Giáo án Tin học lớp 12 - Truy vấn dữ liệu

Kĩ năng: rèn luyện cho học sinh:

 Cách thức tạo mẫu hỏi ứng dụng vào bài toán cụ thể.

 Cách thức truy vấn dữ liệu có hiệu quả cao.

pdf28 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án Tin học lớp 12 - Truy vấn dữ liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giáo án lớp 12 TRUY VẤN DỮ LIỆU GVHD: thầy Trần Doãn Vinh SVTH : Nguyễn Tiến Lợi Lớp : K56A Khoa :CNTT_ĐHSP Hà Nội A.Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được khái niệm: Mẫu hỏi. Biểu thức. Các hàm. 2. Kĩ năng: rèn luyện cho học sinh: Cách thức tạo mẫu hỏi ứng dụng vào bài toán cụ thể. Cách thức truy vấn dữ liệu có hiệu quả cao. 3.Giáo dục: Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc truy vấn dữ liệu. B.Phương pháp, phương tiện: 1.Phương pháp: Kết hợp các phương pháp dạy học với thuyết trình, vấn dáp. Kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau như: Nêu vấn đề. Chú giải sâu.  Phân tích mẫu. 2. Phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên tin học lớp 12. Vở ghi lý thuyết tin học 12. Sử dụng các bảng biểu, máy chiếu và các phương tiện khác. C. Tiến trình lên lớp và nội dung bài giảng: I.Ổn định lớp:(1’)  Yêu cầu lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sĩ số. II.Kiểm tra bài cũ: (2’) hỏi: theo em hiểu liên kết giữa các bảng là gì? tại sao ta cần liên kết giữa các bảng? trả lời: Liên kết giữa các bảng thực ra là liên kết tất cả các dữ liệu của các bảng lại với nhau làm cho dữ liệu có cấu trúc hơn. Cần liên kết các bảng lại với nhau để tránh sự dư thừa dữ liệu và sự không nhất quán giữa các dữ liệu. III.Nội dung bài giảng:(40’) 1.Đặt vấn đề:(1’) Các đối tượng, tổ chức khác nhau nhiều khi có các thông tin liên quan lẫn nhau. Tập hợp các dữ liệu chứa các thông tin đó tạo thành cơ sở dữ liệu, để giải quyết các câu hỏi liên quan dến các thông tin đó cần phải biết cách truy vấn đến cơ sở dữ liệu dó. Vì vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài: “TRUY VẤN DỮ LIỆU” để làm rõ vấn đề này. 2.Nội dung bài học:(39’) Hoạt động của thầy và trò Thuyết trình: Trong thực tế một số bài toán quản lí có nhu cầu cần quản lý một số vấn đề như:  Điểm số của học sinh  Hóa đơn bán hàng  Sách của một thư viện nào đó Nội dung bài học 1.Các khái niệm: a) Mẫu hỏi: Trong các vấn đề đó nảy sinh các câu hỏi như:  Ai là người có ĐTB cao nhất?  Tổng số tiền bán được trong một ngày là bao nhiêu?  Liệt kê sách có vần bắt đầu bằng một từ nào đó? Mẫu hỏi thường được sử dụng để:  Sắp xếp các bản ghi.  Lựa chọn các bản ghi thỏa mãn điều kiện cho trước.  Chọn các trường để hiển thị.  Thực hiện các tính toán.  Tổng hợp và hiển thị thông tin trên  nhiều bảng. Mẫu hỏi làm việc ở hai chế độ:  Thiết kế  Trang dữ liệu Ngoài ra mẫu hỏi còn tạo nguồn dữ liệu cung cấp cho biểu mẫu và báo cáo Trước những câu hỏi phức tạp liên quan đến nhiều bảng như vậy ta cần dùng mẫu hỏi. Thuyết trình:  Để thực hiện tính toán và kiểm tra điều kiện trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu access có công cụ để viết các biểu thức đó là phép toán và toán hạng. b)Biểu thức: Có các phép toán như:  Phép toán số học: +,-,*,/  Phép toán so sánh: ,>=,=,.  Phép toán logic: AND,OR,NOT. Các toán hạng có thể là:  Tên trường như [ ho_ten],…  Hằng số  Hằng văn bản như “nam”,...  Các hàm như SUM,AVG,… Biểu thức số học được sử dụng để mô tả các trường tính toán trong mẫu hỏi. Cú pháp: :<biểu thức số học> Ví dụ: :<tong_diem >/. Biểu thức logic được sử dụng trong các trường hợp: Thiết lập bộ lọc cho bảng. Thiết lập điều kiện lọc để tạo mẫu hỏi. Thuyết trình: Để thực hiện các phép tính trên một bảng nào đó, cần phải nhóm các bản ghi theo những điều kiện cho trước nào đó. c) Các hàm: Các hàm gộp nhóm gồm có:  SUM hàm tính tổng.  AVG hàm tính giá trị trung bình. MIN hàm tìm giá trị nhỏ nhất. MAX hàm tìm giá trị lớn nhất.  COUNT hàm đếm các giá trị khác rỗng (NULL). Trong đó: Bốn hàm ban đầu chỉ áp dụng tính toán trên các trường kiểu số. Access cho phép áp dụng một số hàm thống kê thông dụng để gộp nhóm (hàm gộp nhóm). Thuyết trình: Mẫu hỏi rất quan trọng trong việc truy vấn dữ liệu, nên việc tạo mẫu hỏi là rất cần thiết. Để tạo mẫu hỏi access cung cấp cho ta QUERIES trong bảng chọn đối tượng. 2.Tạo mẫu hỏi: Có hai cách tạo mẫu hỏi đó là:  Dùng thuật sĩ (wizard).  Tự thiết kế(design view). Các bước chính để tạo một mẫu hỏi gồm:  Chọn dữ liệu nguồn cho mẫu hỏi.  Chọn các trường từ dữ liệu nguồn để đưa vào mẫu hỏi.  Khai báo các điều kiện để lọc các bản ghi đưa vào mẫu hỏi.  Chọn các trường dùng để sắp xếp các bản ghi trong mẫu hỏi.  Tạo các trường tính toán từ các trường đã có.  đặt điều kiện gộp nhóm. Để thiết kế một mẫu hỏi mới thực hiện một trong hai cách:  Cách 1:Nháy đúp vào create query by using wizard.  Cách 2:Nháy đúp vào create query in design view. Để xem hay sửa đổi thiết kế mẫu hỏi, thực hiện theo 2 bước:  Chọn mẫu hỏi cần xem hoặc sửa.  Nháy nút design trên thanh công cụ của access. Cửa sổ mẫu hỏi ở chế độ thiết kế gồm hai phần:  Phần trên hiển thị cấu trúc các bảng có chứa các trường được chọn để dùng trong mẫu hỏi.  Phần dưới là lưới QBE (Query by Example) là nơi mô tả mẫu hỏi Mỗi cột thể hiện một trường sẽ được thể hiện trong mẫu hỏi. Mỗi hàng có các nội dung sau:  Field: Khai báo tên các trường được chọn.  Table: Tên bảng chứa trường tương ứng.  Sort: Xác định các trường cần sắp xếp.  Show: Xác định các trường xuất hiện trong mẫu hỏi.  Criteria: Mô tả điều kiện để chọn các bản ghi đưa vào mẫu hỏi, các điều kiện được viết dưới dạng logic. Khi đang ở chế độ thiết kế mẫu hỏi, ta có thể thực hiện lệnh: View → Datasheet view Thuyết trình: Qua phần học lý thuyết ở trên chúng ta đã hiểu các khái niệm liên quan đến mẫu hỏi và cách tạo mẫu hỏi, Các em hãy làm ví dụ sau để củng cố kiến thức này. 3.Ví dụ áp dụng: Ví dụ: Trong CSDL “Quản lí học sinh”, hãy tạo mẫu hỏi cho biết danh sách hoc sinh có điểm trung bình môn tin từ 7 trở lên. Các bước tiến hành tạo mẫu hỏi và đưa ra kết quả: B1: Nháy đúp vào Create query in design view. B2: Chọn bảng HOC_SINH làm dữ liệu nguồn. B3: Nháy đúp chuột vào các trường MaSo, HoDem, Ten, MonTin trong bảng HOC_SINH để đưa vào mẫu hỏi. B4:Trong lưới QBE, trên dòng Criteria, tại cột MonTin gõ: >= 7.0. B5: Nháy nút ! để thực hiện mẫu hỏi và xem kết quả. D. Củng cố, dặn dò: (2’) 1.Củng cố:  Hôm nay chúng ta đã tìm hiểu xong bài “TRUY VẤN DỮ LIỆU ”.  Một em hãy nhắc lại những đơn vị kiến thức cần nhớ trong bài. 2.Dặn dò:  Các em về ôn lại bàì này vá các bài trước để chuẩn bị làm bài thực hành vào tiết học sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giao_an_lop_12_0102.pdf
Tài liệu liên quan