Giáo án toán học - KILÔGAM

I. MỤC TIÊU :

Giúp HS :

 Có biểu tượng vềnặng hơn, nhẹhơn .

 Làm quen với cái cân, quảcân, cách cân .

 Nhận biết được đơn vịđo khối lượng kilôgam, tên gọi và ký hiệu (

kg ) .

 Biết làm phép tính cộng, trừsốđo khối lượng có đơn vịlà kg

pdf5 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án toán học - KILÔGAM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KILÔGAM I. MỤC TIÊU : Giúp HS :  Có biểu tượng về nặng hơn, nhẹ hơn .  Làm quen với cái cân, quả cân, cách cân .  Nhận biết được đơn vị đo khối lượng kilôgam, tên gọi và ký hiệu ( kg ) .  Biết làm phép tính cộng, trừ số đo khối lượng có đơn vị là kg . II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :  1 chiếc cân đĩa .  Các quả cân : 1 kg; 2 kg; 5 kg .  Một số đồ vật dùng để cân : túi gạo 1 kg, cặp sách ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Giới thiệu bài : Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với đơn vị đo khối lượng kilôgam. Đơn vị này cho chúng ta biết độ nặng, nhẹ của một vật nào đó ... 2. Dạy – học bài mới : 2.1 Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn : - Đưa ra 1 quả cân ( 1 kg ) và một quyển vở. Yêu cầu HS dùng một tay lần lượt nhấc 2 vật lên và trả lời vật nào nhẹ hơn, nặng hơn . - Cho HS làm tương tự với 3 cặp đồ vật khác nhau và nhận xét “ vật nặng – vật nhẹ ” - Kết luận : Muốn biết vật nặng nhẹ thế nào ta cần phải cân vật đó . - Quả cân nặng hơn quyển vở . - Thực hành ước lượng khối lượng . 2.2 Giói thiệu cái cân và quả cân : - Cho HS xem chiếc cân đĩa. Nhận xét về hình dạng của cân . - Giới thiệu : Để cân các vật ta dùng đơn vị đo là kilôgam. Kilôgam được viết tắt là kg . - Viết lên bảng : Kilôgam – kg . - Yêu cầu HS đọc . - Cho HS xem các quả cân1 kg, 2 kg, 5 kg à đọc số đo ghi trên quả cân . - Cân có 2 đĩa, giữa 2 đĩa có vạch thăng bằng, kim thăng bằng . - Kilôgam 2.3 Giới thiệu cách cân và thực hành cân : - Giới thiệu cách cân thông qua cân 1 bao - Quan sát . gạo - Đặt 1 bao gạo ( 1 kg) lên một đĩa cân, phía bên kia là quả cân 1 kg ( vừa nói vừa làm ). - Nhận xét cho cô vị trí của kim thăng bằng. - Vị trí 2 đĩa cân như thế nào ? - Kết luận : Khi đó ta nói túi gạo nặng 1 kg - Xúc một ít gạo từ trong bao ra và yêu cầu nhận xét về vị trí kim thăng bằng, vị trí 2 đĩa cân. - Kết luận : túi gạo nhẹ hơn 1 kg . - Đổ thêm vào bao gạo một ít gạo ( bao gạo nặng hơn 1 kg ) tiếp tục hướng dẫn HS nhận xét đề rút ra kết luận : Bao gạo nặng hơn 1 kg . - Kim chỉ đúng giữa ( đúng vạch thăng bằng ) . - Hai đĩa cân ngang bằng nhau . - Yêu cầu HS nhắc lại . - Kim thăn bằng lệch về phía quả cân. Đĩa cân có túi cao hơn so với đĩa cân có quả cân . - HS nhắc lại kết quả cân . 2.4 Luyện tập – thực hành : Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm bài . - 5 kg ; ba kilôgam . Bài 2 : - Viết lên bảng : 1 kg + 2 kg = 3 kg . - Hỏi tại sao 1 kg cộng 2 kg lại bằng 3 kg ? - Nêu cách cộng số đo khối lượng có đơn vị kilôgam . - Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập . - Vì 1 cộng 2 bằng 3 . - Lấy số đo cộng với số đo, sau đó viết kết quả và viết kí hiệu của tên đơn vị vào sau kết quả . - HS làm bài . 1HS đọc chữa bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau . Bài 3 : - Yêu cầu HS đọc đề bài . - Bài toán cho biết những gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Muốn biết cả hai bao nặng bao nhiêu kilôgam ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS giải bài tập vào Vở bài tập. 1 HS làm bài trên bảng lớp. Sau đó nhận xét và cho điểm HS . - Yêu cầu HS kiểm tra lại số đã ước lượng. - Đọc đề bài . - Bao to nặng 25 kg, bao bé nặng 10 kg . - Cả hai bao nặng bao nhiêu kilôgam - Thực hiện phép tính 25kg + 10kg . Tóm tắt Bao to : 25 kg Bao bé : 10 kg Cả hai bao : ... kg ? Bài giải Cả hai bao nặng là : 25 + 10 = 35 ( kg ) Đáp số : 35 kg 2.5 Củng cố , dặn dò : - Hỏi HS về cách viết tắt đơn vị đo khối lượng kilôgam. - Cho HS đọc số đo của một số quả cân - Quan sát cân, nhận xét độ nặng, nhẹ của vật . IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT HỌC :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkilogam_4924.pdf
Tài liệu liên quan