A. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số ví dụ nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối ; giếng, chum, vại, bể nước phải có nặp đậy.
+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
- Thức hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.
* Các KNS cơ bảnđược giáo dục:
- Kĩ năng phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước.
21 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án tuần 9 buổi 1 - Lớp 4b – Trường tiểu học B Hải Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S về nhà học thuộc bài xem bài sau.
Tiết: LUYỆN TỪ & CÂU
Bài: ĐỘNG TỪø
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được thế nào là động từ
- Nhận biết được động từ có trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ.
II. Phương tiện dạy - học:
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn bài tập 1 phần nhận xét.
- Giấy khổ to và bút dạ.
- Tranh minh hoạ trang 94 SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài tập đã giao ở tiết trước. Yêu cầu HS đọc thuộc và tình huống sử dụng các câu tục ngữ
- GV nhận xét và nghi điểm từng HS
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
- GV viết câu văn lên bảng: Vua Mi- đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng.
- Yêu cầu HS phân tích
- Những từ loại nào trong câu nào mà em đã biết ?
- Vậy loại từ “ bẻ , biến thành” là gì?
* Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó?
HĐ1: Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc phần nhân xét
- Yêu HS thảo luận trong nhóm để tìm ra các từ theo yêu cầu
- Gọi HS phát biểu ý kiến
- GV kết luận lời giải đúng
* Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người , vật đó là động từ
Ghi nhớ :
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Vậy từ: bẻ, biến thành có phải là động từ hay không? vì sao?
- Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về động từ chỉ hoạt động, trạng thái.
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Yêu cầu HS thảo luận và tìm từ , sau đại diện các nhóm lên dán phiếu trên bảng , các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận về các từ đúng. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều động từ.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêøu cầu và nôi dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, ghi vào vở nháp.
- GV kết luận lời giải đúng.
a) đến- yết kiến-cho- nhận- xin – làm – dùi – có thể- lặn.
b) mỉm cười – ưng thuận – thử – bẻ – biến thành – ngắt – thành – tưởng – có.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV treo tranh minh hoạ và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi.
- Tổ chức cho HS thi diễn kịch câm.
- Hoạt động nhóm.
- GV gợi ý các hoạt động cho từng nhóm.
VD: + Động tác học tập.
+ Động tác vệ sinh thân thể.
+ Động tác vui chơi, giải trí.
GV nhận xét tuyên dương nhóm diễn được nhiều động tác khó và đoán đúng động từ chỉ hoạt động của nhóm bạn.
3. Vận dụng:
- H: Thế nào là động từ? động từ được dùng ở đâu?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết 10 từ chỉ động tác đã chơi ở lớp.
-----------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
Tiết: THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC LƯNG-BỤNG CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”
I- MỤC TIÊU
- Thực hiện được động tác vươn thở, tay và bước đầu biết cách thực hiện động tác chân, lưng-bụng của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
- Phương tiện: còi.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút.
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện.
Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút.
a. Bài thể dục phát triển chung.
Ôn động tác vươn thở, tay và chân: 2 lần mỗi lần 8 nhịp.
Lần đầu GV điều khiển, các lần sau tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS.
Học động tác lưng bụng:
Khi tập động tác lưng bụng, lúc đầu yêu cầu thẳng chân, thân chưa cần gập sâu mà qua mỗi buổi tập, GV yêu cầu HS gập sâu hơn một chút.
b. Trò chơi vận động
Trò chơi: Con cóc là câu ông trời . GV nêu trò chơi, giải thích luật chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình.
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút.
Đứng tại chỗ thả lỏng, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp.
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Tiết: TOÁN
Bài: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT & HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
Vẽ được hình chữ nhật và hình vuông bằng thước kẻ và ê ke.
* Bài tập cần làm: B1a, B1a.
II. Phương tiện dạy - học:
+ Thước thẳng có vạch xăng- ti- mét, ê ke, com pa.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ
+ Gọi 2 HS lên bảng 1 em vẽ hình chữ nhật ABCD có độ dài các cạnh AD là 5dm, AB là 7dm. 1 em vẽ hình chữ nhật MNPQ có độ dài cạnh MN là 9 dm, cạnh PQ là 3dm . Tính chu vi mỗi hình đã vẽ.
* GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: *Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh:
- GV: Gọi HS lên vẽ hình chữ nhật MNPQ.
- Hỏi: + Các góc ở đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông khg?
+ Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có Trong hình chữ nhật MNPQ.
- GV: Dựa vào đặc điểm chung của hình chữ nhật, ta sẽ thựchành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước.
- Nêu vdụ: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm & chiều rộng 2cm.
- GV: YC HS vẽ từng bước như SGK:
+ Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4cm (GV vẽ đoạn thẳng CD dài 40cm).
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó láy đoạn thẳng DA=2cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy CB = 2cm.
+ Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.
* Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước.
H: Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau?
H: Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì?
+ GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào các đăïc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước.
+ GV nêu ví dụ: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm.
+ GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK:
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành.
Bài 1a (Tr54): - GV: YC HS đọc đề toán.
- GV: YC HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều rộng 3cm, chiều dài 5cm, rồiù đặt tên cho hình chữ nhật.
- GV: YC HS nêu cách vẽ của mình.
- GV: YC HS tính chu vi của hình chữ nhật.
- GV: Nxét.
Bài 1a (Tr55):
+ GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4cm, sau đó tính chu vi và diện tích hình đó.
+ GV yêu cầu HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
3. Vận dụng:
+ GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết: TẬP LÀM VĂN
Bài: LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu:
+ Xác định được mục đích trao đổi. Xác định được vai trong trao đổi. Lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
+ Bước đầu biết đóng vai trao đổi lời nói, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
* Các KNS cơ bản được giáo dục.
- Thể hiện sự tự tin.
- Lắng nge tích cực.
- Thương lượng.
- Đặt mục tiêu, kiên định.
* Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Làm việc nhóm – chia sẻ thông tin.
- Trình bày 1 phút.
- Đóng vai.
II. Phương tiện dạy - học:
+ bảng lớp viết sẵn đề bài.
III.Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS kể lại câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài.
+ Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
+ GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
+ Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
H: Nội dung cần trao đổi là gì?
H: Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
H: Mục đích trao đổi là để làm gì?
H: Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
H: Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị )?
Hoạt động 2: Trao đổi trong nhóm.
+ Chia lớp làm 4 nhóm. Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi.
+ Các nhóm khác theo dõi hành động, cử chỉ, lắng nghe lời nói để nhận xét, góp ýcho bạn.
Hoạt động 3: Trao đổi trước lớp.
+ Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi
+ Yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu khôn?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa?
+ Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp và giàu sức thuyết phục chưa?
+ Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn đã mạnh dạn khi trao đổi không?
* Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp cho diễn mẫu.
3. Vận dụng:
+ GV nhận xét tiết học .
+ Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở.
Tiết: ĐỊA LÍ
Bài: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
(Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Sử dụng sức nước sản xuất điện.
+ Khai thác gỗ và lâm sản.
- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quí,...
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh.
- Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng,...), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai.
HS khá, giỏi:
- Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong qui trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.
- Giải thích những nguyên nhân khiến rừng Tây Nguyên bị tàn phá.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC
- Tranh ảnhvề nhà máy thủy điện và rừng ở TN.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
I/ Kiểm tra
- Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
- TN nuôi những con vật nào nhiều?
- GV nhận xét ghi điểm
II/ Bài mới
1/ Giới thiệu bài
GV ghi tựa bài
2/ Bài giảng
3/ Khai thác khoáng sản
Hoạt động1:Làm việc theo nhóm.
Bước 1: quan sát hình 1 hãy.
+ Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên?
+ Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác nhiều ghềnh?
+ Người dân ở Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
+ Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y a li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào?
Bước 2:
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
4/ Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên
Hoạt động 2: làm việc nhóm đôi.
Bước 1:
- TN có những loại rừng nào?
- Vì sao TN có những loại rừng khác nhau?
- Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh.
Bước 2:
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- Rừng ở TN có giá trị gì?
- Gỗ được dùng làm gì?
-Kể các công việc phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẫm đồ gỗ.
- Nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên?
- Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
GV nhận xét chung.
D. VẬN DỤNG:
- Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng
- Dặn HS về nhà học thuộc bài xem bài sau.
Tiết: KĨ THUẬT
Bài: KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- HS bết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu .
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì cẩn thận .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh qui trình khâu mũi đột thưa .
- Mẫu đường khâu đột thưa .
- 1 mảnh vải 20 x 30 cm , len hoặc sợi .
- Kim khâu len, kim khâu chỉ, kéo, thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Kiểm tra ghi nhớ, dụng cụ học tập .
3. Bài mới
* Giới thiệu bài và đề bài
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
*Mục tiêu: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu .
*Cách tiến hành:
- Giới thiệu đường mẫu khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát .
- Nêu đặc điểm của mũi khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát ?
- So sánh mũi khâu đột thưa với mũi khâu thường?
*Kết luận: Như ghi nhớ SGK mục 1
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
*Mục tiêu: Hướng dẫn HS thao tác kỹ thuật
*Cách tiến hành:
- GV treo qui trình khâu đột thưa .
- Hướng dẫn HS quan sát hình 2,3,4,5 SGK và nêu các bước trong qui trình
- GV đặt câu hỏi: hãy thực hiện mũi khâu đột thưa
*Kết luận: như ghi nhớ SGK mục 2
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
- GV kiểm tra vật liệu, dụng cụ để chuẩn bị khâu.
3. Vận dụng:
Củng cố, dặn dò: làm theo qui trình và hướng dẫn
GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.
PHẦN KÝ DUYỆT CỦA BGH
Duyệt ngày. tháng. năm 2011
Trần Thị Nhung
-----------------------------------------------------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuan_9_4049.doc