Giáo án Tiết 3: tác phẩm đại cáo bình ngô

-Nhịp độ câu văn nhanh, mạnh, gấp đã diễn tả

cái đà cái thế của ba quân thật long trời lở đất.

Người đánh giặc đã trở thành những người xoay

trời chuyển đất. Hào khí của cuộc chiến đã trở

thành hào khí của lời văn

-Không miêu tả sức mạnh mà sức mạnh cứ hiện

lên thật ghê gớm. Sức ta đã trở thành sức vũ trụ:

Gươm mài đá đá núi phải mòn

Voi uống nước nước sông phải cạn

Đánh một trận sạch không kình ngạc

Đánh hai trận tan tác chim muông

Cơn gió to quét sạch lá khô

Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ

-Giặc tan, tướng phải quì gối xin hàng nhận tội,

tự trói tay để tự nộp mình

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Giáo án Tiết 3: tác phẩm đại cáo bình ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3: : Tác phẩm ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ Tìm hiểu đoạn 3 và cho biết: - Giai đoạn đầu của cuộc k/n được tác giả tái hiện như thế nào?( Khó khăn, ý chí của người anh hùng Lê Lợi, Sức mạnh nào giúp quân ta chiến thắng) 3. Đoạn 3 a.Người lãnh đạo-Lê Lợi - Hình tượng Lê Lợi chủ yếu được khắc hoạ tâm lí với bút pháp trữ tình kết hợp với tự sự. Đây rõ ràng là có ý đồ nghệ thuật: Qua hình tượng một con người mà khắc hoạ được những khó khăn gian khổ và ý chí quyết tâm của toàn dân tộc - Trong hình tượng Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa: + Bình thường ở nguồn gốc xuất thân: chốn hoang dã nương mình Cách xưng hô khiêm nhường:Ta (Dư- ta, tôi) chứ không phải Trẫm +Nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc: há đội trời chung, thề không cùng sống Có lí tưởng, hoài bão lớn: Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về đông - Khi tái hiện đợt phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc k/n Lam Sơn: + Có những trận đánh nào, đặc điểm nổi bật của Quyết tâm thực hiện lí tưởng: đau lòng nhức óc. Quên ăn vì giận. Sách lược thao suy xét đã tinh... - Khó khăn : + Ra quân bất lợi: Lực lượng ta ít mà giặc đang mạnh + Nhân tài thiếu + Có lúc bị bao vây, lương hết quân bại - Biện pháp khắc phục: Lấy ý chí khắc phục khó khăn; đoàn kết quân dân tướng sĩ; dùng c/lược đánh du kích b. Quá trình phản công Phản ánh giai đoạn hai của cuộc khởi nghĩa, tác giả dựng lên bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùng ca. Từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh, nhịp điệu, tất cả đều mang đặc điểm của bút pháp anh hùng ca - Trước khi miêu tả quá trình phản công, tác giả nhắc lại nguyên lí của cuộc khởi nghĩa: mỗi trận? + Phân tích những biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của ta và sự thất bại của giặc + Phân tích tính chất hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh nhịp điệu câu văn Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo b1 Đợt phản công thứ nhất: Tác giả chỉ nêu hai trận chiến tiêu biểu là Bồ đằng và Trà Lân. Nghệ thuật so sánh sức mạnh ta như sức mạnh của thiên nhiên Sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay - Quân ta càng đánh càng mạnh khiến quân giặc trí cùng lực kiệt c. Đợt phản công thứ hai - Vì giặc không chịu ăn năn hối lỗi, lại tiếp tục cuộc xâm lăng, nên ta phải vùng lên chiến đấu mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn Tất cả uất hận căm hờn trào lên đầu ngọn bút như sóng tuôn bão cuốn, không gì ngăn chặn được - Chặn đường tiếp viện, nên chỉ trong vòng 10 ngày đợt chi viện của giặc hoàn toàn thất bại: Ngày mười tám trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu Ngày hăm lăm bá tước Lương Minh bại trận tử vong Ngày hăm tám thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn - Nhịp độ câu văn nhanh, mạnh, gấp đã diễn tả cái đà cái thế của ba quân thật long trời lở đất. Người đánh giặc đã trở thành những người xoay trời chuyển đất. Hào khí của cuộc chiến đã trở thành hào khí của lời văn - Không miêu tả sức mạnh mà sức mạnh cứ hiện lên thật ghê gớm. Sức ta đã trở thành sức vũ trụ: Gươm mài đá đá núi phải mòn Voi uống nước nước sông phải cạn Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Cơn gió to quét sạch lá khô Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ - Giặc tan, tướng phải quì gối xin hàng nhận tội, tự trói tay để tự nộp mình - Ta đã đối xử với giặc theo cái đại nghĩa đã nêu. Không những tha tội chết mà còn cấp phương - Giọng văn ở đoạn này có gì khác với những đoạn trên? Nguyên nhân sự khác biệt? - Bài học lịch sử của lời tuyên bố nền độc lập? tiện cho chúng về nước. Kết thúc đoạn 3 là lời bình phẩm về chủ trương sáng suốt ấy: Họ đã ham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng Ta lấy toàn quân là hơn đẻ nhân dân nghỉ sức Chẳng những mưu kế kì diệu Cũng là chưa thấy xưa nay 4. Đoạn 4 - Tuyên bố nền độc lập đã được lập lại - Bài học lịch sử: Sự thay đổi nhưng thực chất là phục hưng. Có được chiến thắng là do kết hợp sức mạnh truyền thống và thời đại - Giọng văn trịnh trọng vì đây là lời tuyên bố độc lập Ghi nhớ: - Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV - Đại cáo bình Ngô là áng thiên cổ hùng văn có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf74_.pdf
Tài liệu liên quan