Giáo án Tin học lớp 10 - Bài tập và thực hành 3: Làm quen với hệ điều hành

 Học sinh biết phân biệt các chế độ ra khỏi hệ thống và ra khỏi hệ thống

một cách an toàn.

 Học sinh làm quen với các thao tác cơ bản với chuột và bàn phím. Đây

là phần trọng tâm của bài thực hành.

 Giúp học sinh làm quen với các ổ đĩa, biết các thao tác cần thiết khi

làm việc với thiết bị nhớ qua cổng USB.

pdf9 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Giáo án Tin học lớp 10 - Bài tập và thực hành 3: Làm quen với hệ điều hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 10 Bài tập và thực hành 3 Phạm Thị Mai Lan K56A- CNTT- ĐHSPHN 1 Bài tập và thực hành 3: LÀM QUEN VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH I.Mục đích, yêu cầu: 1. Về kiến thức:  Học sinh biết phân biệt các chế độ ra khỏi hệ thống và ra khỏi hệ thống một cách an toàn.  Học sinh làm quen với các thao tác cơ bản với chuột và bàn phím. Đây là phần trọng tâm của bài thực hành.  Giúp học sinh làm quen với các ổ đĩa, biết các thao tác cần thiết khi làm việc với thiết bị nhớ qua cổng USB. 2. Về tư tưởng, tình cảm:  Giúp học sinh làm quen với hệ điều hành và hiểu rõ hơn về các thao tác trên hệ thống. Thông qua đó giúp cho học sinh sử dụng máy tính thành thạo hơn và ngày càng yêu thích môn học. II. Phương pháp, phương tiện: 1. Phương pháp:  Kết hợp phương pháp giảng dạy tin học với mô hình thực tế.  Kết hợp các phương pháp giảng dạy lý thuyết với hướng dẫn học sinh thực hành, vấn đáp… 2. Phương tiện: Giáo án lớp 10 Bài tập và thực hành 3 Phạm Thị Mai Lan K56A- CNTT- ĐHSPHN 2  Sách giáo khoa Tin học lớp 10.  Vở ghi lý thuyết.  Phòng máy tính thực hành, máy chiếu để minh họa.  Sách tham khảo (nếu có). III. Tiến trình trên lớp và nội dung bài giảng: 1. Ổn định lớp: (1’) Yêu cầu cả lớp trật tự và tiến hành kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ sẽ được kết hợp trong khi cho học sinh thực hành trên máy. 3. Gợi động cơ: (5’) Chúng ta đã tìm hiểu về hệ điều hành nhưng mới chỉ quan sát và nhận diện một số thành phần của máy tính, bài thực hành này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của nó và giúp ta làm quen hơn với chuột và bàn phím, các thao tác cần thiết khi làm việc với thiết bị nhớ qua cổng USB. 4. Nội dung bài học: ST T Nội dung Hoạt động của thày và trò Thờ i gian Giáo án lớp 10 Bài tập và thực hành 3 Phạm Thị Mai Lan K56A- CNTT- ĐHSPHN 3 1 Vào/ra hệ thống  Đăng nhập hệ thống.  Nhập tên và mật khẩu vào ô tương ứng rồi ấn Enter hoặc nháy chuột lên nút Ok  Nháy đúp chuột lên một số biểu tượng ở màn hình nền.  Ra khỏi hệ thống.  Nháy chuột lên nút Start ở góc trái, bên dưới  Thuyết trình :  Nếu ta thiết đặt để không cần xác nhận mật khẩu, khi đó hệ thống sẽ làm việc khi ta nháy chuột chọn người dùng.  Nếu có khai báo mật khẩu, hệ thống chỉ cho phép làm việc khi cung cấp đúng mật khẩu, nếu quên mật khẩu sẽ không vào làm việc được.  GV: Giải thích ý nghĩa các khung nhập, các nút trong hình 34 SGK.  HS: Bật máy theo dõi và so sánh với máy tính của mình.  Thuyết trình: Ở bài giao tiếp với hệ điều hành chúng ta đã làm quen với các cách ra khỏi hệ thống, hôm nay chúng ta sẽ thực hành các cách ra khỏi hệ thống và phân biệt sự khác nhau giữa chúng. 10’ Giáo án lớp 10 Bài tập và thực hành 3 Phạm Thị Mai Lan K56A- CNTT- ĐHSPHN 4 của màn hình nền.  Chọn nút Turn Off (hoặc Shut Down).  Chọn tiếp một trong các mục sau: - Stand By để tắt máy tạm thời. - Turn Off (hoặc Shut Down) để tắt máy. - Restart để nạp lại hệ điều hành. - Hibernate để lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời trước khi tắt máy.  Hỏi: Ở bài giao tiếp với hệ điều hành chúng ta đã được giới thiệu cách ra khỏi hệ thống. Hãy nhắc lại các chức năng của từng chế độ?  Trả lời: - Shut down (Turn Off): Hệ điều hành dọn dẹp hệ thống và tắt nguồn hoặc đưa ra thông báo cho người dùng biết khi nào có thể tắt nguồn. Chế độ này là cách tắt máy an toàn. - Stand By: Chọn chế độ này để cho máy tạm nghỉ, tiêu thụ ít năng lượng nhất nhưng đủ để hoạt động trở lại. - Hibernate: Chọn chế độ này tắt máy sau khi lưu toàn bộ trạng thái đang làm việc hiện thời vào ổ đĩa. Khi khởi động máy nhanh chóng thiết lập lại toàn bộ trạng thái đang làm việc trước đó. - Restart: để khởi động lại hệ Giáo án lớp 10 Bài tập và thực hành 3 Phạm Thị Mai Lan K56A- CNTT- ĐHSPHN 5 thống. Các chương trình đang dùng đều mất.  Chú ý: Khi chọn chế độ Stand By, các thiết bị tốn nhiều năng lượng như màn hình, đĩa từ, …sẽ tắt, nhưng ta ko được phép tắt điện vì các thiết bị khác vẫn cần điện để duy trì hoạt động. 2 Thao tác với chuột. Các thao tác cơ bản với chuột:  Di chuyển chuột.  Nháy chuột.  Nháy nút phải chuột.  Nháy đúp chuột.  Kéo thả chuột.  Thuyết trình: Chuột có hai thành phần: chuột trái và chuột phải. Chuột trái để lựa chọn đối tượng, chuột phải để điều khiển máy tính. Khi được chọn thì biểu tượng hay mục trong bảng chọn(menu) thường được đổi màu cho biết biểu tượng hay mục đó được chọn.  Hỏi: Trong bài thực hành 2, các em đã được làm quen với máy tính. Hãy cho biết có mấy cách sử dụng chuột?  Trả lời: 10’ Giáo án lớp 10 Bài tập và thực hành 3 Phạm Thị Mai Lan K56A- CNTT- ĐHSPHN 6 Có thể chia nhỏ ra làm 6 cách sử dụng chuột:  Di chuyển chuột: Thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng.  Nháy chuột: Nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay.  Nháy phải chuột: Nhấn nút phải chuột, lựa chọn lệnh rồi nháy chuột trái vào lệnh đó.  Nháy đúp chuột: Nháy chuột nhanh hai lần liên tiếp.  Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái của chuột, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần thiết thì thả ngón tay nhấn giữ chuột.  Nháy chuột trái hai lần rời nhau để đổi tên biểu tượng ( hoặc ấn nút phải chuột chọn Rename).  Giáo viên hướng dẫn học sinh tự điều khiển và quan sát, hướng dẫn trực tiếp các em chưa làm được. 3 Thao tác với bàn phím.  Nhận biết một số loại  Thuyết trình: Ta cũng có thể dùng bàn phím thay 8’ Giáo án lớp 10 Bài tập và thực hành 3 Phạm Thị Mai Lan K56A- CNTT- ĐHSPHN 7 phím chính: - Phím kí tự/ số, nhóm phím số bên phải. - Các phím chức năng như F1,F2…. - Phím xóa: Delete, Backspace. - Phím di chuyển: ←,↑,→,↓, phím Home và phím End. - Các phím điều khiển: Enter, Ctrl, Alt,Shift…  Phân biệt việc gõ phím và gõ tổ hợp phím bằng cách nhấn giữ. Ví dụ: Shift _Delete; Alt_Phân biệt việc gõ phím và gõ tổ hợp phím bằng cách nhấn giữ. Ví dụ: Shift _Delete; Ctrl_Alt_F4… vì nháy đúp chuột bằng cách dùng các phím di chuyển xong chọn Enter.  Học sinh: nghe và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. 4 Ổ đĩa và cổng USB.  Đối với các thiết bị sử  Giáo viên:  cho học sinh quan sát ổ đĩa 7’ Giáo án lớp 10 Bài tập và thực hành 3 Phạm Thị Mai Lan K56A- CNTT- ĐHSPHN 8 dụng cổng giao tiếp USB, điều quan trọng là cách tháo thiết bị ra khỏi máy một cách an toàn bằng cách: - Đóng tất cả chương trình liên quan tới thiết bị. - Nháy nút chuột phải lên biểu tượng mũi tên màu xanh ở thanh công cụ. - Chọn Safely Remove Hardware rồi chọn tên thiết bị cần tháo ra khỏi máy mềm, ổ đĩa CD…  nhận biết cổng USB va các thiết bị sử dụng cổng USB như thiết bị nhớ flash, chuột, máy in…  Học sinh: thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. IV. Củng cố bài học: ( 2’) Nhắc lại những gì đã học trong bài hôm nay. V. Bài tập về nhà: (2’) Yêu cầu học sinh về thực hành các thao tác với chuột và bàn phím, thực hành các thao tác vào/ ra hệ thống và cách tháo thiết bị nhớ USB ra khỏi máy một cách an toàn. Giáo án lớp 10 Bài tập và thực hành 3 Phạm Thị Mai Lan K56A- CNTT- ĐHSPHN 9 VI. Nhận xét, rút kinh nghiệm giờ giảng: Nhận xét, đánh giá của giáo viên hướng dẫn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_an_10_9177.pdf
Tài liệu liên quan