam “Doanh nghiệp Việt Nam còn yếu trong sáng tạo hình ảnh thương hiệu” Theo Anh/Chị cần sử dụng các yếu tố của văn hóa kinh doanh như thế nào trong việc việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam? Câu 6: Trình bày các khía cạnh của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Câu 7: Phân biệt giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Câu 8: Trình bày vai trò của văn hóa trong xây dựng và phát triển thương hiệu? Câu 9: Trình bày nội dung của hoạt động văn hóa trong định hướng với khách hàng? Chuẩn bị bài học sau: Mỗi SV lấy 1 hình ảnh doanh nhân ưa thích, phân tích cuộc đời, sự nghiệp, thu thập các thông tin, bài viết về doanh nhân đó. Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 47 CHƯƠNG 4: VĂN HÓA DOANH NHÂN Mục tiêu của chương: Cung cấp những kiến thức liên quan đến văn hóa doanh nhân trong thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó giúp người học nhận biết và rèn luyện những phẩm chất, tố chất để có thể trở thành doanh nhân trong tương lai. Nội dung của chương: - Các bộ phận cấu thành nên văn hóa doanh nhân - Vai trò của người lãnh đạo - Năng lực lãnh đạo và quyền lực của người quản lý - Phong cách lãnh đạo - Vận dụng trong quản lý Tuần 9.( 3 tiết) CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH VĂN HÓA DOANH NHÂN Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của SV 1. Năng lực của doanh nhân Năng lực của doanh nhân là năng lực làm việc trong đó bao gồm năng lực làm việc trí óc và năng lực làm việc thể chất. Đó là khả năng hoạch định, tổ chức, điều hành, phối hợp và kiểm tra trong bộ máy doanh nghiệp đưa ra các phương án lựa chọn, đánh giá phương án tối ưu và có các quyết định đúng. - Trình độ chuyên môn Trình độ chuyên môn của doanh nhân là yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong điều hành công việc, thích ứng và luôn tìm giải pháp hợp lý với những vướng Thảo luận nhóm: Yêu cầu: Hãy phân tích văn hóa doanh nhân của một doanh nhân mà anh, chị biết. Gợi ý: Mỗi nhóm chọn ra 1 doanh nhân và Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 48 mắc có thể xảy ra, bao gồm bằng cấp, trình độ chuyên môn, kiến thức xã hội, kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ. Trình độ kỹ thuật là kiến thức liên quan đến cách thức, các bước và quá trình vận hành mà một người trong quá trình tiến hành các hoạt động hữu hình nào đó như hoạt động kinh doanh. Đồng thời trình độ kỹ thuật chuyên môn cũng liên quan đến khả năng vận dụng các công cụ và thiết bị liên quan. - Năng lực lãnh đạo Năng lực lãnh đạo là khả năng định hướng và điều khiển người khác hành động để thực hiện những mục đích nhất định. Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng với người khác, và khả năng buộc người khác phải hành động theo ý muốn của mình. Người doanh nhân muốn thu phục nhân viên của mình để họ toàn tâm, toàn ý vì doanh nghiệp, cống hiến hết tài năng, sức lực của mình cho doanh nghiệp thì doanh nhân - người lãnh đạo cần phải thấu hiểu nhân viên của mình. - Trình độ quản lý kinh doanh Trình độ quản lý giúp doanh nhân thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp mình; đặt hoàn toàn hoạt động của doanh nhân và doanh nghiệp trong một cơ chế thị trường hiện đại nhằm tăng cường vị thế cạnh tranh và phát triển bền vững phân chia nội dung phân tích cho từng thành viên - Về năng lực - Về tố chất - Về đạo đức - Về phong cách Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 49 doanh nghiệp. Trình độ quản lý kinh doanh của doanh nhân thể hiện ở việc hiểu và vận dụng tốt năm chức năng chính trong hoạt động quản trị kinh doanh của các doanh nhân, bao gồm: Thứ nhất là chức năng lập kế hoạch Thứ hai là chức năng ra quyết định Thứ ba là chức năng tổ chức Thứ tư là chức năng điều hành Thứ năm là chức năng kiểm tra kiểm soát 2. Tố chất của doanh nhân - Tầm nhìn chiến lược Vai trò trước tiên của những người lãnh đạo đứng đầu doanh nghiệp là xác định một kế hoạch rõ ràng và đặt ra một định hướng chiến lược cho công ty của mình. Kế hoạch và định hướng này giúp cho tổ chức có thể cạnh tranh trên thị trường và phát triển hoạt động của mình trong một thời gian dài. Đây là chìa khóa để phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Thông qua hệ thống các mục tiêu chiến lược sẽ giúp tất cả các bộ phận, lĩnh vực trong doanh nghiệp hiểu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong tổ chức từ. Từ đó giúp người điều hành công ty phát hiện ra được những ý tưởng mới trong khi tìm ra điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp, những cơ hội và khó khăn mà doanh nghiệp đã, đang và sẽ phải đối mặt. - Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 50 Với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật như ngày nay đã làm thay đổi rất nhiều môi trường kinh doanh của toàn cầu. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, giữa các doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ đồng thời là sự cạnh tranh khốc liệt diễn ra giữa các tổ chức đã đặt ra yêu cầu cao cho sự nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo của mỗi một cá nhân làm kinh doanh. Đây là khả năng quan sát, độ nhạy bén, phản ứng nhanh, khả năng thích nghi với sự thay đổi và tập trung cao độ với sức chịu đựng tốt. Năng lực này là hành trang không thể thiếu của mỗi doanh nhân trong thời đại mới. Năng lực quan sát tốt và độ nhạy bén là hai yếu tố cơ bản đặt nền móng vững chắc cho công việc kinh doanh. Khả năng quan sát tốt cho phép doanh nhân nắm rõ được thực chất của vấn đề chứ không phải chỉ nhìn phiến diện, do đó sẽ lựa chọn được phương án kinh doanh có hiệu quả nhất. - Tính độc lập, quyết đoán, tự tin Nhiều luận điểm đều thống nhất rằng kinh doanh là một kiểu giáo dục con người rất hiệu quả. Kinh doanh có thể đào tạo ra một con người có trình độ chuyên môn tốt, có tầm nhìn chiến lược, biết cách xây dựng và thực thi các kế hoạch chiến lược, có tính linh hoạt cao và tính độc lập tự chủ. Công cuộc kinh doanh đòi hỏi mỗi một cá nhân tham gia phải Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 51 dốc toàn bộ sức lực và tâm huyết của mình, họ là người phải đưa ra các quyết định sống còn cho doanh nghiệp, sự thành bại trong kinh doanh phụ thuộc vào tính độc lập, quyết đoán và tự tin của doanh nhân. - Năng lực quan hệ xã hội Năng lực quan hệ xã hội là khả năng tham gia các quan hệ, khả năng động viên, thấu hiểu nhiều quan điểm khác nhau. Quan hệ xã hội tốt là yếu tố hết sức quan trọng đối với các doanh nhân. Nó như một thứ keo gắn bó mọi người trong công ty với lãnh đạo doanh nghiệp. Tinh thần đoàn kết và mối quan hệ tốt tạo ra sự gắn kết giữa người với người là yếu tố căn bản giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp lôi kéo được những người ủng hộ tự nguyện. - Có nhu cầu cao về sự thành đạt Trong hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng những kích thích và thách thức, do vậy khả năng thành công là rất nhiều nhưng những rủi ro cũng rất lớn. Những doanh nhân lớn trên thị trường đều ghi dấu rất nhiều thành công mà cả cộng đồng đều ghi nhận. - Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh Say mê kinh doanh là sở thích đồng thời cũng là hứng thú cao độ đối với hoạt động kinh doanh; đó là những tâm tư tình cảm kích thích con người tham gia kinh doanh. Doanh nhân là người xác định nghề nghiệp cuộc đời Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 52 là hoạt động kinh doanh. Mong muốn kinh doanh và tập trung thời gian sức lực vào việc kinh doanh như nhu cầu không thể thiếu, đó là niềm đam mê. Họ cảm thấy vui và thoả mãn khi tham gia hoạt động kinh doanh. Đam mê kinh doanh tạo ra cá tính mãnh liệt và hăng hái của các doanh nhân. Nó tiếp sức cho các doanh nhân theo đuổi một mục tiêu hoặc dự định. - Phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia Từ người Doanh nhân vừa có tâm, có tài, làm ăn trung thực thì họ sẽ xây dựng được một tổ chức chính danh từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững, lâu dài và ổn định chứ không phải là kinh doanh chộp giật, bất chấp mọi thủ đoạn để thu lợi nhuận. 3. Đạo đức của doanh nhân Điều này xuất phát từ cái tâm của người doanh nhân, con người có đạo đức là người biết chia sẻ, giúp đỡ những người khác trong những lúc khó khăn, không thờ ơ, lãnh đạm trước mất mát của người khác. Đặc biệt khi doanh nhân là người có điều kiện thuận lợi để thực hiện công việc giúp đỡ người khác. Người ta thường nói, khi cái tâm của mình trong sáng thì mọi ứng xử và hành động của mình luôn minh bạch, rõ ràng và luôn hướng thiện. Một doanh nhân chân chính là một người luôn biết hướng tới "từ, bi, hỉ, xả" mà từ bỏ đi "tham, sân, si" để sống có trách nhiệm với Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 53 cuộc đời của mình, có trách nhiệm với gia đình, với tổ chức và với xã hội. Tham gia hoạt động xã hội - một tiêu chuẩn của văn hóa doanh nhân Bên cạnh đó, các doanh nhân cần phải ghi nhớ hoạt động từ thiện không phải chỉ dừng lại ở các công việc đơn thuần là góp tiền giúp người nghèo, người khuyết tật... mà còn ở tầm cao hơn. Vấn đề từ thiện không chỉ đóng khung ở nghĩa hẹp mà nâng thành trách nhiệm xã hội của doanh nhân, doanh nghiệp đối với xã hội, với môi trường mình đang hoạt động. 4. Phong cách doanh nhân Khái niệm Phong cách của doanh nhân là cách thức làm việc của doanh nhân. Phong cách doanh nhân là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt và động quản lý của nhà lãnh đạo doanh nghiệp, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ. Các yếu tố làm nên phong cách doanh nhân • Thứ nhất là văn hoá cá nhân • Thứ hai là tâm lý cá nhân • Thứ ba là kinh nghiệm cá nhân • Thứ tư là nguồn gốc đào tạo • Thứ năm là môi trường xã hội, sự hội nhập và thách thức. Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 54 Củng cố, tổng kết, giao nhiệm vụ bài sau: Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Trình bày năng lực của doanh nhân - một trong các bộ phận cầu thành của văn hóa doanh nhân? Câu 2: Trình bày tố chất của người doanh nhân? Câu 3: Trình bày đạo đức của doanh nhân? Câu 4: Trình bày nội dung phong cách của doanh nhân? Chuẩn bị các câu hỏi Câu 5: Trình bày vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp? Câu 6: Trình bày các phong các của người lãnh đạo trong doanh nghiệp? Câu 7: Trình bày nội dung quyền lực của người lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp? Tuần 10.( 3 tiết) VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của SV 1. Vai trò của người lãnh đạo Dẫn dắt: Một trong những khía cạnh khó hiểu nhất của văn hóa doanh nghiệp là làm thế nào mà hai công ty tương tự nhau (hoạt động trong cùng một môi trường, với công nghệ giống nhau, có nhiệm vụ tương tự nhau, và những người sáng lập của chúng có xuất thân như nhau), theo thời gian, lại có cách thức vận hành hoàn toàn khác nhau? Phân tích các vai trò cơ bản của người lãnh đạo trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 55 Một yếu tố không thể phủ nhận đó là sự ảnh hưởng của người lãnh đạo tới văn hóa doanh nghiệp, thậm chí có ý kiến còn cho rằng văn hóa doanh nghiệp chính là văn hóa của người lãnh đạo. Những gì mà người lãnh đạo quan tâm, khuyến khích thực hiện, cách thức mà người lãnh đạo đánh giá, khen thưởng hoặc khiển trách nhân viên sẽ thể hiện cách suy nghĩ và hành vi của người lãnh đạo và điều đó sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới hành vi của mọi nhân viên dưới quyền. Trong thực tế, có những người lãnh đạo có khả năng làm thay đổi hẳn văn hóa của doanh nghiệp và tạo ra một sức sống mới, tạo bước nhảy vọt trong hoạt động của doanh nghiệp. Thể hiện - Vai trò của người lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp - Vai trò của người lãnh đạo trong quá trình gắn kết và chuyển tải văn hóa doanh nghiệp - Vai trò của người lãnh đạo trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp 3. Phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo là một nhân tố rất quan trọng mà người quản lý có thể sử dụng trong việc định hình và phát triển văn hóa doanh nghiệp cho một doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo được quyết định bởi nhiều yếu tố như tính cách, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, quan điểm và thái độ, đặc trưng kết Phân tích và so sánh các phong cách lãnh đạo cơ bản Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 56 cấu tổ chức (tính chất công việc, cơ cấu quyền lực), và văn hóa doanh nghiệp (mối quan hệ, truyền thống, triết lý tổ chức). Phong cách lãnh đạo được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Phong cách lãnh đạo trong doanh nghiệp có thể có ảnh hưởng quan trọng đến việc lựa chọn hành vi tác nghiệp của nhân viên. Căn cứ vào khả năng tự chủ và khả năng quản lý mối quan hệ có các phong cách lãnh đạo sau: Phong cách gia trưởng Đòi hỏi cấp dưới tuân thủ tức thì các mệnh lệnh và rất coi trọng thành tích, sáng kiến và tính biết kiềm chế. Phong cách này rất thích hợp trong các hoàn cảnh khẩn cấp, khủng hoảng hoặc cải tổ. Tuy nhiên, nó cũng có thể tạo nên bầu không khí nặng nề và thụ động trong doanh nghiệp. Phong cách ủy thác Khích lệ cấp dưới theo đuổi hoài bão, mục tiêu lâu dài, tạo môi trường năng động, chấp nhận thay đổi. Đây là phong cách lãnh đạo được coi là tích cực và có kết quả nhất, do tạo được bầu không khí phấn khích trong tổ chức. Phong cách bằng hữu Đánh giá cao sự nhiệt tình, mong muốn của cấp dưới và chủ yếu dựa vào mối quan hệ gắn bó và sự tin cậy để khích lệ tính năng động, sáng tạo và sự mạo hiểm của họ. Phong cách dân chủ Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 57 Thường chú trọng đến sự tích cực và vai trò của nhóm, tập thể để đi đến quyết định tập thể. Phong cách lãnh đạo này rất quan tâm đến việc tăng cường thông tin và giao tiếp trong doanh nghiệp và việc tạo ra bầu không khí thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu. Phong cách nhạc trưởng Thường tạo ra bầu không khí bất lợi do những yêu cầu đặt ra là quá cao. Phong cách này chỉ thích hợp để quản lý những người nhiều tham vọng, trọng thành tích, có sức sáng tạo và nhanh chóng đạt được thành tích. Phong cách bề trên Tạo lập một bầu không khí tích cực qua việc hỗ trợ cho nhân viên trong việc hình thành năng lực cần thiết để đạt được thành công lâu dài, tin cậy giao phó trách nhiệm, và rất khéo léo trong khi giao những việc khó. Củng cố, tổng kết, giao nhiệm vụ bài sau: - Đọc trước chương 5, đặc biệt từ trang 140 – 148 - Phân tích các biểu hiện văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp việt nam hiện nay Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 58 CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Mục tiêu của chương: Cung cấp kiến thức về quá trình phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam từ đó nhận định được xu hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó cung cấp một số công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp làm cơ sở để tiến hành đổi mới văn hóa trong tổ chức. Nội dung của chương: - Cung cấp thông tin về thực trạng triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nhân trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay như: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. - Trình bày các dạng văn hóa doanh nghiệp thường được áp dụng hiện nay như: dạng văn hóa doanh nghiệp của Harri/Handy; dạng văn hóa doanh nghiệp của Deal và Kennedy; dạng văn hóa doanh nghiệp của Daft; dạng văn hóa doanh nghiệp của Quin và Mcgrath. - Trình bày các phương pháp đánh giá văn hóa doanh nghiệp gồm: mô hình Denison, mô hình nghiên cứu của Cameron và Quin, mô hình của Trịnh Quốc Trị. - Trình bày chín bước để thay đổi văn hóa doanh nghiệp nhằm phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 59 Tuần 11.( 3 tiết) VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của SV 1. Một số biểu hiện văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - Triết lý kinh doanh Tình trạng chung hiện nay là đa số các doanh nghiệp không có triết lý kinh doanh và một số doanh nghiệp đã manh nha có triết lý kinh doanh lại không được trình bày rõ ràng, đầy đủ. Các doanh nghiệp chủ yếu chỉ lo các mục tiêu ngắn hạn và thực dụng (đối phó với các thủ tục hành chính hoặc các chính sách bất cập, lo lót tay cho các quan chức). Trong một môi trường kinh doanh bất ổn định thì việc tạo lập triết lý kinh doanh để phát triển lâu dài là rất khó khăn. Do vậy, triết lý kinh doanh, nếu có được quan tâm nó cũng chỉ ở giai đoạn manh nha trong các công ty lớn, có tên tuổi. - Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội Vấn đề nổi cộm của đạo đức kinh doanh, trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là vấn đề tham nhũng. Hoạt động tham nhũng đang lan tràn từ các doanh nghiệp nhỏ đến các Phân tích các biểu hiện văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước: về triết lý kinh doanh,đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, văn hóa doanh nhân. Lấy ví dụ minh họa Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 60 tổng công ty quy mô lớn của nhà nước, thậm chí vấn đề tham nhũng tại các doanh nghiệp nhà nước đã trở thành hình ảnh rất quen thuộc đối với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Các vụ tham nhũng lớn gần đây đều có mặt tại các lĩnh vực quan trọng : dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông, hàng không, hàng hải, ngân hàng v.v.. Một nguồn lực lớn của đất nước đang bị tham ô, đục khoét. Và đặc biệt những đối tượng tham nhũng này đã làm giảm niềm tin của nhân dân vào nhà nước, làm chậm quá trình phát triển nền kinh tế và cản trở quá trình phát triển nền văn hóa kinh doanh lành mạnh. - Văn hóa doanh nhân Ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp nhà nước đều có hai cấp lãnh đạo, cấp lãnh đạo Đảng bộ giữ vai trò giám sát và đảm bảo định hướng chiến lược của công ty đi đúng hướng của Đảng cộng sản Việt Nam; tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty và cấp lãnh đạo điều hành hoạt động của công ty. Các doanh nhân nói chung và các doanh nhân lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước nói riêng đều phải chịu rất nhiều áp lực khi chèo chống con thuyền doanh nghiệp trong điều kiện môi trường kinh doanh và các chính sách kinh tế của nhà nước còn nhiều bất cập. 2. Một số biểu hiện văn hóa doanh nghiệp Dẫn dắt: Từ khi xuất hiêṇ các doanh nghiêp̣ có yếu tố nước ngoài (doanh nghiêp̣ có 100% vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp tại Việt Nam Phân tích các biểu hiện văn hóa doanh Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 61 trong các doanh nghiệp và doanh nghiệp liên doanh liên kết với Viêṭ Nam) thì nhâṇ thức của các doanh nghiêp̣ Viêṭ Nam và người dân Viêṭ Nam về vai trò của văn hóa doanh nghiêp̣, văn hóa kinh doanh có sư ̣chuyển biến rõ rêṭ. Những người Viêṭ Nam làm viêc̣ trong các doanh nghiêp̣ này ngoài viêc̣ có kiến thức, ky ̃năng, tay nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiêp̣, ho ̣còn buôc̣ phải có tác phong công nghiêp̣ trong làm viêc̣ và phải tuân thủ những quy điṇh về văn hóa doanh nghiêp̣. - Triết lý kinh doanh Phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài khi đến Việt Nam đều mang theo triết lý kinh doanh của mình. Những nhà quản trị doanh nghiệp đã vận dụng triết lý kinh doanh của họ như một công cụ quản lý chiến lược và tìm cách tuyên truyền giáo dục để mọi thành viên trong doanh nghiệp (là người bản địa) cũng thấm nhuần những tư tưởng ấy. - Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội Có thể nói, đa số các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đã thực hiện khá tốt vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp này, hoạt động có hiệu quả, sản xuất ra những sản phẩm có uy tín, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước, nâng cao sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đa số những liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài có uy tín cao, chú nghiệp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: về triết lý kinh doanh,đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, văn hóa doanh nhân. Lấy ví dụ minh họa Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 62 trọng vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội khi hoạt động ở Việt Nam thì có một số doanh nghiệp nước ngoài vi phạm nghiêm trọng đến vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. - Văn hóa doanh nhân Những nhà quản lý là người nước ngoài trong các doanh nghiệp thường là người có kinh nghiệm trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, do đã tiến hành công việc này tại công ty mẹ ở nước ngoài. Đa phần các chủ doanh nghiệp đến từ các nước phát triển đều là người có tác phong công nghiệp, có trình độ quản lý và năng lực lãnh đạo, có tầm nhìn và khả năng thích ứng cao với môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Nếu người quản lý không phải là người nước ngoài mà là người Việt Nam thì người đó cũng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng. Họ cũng phải đạt những tiêu chuẩn của một nhà quản lý doanh nghiệp quốc tế. 3. Một số biểu hiện văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Dẫn dắt: Doanh nghiệp tư nhân chủ yếu đều ở quy mô siêu nhỏ và nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp, thiết bị công nghệ thường kém hiện đại. Do khó khăn về nguồn vốn nên chế độ lương, thưởng và các chính sách khuyến khích khác dành cho nhân viên cũng hạn chế vì vậy họ khó giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Thông thường, những lao động có trình độ họ chỉ làm việc trong các doanh nghiệp này một thời gian nhất định để tích lũy kinh Phân tích các biểu hiện văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân: về triết lý kinh doanh,đạo đức kinh doanh, trách Giáo án văn hóa doanh nghiệp ThS. Hoàng Thị Thúy Hằng Page 63 nghiệm nhằm mục đích tìm cho mình một địa chỉ làm việc có điều kiện tốt hơn. Vì vậy, lực lượng lao động trong các doanh nghiệp này thường xuyên biến động, nên việc tuyên truyền và phát triển văn hóa doanh nghiệp rất khó khăn. - Triết lý kinh doanh Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là được đúc rút từ kinh nghiệm kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp. So với các doanh nghiệp nhà nước, thì các doanh nghiệp tư nhân không phải chịu sự quản lý và điều khiển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_an_van_hoa_kinh_doanh_3402.pdf
Tài liệu liên quan