Giáo án Tiết 22 TAM ĐẠI CON GÀ (Truyện cười)

PV: Cái cười được thể hiện như thế nào?

DG: Mâu thuẫn trái vời tự nhiên của nhân

vật.

Dù dỉ đâu phải chữ Hán, mà trên

đời này làm gì có con vật nào là dù dỉ. Anh

học trò này đã đi đến tận cùng của sự dốt nát

thảm hại và liều lĩnh. Cái dốt đã được định

lượng. Anh ta vừa dốt kiến thức sách vở, vừa

dốt kiến thức thực tế.

PV: Thầy liên tiếp bị đặt vào các tình huống,

và thầy đã giải quyết những tình huống đó

như thế nào?

pdf4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án Tiết 22 TAM ĐẠI CON GÀ (Truyện cười), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22 TAM ĐẠI CON GÀ (Truyện cười)  A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Gíup học sinh: Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của anh học trò dốt nát mà hay kheo khoang. Thấy được cái hay của nghệ thuật nhân vật tự bộc lộ. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HỆN SGK Thiết kế bài học Các tài liệu tham khảo C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. Em hãy cho biết thế nào là miêu tả và biểu cảm? Em hãy trình bày những căn cứ để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự? 2. Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT I. GIỚI THIỆU CHUNG. 1. Khái niệm. Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán. 2. Phân loại. Truyện khôi hài : nhằm mục đích giải trí ít nhiều có tính giáo dục. Truyện trào phúng: phê phán những kẻ thuộc giai cấp quan lại bóc lột, phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân. II. ĐỌC HIỂU PV: Đối với truyện cười nên phân tích như thế nào? Phân tích nhân vật hay phân tích tình huống gây cười? DG: Truyện cười rất ít nhân vật. Nhân vật chính trong truyện là đối tượng chủ yếu của tiếng cười. Vả lại trong truyện cười không kể về số phận cuộc đời nhân vật như truyện cổ tích. Mọi chi tiết trong truyện đều hướng về tình huống gây cười. Nên ta chỉ đọc – hiểu cái cười và bản chất cái cười. 1. Cái cười. PV: Em hãy cho biết nhân vật trong truyện là ai? DG: Cần phải hiểu rằng bản thân cái dốt của học trò không có gì đáng cười. Cái dốt của người thất học nhân dân cảm thông. Cái dốt của học trò nhân dân chỉ chê trách chứ không cười, ở đây là cười kẻ dốt hay khoe, hay nói chữ, cả gan hơn dám nhận đi dạy trẻ. Cái xấu của anh ta không dừng lại ở lời nói mà đã thành hành động. Nhân vật là anh học trò dốt hay nói chữ, hay khoe khoang và rất liều lĩnh. Cái cười được thể hiện nhiều lần: PV: Cái cười được thể hiện như thế nào? DG: Mâu thuẫn trái vời tự nhiên của nhân vật. Dù dỉ đâu phải chữ Hán, mà trên đời này làm gì có con vật nào là dù dỉ. Anh học trò này đã đi đến tận cùng của sự dốt nát thảm hại và liều lĩnh. Cái dốt đã được định lượng. Anh ta vừa dốt kiến thức sách vở, vừa dốt kiến thức thực tế. PV: Thầy liên tiếp bị đặt vào các tình huống, và thầy đã giải quyết những tình huống đó như thế nào? DG: Rõ ràng anh học trò làm thầy liều lĩnh bao nhiêu thì lại thận trọng bấy nhiêu trong việc dấu dốt. Anh ta dùng cái láu cá vặt để gỡ thế bí. Đó là một cách dấu dốt. DG: Cái dốt của thổ công đựơc chính thày nhạo báng “Mình đã dốt mà thổ công nhà nó còn dốt hơn”  đã lòi cái dốt mà vẫn ngượng ngạo dấu dốt “Dủ dỉ là con dù dì, con dù dì là chị con công, con công là ông con gà”, Đúng là tam đại con gà  cái dốt nọ lồng cái dốt kia. Chữ kê thầy không nhận ra mặt chữ. Học trò hỏi gấp, thầy nói liều “Dù dì là con dù dì”. Cười về sự dấu dốt và sĩ diện hão của anh học trò là thầy dạy học “Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai người nào biết thì xấu hổ mới bảo học trò đọc khẽ khẽ”. Cười khi thầy tìm đến thổ công  cái dốt ngửa ra cả ba đài âm dương  thầy đắc ý “Bệ vệ ngồi lên giường bảo học trò đọc to”. Bọn trẻ gào to “Dủ dỉ là con dù dì”  cái dốt đã được khuyếch đại và được nâng lên. Khi chạm trán với chủ nhà  thói dấu dốt bị lật tẩy. 2. Bản chất của cái cười. PV: Em hãy nêu ý nghĩa của truyện? Ơû mỗi tình huống gây cười anh học trò đã tự gảii quyết tình huống và tự bộc lộ cái dốt của mình. Tiếng cười mang ý nghĩa phê phán , nó hóm hỉnh, sâu sắc và mang đậm chất dân gian. Truyện có ý nghĩa đánh giá hạng thầy trong xã hội phong kiến suy tàn, trong đó có thầy đồ dạy chữ. Đồng thời là tiếng nói cảnh tỉnh những kẻ mắc bệnh như anh học trò này. IIII. GHI NHỚ. Cái dốt không che đậy được, càng dấu càng lộ ra càng làm trò cười cho thiện hạ. Nghệ thuật gây cười của truyện được khai thác từ mâu thuẫn trái tự nhiên này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftiet_22.pdf
Tài liệu liên quan