-Pê-nê-lốp là người đưa ra thử thách.Trong khi
nói với Tê-lê-mác, chắc chắn nàng đang nghĩ
tới cái giường cưới. Bởi nó cất giữ bí mật mà
chỉ có Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ mới biết.
-Người chấp nhận thử thách là Uy-lít-xơ:
+ Từ khi đặt chân về ngôi nhà của mình sau hai
mươi năm xa cách, chàng đã phải kìm nén m ọi
xúc động để phục vụ mục đích trừng phạt bọn
cầu hôn.
+ Khi nghe Pê-nê-lốp nói với con trai,Uy-lít-xơ
chỉ mỉm cười. Cười cũng có nghĩa là đồng tình,
chấp nhận thử thách vì chàng tin vào trí tuệ của
mình.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án Uy-Lít-xơ trở về (trích ô-đi-xê-sử thi hi lạp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ
(Trích Ô-đi-xê- Sử thi Hi Lạp)
Hô-me-rơ
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp H S:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp thể hiện qua
cảnh đoàn tụ vợ chồng sau hai mươi năm xa cách.
- Biết phân tích diễn biến tâm lí nhân vật qua các đối thoại trong cảnh gặp
mặt để thấy được khát vọng hạnh phúc và vẻ đẹp trí tuệ của họ.
- Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao
đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn.
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa các phương pháp đọc sáng
tạo, gợi tìm, nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ
- Phân tích bi kịch nước mất nhà tan?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và
HS
Yêu cầu cần đạt
HS căn cứ phần tiểu dẫn
SGK để trả lời câu hỏi
- Phần này trình bày
những nội dung gì?
- Em hãy tóm tắt ngắn gọn
tác phẩm theo cách hiểu
của mình?
- Chủ đề tác phẩm?
I. Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn
- Có ba nội dung: Giới thiệu Hô-me-rơ; Tóm tắt
sử thi Ô-đi-xê; Nêu chủ đề của tác phẩm.
- Hô-me-rơ sống vào khoảng thế kỉ IX-VIII
TCN. Ông là tác giả của hai thiên sử thi nổi
tiếng thế giới:
I-li-át và Ô-đi-xê
- Đảm bảo hai nội dung:
+ Chinh phục biển cả
+ Trí tuệ và tình yêu chung thuỷ
- Quá trình chinh phục thiên nhiên biển cả đồng
thời miêu tả cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh
phúc gia đình của người Hi Lạp thời cổ
- Gọi HS đọc. GV có thể
linh hoạt phân vai để phần
đọc sinh động
- Căn cứ vào phần tóm tắt,
em hãy cho biết vị trí của
đoạn trích?
Văn bản có thể chia làm
mấy đoạn? Nội dung của
từng đoạn?
2. Văn bản
- Đọc phải thể hiện đúng tâm trạng các nhân vật
a. Vị trí đoạn trích
- Trước đoạn này, Uy-lít-xơ giả vờ làm người
hành khất vào được ngôi nhà của mình và kể
cho Pê-nê-lốp nghe những câu chuyện về chồng
nàng mà anh ta biết. Pê-nê-lôp tổ chức thi bắn.
Dựa vào đó hai cha con Uy-lít-xơ đã tiêu diệt
108 vương tôn công tử láo xược và những gia
nhân không trung thành. Đoạn trích bắt đầu từ
đó.
b. Bố cục
Có thể chia ba đoạn:
- Từ đầu đến:" và người giết chúng"
Tác động của nhũ mẫu với Pê-nê-lốp
- Tiếp đến: " người kém gan dạ"
Tác động của Tê-lê-mác với mẹ
- Còn lại
Cuộc đấu trí hay thử thách giữa Pê-nê-lốp và
- Dựa vào bố cục, ta thấy
có hai vấn đề cần nêu bật:
Tâm trạng của nàng Pê-
nê-lốp trước hai tác động
và cuộc đấu trí để gia đình
hạnh phúc.
- Vào đầu đoạn trích, Pê-
nê-lốp đang ở trong hoàn
cảnh như thế nào?
- Khi nghe nhũ mẫu báo
tin Uy-lít-xơ đã trở về và
đã trừng trị bọn cầu hôn,
tâm trạng của Pê-nê-lốp
như thế nào?
Uy-lít-xơ để gia đình đoàn tụ.
II. Đọc hiểu
- Như vậy ta có thể tìm hiểu qua hai ý:
+ Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp khi nghe tin
chồng trở về
+ Thử thách và sum họp
1. Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp
- Chờ đợi chồng hai mươi năm đằng đẵng.
+ Tấm thảm ngày dệt đêm tháo để làm kế trì
hoãn trước sự thúc giục của bọn cầu hôn
+ Cha mẹ đẻ giục tái giá
- Trước đoạn trích, khi nghe tin nhũ mẫu báo
tin, Pê-nê-lốp đã " Mừng rỡ cuống cuồng nhảy
ra khỏi giường ôm chầm lấy bà lão , nước mắt
chan hoà". Rõ ràng nàng hạnh phúc đến tột
cùng nếu chồng nàng thực sự trở về.
- Nhưng ở đầu đoạn trích, nàng không tin vì
trong lòng nàng nảy sinh hai điều nghi hoặc:
+ Đó chỉ có thể là một vị thần đã bất bình vì sự
- Thái độ và suy nghĩ ấy
của Pê-nê-lốp thể hiện tâm
trạng gì?
- Khi nhũ mẫu đưa thêm
bằng chứng, thậm chí còn
đánh cược bằng cả tính
mạng, Pê-nê-lốp có tin
không? Vì sao?
- Lúc sắp gặp mặt Uy-lít-
xơ, tâm trạng Pê-nê-lốp
như thế nào?
- Giữa lúc ấy, Tê-lê-mác
cố thái độ như thế nào với
láo xược của bọn cầu hôn, mà trừng trị chúng
+ Uy-lít-xơ đã hết hi vọng trở về, chính chàng
cũng đã chết rồi
-Đây là nét tâm lí của nàng Pê-nê-lốp. Nàng
trấn an nhũ mẫu cũng là cách để tự trấn an
mình.
- Nàng vẫn không tin, mặc dù trong lòng rất
mong điều nhũ mẫu nói là sự thật. Bởi nàng vốn
là người thận trọng. Nàng sợ bị người khác lừa
dối.
- Nàng " rất đỗi phân vân". Nó biểu hiện ở dáng
điệu, cử chỉ trong sự lúng túng tìm cách ứng xử:
"Không biết nên đứng xa hay nên lại gần mà
ôm lấy đầu, cầm lấy tay Người mà hôn"
- Nàng suy nghĩ rất nhiều nhưng không giấu
được sự bàng hoàng xúc động:" Ngồi lặng thinh
trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm
âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng
trong bộ quần áo rách mướp".
mẹ?
- Trước những lời đó, Pê-
nê-lốp có thái độ như thế
nào?
- Qua hai sự tác động ấy,
em hãy nhận xét về Pê-nê-
lốp? Nêu nhận xét về nghệ
thuật miêu tả tâm trạng
của Hô-me-rơ?
- Trách mẹ gay gắt:" Mẹ ơi, mẹ thật tàn nhẫn và
lòng mẹ độc ác quá chừng... không, không một
người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền
biệt hai mươi năm nay,... bây giờ mới về xứ sở
mà lại có thể ngồi cách xa chồng đến vậy"
- Pê-nê-lốp phân vân và xúc động cao độ, nàng
nói với con trai về tâm trạng của mình và khẳng
định:
" Lòng mẹ kinh ngạc quá chừng...Nếu đây đúng
là Uy-lít-xơ thì con có thể tin thế nào cha mẹ
cũng sẽ nhận ra nhau vì hai người có những dấu
hiệu riêng mà người ngoài không biết"
Nàng nói với con trai nhưng cũng là nói với
Uy-lít-xơ. Cách nói thật tế nhị khéo léo.
- Rõ ràng Pê-nê-lốp là người có trí tuệ thông
minh và tỉnh táo, biết kìm nén tình cảm của
mình. Nàng còn là người rất thận trọng. Với
nàng lúc này thận trọng không thừa. Tỉnh táo
mà tế nhị; kiên quyết mà thận trọng; trí tuệ mà
giàu tình cảm.
- Ai là người đưa ra thử
thách? Ai là người chấp
nhận thử thách? Thái độ
của từng người?
- Sự thử thách bắt đầu từ
chi tiết nào?
- Hô-me-rơ không mổ xẻ tâm lí nhân vật mà
đưa ra dáng điệu, một cử chỉ, một ứng xử hay
xây dựng những đối thoại giữa các nhân vật.
Lập luận tuy chất phác đơn sơ nhưng rất hồn
nhiên của con người Hi Lạp cổ đại.
2. Thử thách và sum họp
- Pê-nê-lốp là người đưa ra thử thách.Trong khi
nói với Tê-lê-mác, chắc chắn nàng đang nghĩ
tới cái giường cưới. Bởi nó cất giữ bí mật mà
chỉ có Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ mới biết.
- Người chấp nhận thử thách là Uy-lít-xơ:
+ Từ khi đặt chân về ngôi nhà của mình sau hai
mươi năm xa cách, chàng đã phải kìm nén mọi
xúc động để phục vụ mục đích trừng phạt bọn
cầu hôn...
+ Khi nghe Pê-nê-lốp nói với con trai,Uy-lít-xơ
chỉ mỉm cười. Cười cũng có nghĩa là đồng tình,
chấp nhận thử thách vì chàng tin vào trí tuệ của
mình.
+ Mục đích cao nhất là làm thế nào để vợ nhận
- Pê-nê-lốp đã làm gì? Em
có suy nghĩ gì về chi tiết
này?
- Uy-lít-xơ đã giải ""mật
mã" ra sao? Em có nhận
xét gì về cách miêu tả
này?
- Sau lời chân tình của
Uy-lít-xơ về chiếc giường,
Pê-nê-nốp đã thể hiện thái
độ gì? Nàng đã nói những
gì?
ra chồng. Nhưng Uy-lit-xơ không vội vàng hấp
tấp, không nôn nóng như con trai, chàng nén cái
nóng bỏng sục sôi trong lòng để có thái độ bình
tĩnh tự tin, nghĩ cách hoà giải ổn thoả với gia
đình bọn cầu hôn. Trí tuệ ấy thật xứng với Pê-
nê-lốp.
- Từ chi tiết Uy-lít-xơ trách:"Trái tim sắt đá"
của Pê-nê-lốp và nhờ nhũ mẫu khiêng cho một
chiếc giường để ngủ.
Vừa như trách móc vợ, vừa như thanh minh về
sự chung thuỷ của mình. Nhưng cũng có thể coi
đây là một gợi ý cho Pê-nê-lốp, vì hai người rất
hiểu nhau.
- Pê-nê-lốp đã sai nhũ mẫu cho người khiêng
chiếc giường cưới của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp ra
khỏi phòng. Đây là sự thử thách chứ không phải
là mục đích.
- Chàng đã miêu tả thật chi tiết, tỉ mỉ chiếc
giường (đọc đoạn văn)
Qua cách miêu tả này, Uy-lít-xơ muốn nhắc lại
- Em có suy nghĩ gì về
cuộc thử thách này?
- Gọi HS đọc đoạn cuối và
nhận xét các biện pháp
nghệ thuật của đoạn văn.
- Em có suy nghĩ gì về
nhân vật Uy-lít-xơ trong
cảnh sum họp?
Củng cố
tình yêu, tình vợ chồng son sắt cách đây hơn hai
mươi năm. Miêu tả cái giường đầy bí mật ấy,
Uy-lít-xơ đã giải mã dấu hiệu riêng mà Pê-nê-
lốp đặt ra
- Nàng "bủn rủn cả chân tay", "bèn chạy lại
nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên
trán chồng". Cử chỉ ấy thật cảm động.
- Nàng đã nói lí do vì sao từ lâu nàng tự khép
cảnh cửa lòng mình trước bất cứ ai. Vì "luôn
luôn lo sợ có người đến dùng lời đường mật
đánh lừa, đời chẳnh thiếu gì những người xảo
quyệt chỉ làm điều tai ác".
Lí do đưa ra để chứng minh tấm lòng trong
sạch, thủy chung của nàng. Rõ ràng đây là cử
chỉ, hành động, lời nói của một người vợ rất
mực thủy chung. Nàng thật sung sướng, hạnh
phúc khi ôm trong tay mà xiết chặt người chồng
thân yêu.
- Pê-nê-lốp dùng sự khôn khéo để xác minh sự
thật. Uy-lít-xơ bằng trí tuệ nhạy bén đáp ứng
- HS phát biểu với những
suy nghĩ và tình cảm thực
của mình
được điều thử thách ấy. Đây là sự gặp gỡ của
hai tâm hồn, hai trí tuệ. Cả hai đều thắng, không
có người thua.
- Đây là đoạn văn so sánh rất hay. Miêu tả tâm
trạng của Pê-nê-lốp bằng sự so sánh liên tưởng.
So sanh để làm rõ tâm trạng của nàng.
- Trí tuệ và tình yêu son sắt của Uy-lít-xơ đã
mang đến cho chàng cái hạnh phúc tột đỉnh "
Ôm lấy người vợ xiết bao thân yêu, người bạn
đời chung thủy của mình mà khóc dầm dề "
Đó là nước mắt của niềm vui và hạnh phúc
Ghi nhớ:
Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau 20 năm xa cách,
với nghệ thuật kể chuyện và chọn chi tiết đặc
sắc, Hô-me-rơ đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn và
trí tuệ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.
III Luyện tập
1. Bài tập 1
GV chủ động gợi ý cho HS tổ chức một cuộc
toạ đàm trao đổi về hạnh phúc gia đình, về tình
cảm cha con, mẹ con và các quan hệ khác (lưu
ý đến nề nếp gia phong)
2. Bài tập 2
Nhập vai Uy-lít-xơ hãy kể lại cảnh nhận mặt.
HS về nhà tự viết một đoạn văn ngắn theo cảm
nhận riêng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62_.pdf