Tầng hàm nghĩa hay còn gọi là nghĩa hàm ẩn là
tầng nghĩa kín, nghĩa tiềm tàng của văn bản văn
học. Đây chính là điều nhà văn, nhà thơ muốn
tâm sự, giãi bày, muốn gửi gắm lại cho đời.
-Như trong Truyện Kiềucủa Nguyễn Du, tác giả
đã xây dựng nhân vật Từ Hải nhằm gửi gắm ước
mơ của mình về cuộc sống và quan niệm về
người anh hùng, vì vậy, ông đã cho nhân vật
vung gươm tiêu diệt những phường giá áo túi
cơm thực hiện công lí. Nguyễn Du cũng để cho
Từ Hải đầu hàng rồi chết đứng là để tố cáo xã
hội phong kiến đương thời tàn bạo, không có chỗ
đứng cho những người ôm ấp những ước mơ về
một cuộc sống tốt đẹp. Hình tượng Từ Hải đã đáp
ứng được khát vọng công lí cho những người bị
áp bức
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN BẢN VĂN HỌC
A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Nắm được các tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học theo quan
niệm mới.
- Nắm được cấu trúc của văn bản văn học với các tầng: Ngôn từ, hình
tượng, hàm nghĩa.
- Vận dụng những hiểu biết nói trên để tìm hiểu tác phẩm văn học.
B/ CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ:
- Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
C/ BÀI GIẢNG:
DÀN Ý BÀI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG
THÀY VÀ TRÒ
Thời
gian
I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:
Trong mỗi quốc gia, trong mỗi thời kì lịch sử đều
có những tiêu chí riêng để nhận diện mộ văn bản
văn học. Tuy nhiên ngày nay người ta thường
- Hãy nêu những
tiêu chí của văn
bản văn học?
nhận diện văn bản văn học theo ba tiêu chí sau:
- Văn bản đó phải có nội dung phản ánh và khám
phá được thế giới tình cảm và tư tưởng của con
người, nhằm thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của
người đọc.
- Văn bản đó phải được xây dựng bằng ngôn từ
nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.
- Văn bản đó phải thuộc về một thể loại nhất định
như: Thơ, truyện, kí, kịch… theo những quy ước,
cách thức của thể loại đó.
Tuy vậy, văn bản văn học lại là một sáng tạo
tinh thần, là kêt quả của tư duy vì vậy cần phải có
những tư tưởng, tình cảm đồng cảm với con
người thì mới rung động được người đọc.
II. Cấu trúc của văn bản văn học:
1/ Tầng ngôn ngữ- Từ ngữ âm đến ngữ nghĩa:
- Văn bản nào cũng được cấu trúc bởi các câu,
chữ, từ ngữ âm cho đến ngữ nghĩa, vì vây muốn
hiểu được một văn bản văn học thì cần phải hiểu
hết được nghĩa của các từ, ngữ, từ nghĩa đen đến
Kịch có hồi, có
cảnh, có đối
thoại, độc thoại…
Thơ thì có vần
điệu, luật, câu,
khổ thơ… Truyện
có nhân vật kết
cấu, lời văn…
- Có mấy tầng
nghĩa trong ngôn
ngữ giao tiếp
hàng ngày?
Trong văn học?
bóng và đồng thời phải chú ý đến ngữ âm.
Vd: Nửa năm hương lửa đang nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Muốn hiểu rõ nghĩa hai câu thơ này thì cần phải
hiểu rõ nghĩa các từ, các cụm từ: Hương lửa,
trượng phu, lòng bốn phương.
2/ Tầng hình tượng:
- Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “ Hình
tượng là nghệ thuật là các khách thể đời sống
được các nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng
tạo trong nhứng tác phẩm nghệ thuật. Đó có thể
là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay
một sự kiện xã hội được cảm nhận. Nhưng nói
đến hình tượng nghệ thuật người ta thường nói
đến hình tượng con người”.
- Trong văn bản, hình tượng được sáng tạo nhờ
những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh,
tâm trạng… vì vậy thường có sự khác nhau, như
hình tượng Từ Hải trong Truyện Kiều hoặc hình
tượng cây sen trong ca dao.
- Hình tượng
nghệ thuật là gì?
- Trong văn bản,
hình tượng được
sáng tạo nhờ
những gì?
- Tại sao trong
các tác phẩm văn
học ta cần phải
hiểu tầng nghĩa
3/ Tầng hàm nghĩa:
- Tầng hàm nghĩa hay còn gọi là nghĩa hàm ẩn là
tầng nghĩa kín, nghĩa tiềm tàng của văn bản văn
học. Đây chính là điều nhà văn, nhà thơ muốn
tâm sự, giãi bày, muốn gửi gắm lại cho đời.
- Như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác giả
đã xây dựng nhân vật Từ Hải nhằm gửi gắm ước
mơ của mình về cuộc sống và quan niệm về
người anh hùng, vì vậy, ông đã cho nhân vật
vung gươm tiêu diệt những phường giá áo túi
cơm thực hiện công lí. Nguyễn Du cũng để cho
Từ Hải đầu hàng rồi chết đứng là để tố cáo xã
hội phong kiến đương thời tàn bạo, không có chỗ
đứng cho những người ôm ấp những ước mơ về
một cuộc sống tốt đẹp. Hình tượng Từ Hải đã đáp
ứng được khát vọng công lí cho những người bị
áp bức.
III. Từ văn bản đến tác phẩm văn học:
Nhà văn là người sáng tạo nên những tác phẩm
văn học và chỉ khi tác phẩm ấy được phổ biến
kín? Nó phản ánh
điều gì?
- Khi nào thì văn
bản văn học
chính thức trở
thành tác phẩm
văn học?
Giáo viên hướng
dẫn học sinh làm
bài tập luyện tập
sgk.
rộng rãi và được đông đảo người đọc tiếp nhận
thì văn bản văn học này mới thực sự phát huy
chức năng của tác phẩm văn học và lúc này văn
bản văn học đã chính thức trở thành tác phẩm văn
học.
IV. Bài học: SGK trang 121.
V. Luyện tập: Đọc các văn bản sgk và thực hiện
các yêu cầu.
D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ Sgk trang 121 và làm bài tập 3 sgk trang
123
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 54_.pdf