- Cách mạng tháng Tám đã mở ra một thời kì
mới cho văn học nước nhà. Trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và Mĩ, văn học luôn
theo sát cuộc sống và phản ánh hiện thực cuộc
sống của đất nước. Đó là những trang sử vẻ vang
và hào hùng của dân tộc: sự nghiệp đấu tranh
cách mạng và xây dựng cuộc sống mới
- Đất nước thống nhất, đặc biệt công cuộc đổi
mới từ năm 1986 văn học hiện đại bước vào một
giai đoạn phát triển mới. Văn học phản ánh công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội , sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Con người
được phản ánh toàn diện hơn
-Nam Cao, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tố Hữu,
Nguyễn Tuân, Hồ Chí Minh, Nguyễn Khoa
Điềm, Phạm Tiến Duật.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án Tổng quan văn học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS
- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của
văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển
của văn học Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại).
- Nắm vững hệ thống vấn đề về:
+Thể loại của văn học Việt Nam
+ Con người trong văn học Việt Nam
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn
học được học. Từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề và trao đổi thảo
luận, trả lời các câu hỏi
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2.Bài mới:
Hoạt động của GV và
HS
Yêu cầu cần đạt
Gọi HS đọc phần I SGK
_ Văn học Việt Nam có
mấy bộ phận? Là những
bộ phận nào?
- Văn học dân gian là sáng
tác của ai? Các thể loại
của văn học dân gian?
- Đặc trưng tiêu biểu của
văn học dân gian?
- Văn học viết do ai sáng
tác? Xuất hiện từ khi nào?
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt
Nam.
Gồm hai bộ phận lớn là văn học dân gian và
văn học viết. Hai bộ phận này có quan hệ mật
thiết với nhau
1. Văn học dân gian
- Là những sáng tác của nhân dân, phản ánh tư
tưởng, tình cảm của nhân dân
- Các thể loại chủ yếu: thần thoại, sử thi, truyền
thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện
cười, tục ngữ, câu đố, vè, truyện thơ, chèo.
- Tính truyền miệng, tính tập thể và gắn bó với
các sinh hoạt khác trong đời sống cộng đồng
2. Văn học viết
- Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ
viết. Ra đời từ thế kỉ X
- Văn học Việt Nam từ
xưa đến nay về cơ bản
được viết bằng những
văn tự nào?
- Em hãy kể tên một số
thể loại của văn học viết
a. Chữ viết của văn học Việt Nam
- Về cơ bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm
và chữ quốc ngữ
Chữ Hán là văn tự của người Hán. Người Việt
đọc theo cách của mình gọi là cách đọc Hán
Việt. Chữ Nôm dựa vào chữ Hán sáng tạo ra.
Chữ quốc ngữ là thứ chữ sử dụng chữ La tinh để
sáng tạo ra.
b. Hệ thống thể loại của văn học viết
- Văn học trung đại:
+ Chữ Hán chủ yếu là văn xuôi, thơ, văn biền
Việt Nam?
- Trình bày quá trình phát
triển của văn học viết
Việt Nam?
- Văn học trung đại chủ
yếu viết bằng văn tự gì?
Nội dung chủ yếu của
văn học giai đoạn này?
Kể tên một số tác giả, tác
phẩm tiêu biểu?
ngẫu.
+ Chữ Nôm phần lớn là thơ và văn biền ngẫu.
- Văn học hiện đại:Tự sự, trữ tình, kịch
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt
Nam
Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua ba
thời kì lớn:
- Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn
học trung đại)
- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng
tháng Tám 1945
- Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945
đến hết thế kỉ XX
( Hai thời kì sau gọi là văn học hiện đại )
1. Văn học trung đại (văn học từ thế kỉ X đến
hết thế kỉ XIX)
- Văn học trung đại Việt Nam được viết bằng
chữ Hán và chữ Nôm
_ Nội dung chủ yếu là cảm hứng yêu nước và
cảm hứng nhân đạo và hiện thực
- Về lịch sử xã hội nước
ta giai đoạn này có những
nét gì đáng lưu ý, ảnh
hưởng tới sự phát triển
của văn học?
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt); Hịch tướng
sĩ (Tràn Quốc Tuấn); Cáo bình Ngô (Nguyễn
Trãi); Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ); Truyện
Kiều (Nguyễn Du)...
2. Văn học hiện đại (văn học từ đầu thế kỉ XX
đến hết thế kỉ XX)
- Văn học có sự giao lưu rộng hơn. Những luồng
tư tưởng tiến bộ được truyền bá từ châu Âu đã
làm thay đổi nhận thức, cách cảm, cách nghĩ và
cả cách nói của con người Việt.
- Sự đổi mới khiến cho văn học hiện đại có một
số điểm khác biệt so với văn học trung đại:
+ Về tác giả: đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà
thơ chuyên nghiệp.
+ Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kĩ
thuật in ấn hiện đại mà tác phẩm văn học đi vào
đời sống nhanh hơn; sôi động hơn, năng động
hơn...
+ Về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói...dần
- Em hãy nêu những tác
giả tiêu biểu của văn học
giai đoạn này?
thay thé hệ thống thể loại cũ
+ Về thi pháp: hệ thống thi pháp mới dần thay
thế hệ thống thi pháp cũ, đề cao cá tính sáng tạo,
đề cao "cái tôi" cá nhân
- Cách mạng tháng Tám đã mở ra một thời kì
mới cho văn học nước nhà. Trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và Mĩ, văn học luôn
theo sát cuộc sống và phản ánh hiện thực cuộc
sống của đất nước. Đó là những trang sử vẻ vang
và hào hùng của dân tộc: sự nghiệp đấu tranh
cách mạng và xây dựng cuộc sống mới
- Đất nước thống nhất, đặc biệt công cuộc đổi
mới từ năm 1986 văn học hiện đại bước vào một
giai đoạn phát triển mới. Văn học phản ánh công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội , sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Con người
được phản ánh toàn diện hơn
- Nam Cao, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tố Hữu,
Nguyễn Tuân, Hồ Chí Minh, Nguyễn Khoa
Điềm, Phạm Tiến Duật...
- Mối quan hệ giữa con
người với thế giới tự
nhiên được thể hiện như
thế nào?
(GV gơị ý cho HS căn cứ
vào SGK để phát hiện ra
những nét cơ bản về mối
quan hệ giữa con người
với thiên nhiên thể hiện
trong văn học)
- Mối quan hệ giữa con
người với quốc gia, dân
III. Con người Việt Nam qua văn học
Văn học là nhân học. Đối tượng trung tâm của
văn học là con người. Nhưng không hề có con
người trừu tượng mà chỉ có con người tồn tại
trong bốn mối quan hệ cơ bản. Mối quan hệ này
chi phối các nội dung chính của văn học, có ảnh
hưởng đến việc xây dựng hình tượng văn học
1. Con ngươì Việt Nam trong thế giới tự
nhiên
- Văn học dân gian với tư duy huyền thoại đã kể
lại quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục của
cha ông ta với thiên nhiên hoang dã để xây dựng
cuộc sống tươi đẹp:
Sơn Tinh - Thuỷ Tinh kể về cuộc chiến chống lũ
lụt
-Với con người thiên nhiên luôn là người bạn
thân thiết. Từ tình yêu thiên nhiên hình thành
các hình tượng nghệ thuật.
VD:+ Hình ảnh ẩn dụ mận, đào trong ca dao (
Bây giờ mận mới hỏi đào - Vườn hồng đã có ai
tộc được thể hiện như thế
nào?
-Văn học Việt Nam đã
phản ánh mối quan hệ xã
hội như thế nào?
-Văn học đã phản ánh ý
thức bản
vào hay chưa) để chỉ đôi thanh niên nam nữ trẻ
trung...
+ Các hình tượng tùng, cúc, trúc, mai thường
tượng trưng cho nhân cách cao thượng; các đề
tài ngư, tiều, canh, mục thường thể hiện lí tưởng
thanh cao ẩn dật, không màng danh lợi của nhà
nho.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc
gia, dân tộc
-Từ xa xưa con người Việt Nam đã có ý thức
xây dựng quốc gia, dân tộc của mình. Sáng chắn
bão giông, chiều ngăn nắng lửa. Vì vậy văn học
Việt Nam có cảm hứng yêu nước xuyên suốt lịch
sử văn học: Nam quốc sơn hà; Hịch tướng sỹ;
Bình Ngô đại cáo; Tuyên ngôn độc lập... Nhiều
tác phẩm của văn học yêu nước là những kiệt tác
văn chương.
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội
-Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn
đời của dân tộc Việt Nam. Rất nhiều tác phẩm
thân như thế nào?
Củng cố
-Các bộ phận hợp thành
của văn học Việt Nam?
Quá trình phát triển của
văn học Việt Nam?
-Mục đích của việc học
văn học Việt Nam?
thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt
đẹp. Vì thế văn học đã lên tiếng tố cáo các thế
lực chuyên quyền bạo ngược, thể hiện sự cảm
thông chia sẻ với những con người đau khổ:
VD: Tấm Cám, Trạng Quỳnh, Chí Phèo...
-Cảm hứng xã hội sâu đậm là một tiền đề quan
trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và
chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân
-Ý thức cá nhân thường thể hiện ở hai phương
diện: thân và tâm luôn song song tồn tại nhưng
không đồng nhất.
-Văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình đấu
tranh, lựa chọn để khẳng định một đạo lý làm
người trong sự kết hài hoà giữa hai phương diện.
Nhưng vì hoàn cảnh nhất định mà văn học có thể
đề cao một trong hai mặt trên. Có lúc phải biết
hy sinh cái tôi cá nhân vì cộng đồng. Nhưng
cũng có lúc cái tôi cá nhân được đề cao.
Ghi nhớ:
-Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: văn học
dân gian và văn học viết. Văn học viết Việt Nam
gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát
triển qua ba thời kỳ, thể hiện chân thực, sâu sắc
đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt
Nam.
-Học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân
cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và
trau dồi tiếng mẹ đẻ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 71_.pdf