Lập kế hoạch, xin ý kiến của BGH, tổ CM và PHHS
- Hợp đồng phương tiện
- Làm việc với khối lớp 8 và GVCN
- Lựa chọn di sản liên quan, thời gian làm việc với cán bộ di tích
- Lựa chọn không gian: Khu vực Đại nội, sân trường Đại Học Sư Phạm Huế (Tòa Khâm sứ cũ), Đồn Mang Cá
- Tìm hiểu kiến trúc kinh thành Huế liên quan đến nội dung bài học lịch sử để hướng dẫn HS tham quan, học tập
- Chuẩn bị bài tập cho HS khi học bài 26 tại nơi có di sản
- Làm việc với tổ Hành chính để cử nhân viên y tế tham gia
- Phiếu học tập cho học sinh
30 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án tiến hành bài học lịch sử tại nơi có di sản - Bài 26 - Lớp 8: Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN TIẾN HÀNH BÀI HỌC LỊCH SỬ TẠI NƠI CÓ DI SẢNBÀI 26- LỚP 8 PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIXPhần 1. LỰA CHỌN DI SẢN:Hoàng thành HuếTòa Khâm sứ ( Đại học sư phạm Huế)- Đồn Mang CáPhần 2: CHUẨN BỊ:1. KHÂU CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN PHỐI HỢP VỚI CÁN BỘ DI TÍCH:( Làm việc với Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế): Giáo viên cùng cán bộ di tích phối hợp hoạt động. Cụ thể:+ Trung tâm để cung cấp các tư liệu liên quan đến di sản + Cử cán bộ thuyết minh tại Đại Nội Huế + Giáo viên cùng cán bộ di tích thảo luận, bổ sung những nội dung kiến thức và hiểu biết về di sản do các nhóm học sinh chuẩn bị+ Cấp giấy miễn vé tham quan2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN: - Lập kế hoạch, xin ý kiến của BGH, tổ CM và PHHS - Hợp đồng phương tiện - Làm việc với khối lớp 8 và GVCN - Lựa chọn di sản liên quan, thời gian làm việc với cán bộ di tích - Lựa chọn không gian: Khu vực Đại nội, sân trường Đại Học Sư Phạm Huế (Tòa Khâm sứ cũ), Đồn Mang Cá - Tìm hiểu kiến trúc kinh thành Huế liên quan đến nội dung bài học lịch sử để hướng dẫn HS tham quan, học tập - Chuẩn bị bài tập cho HS khi học bài 26 tại nơi có di sản - Làm việc với tổ Hành chính để cử nhân viên y tế tham gia - Phiếu học tập cho học sinh2. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH:- Tập trung tại trường - Chuẩn bị bài học số 26 ở nhà theo hướng dẫn của GV: + Bối cảnh lịch sử và diễn biến của cuộc phản công, đánh giá thái độ nhà Nguyễn, nguyên nhân thất bại+ Trách nhiệm của HS trước các di sản văn hóa liên quan - Chuẩn bị cho nội dung học tập tại thực địa: + Chuẩn kiến thức bài 26 + Các nhóm được phân công chuẩn bị nội dung về hoàng thành, tòa Khâm sứ, Trấn Bình đài, sơ duyệt và nghe giáo viên hướng dẫn bổ sung- Sách giáo khoa, vở ghi, máy ảnh hoặc máy ghi âm (nếu có) Phần ba: TIẾN TRÌNH BÀI HỌC LỊCH SỬ TẠI THỰC ĐỊA:Bước 1: Tập trung học sinh tại trường xe chở đến cửa Ngọ Môn, ổn định tổ chứcBước 2: GV giới thiệu tiến trình học tập lịch sử tại di sản: học bài mới, tham quan học tập, hoạt động thảo luận nhóm theo yêu cầu Bước 3 : Giảng dạy bài 26 theo giáo án đã chuẩn bị Bước 4: HS học tập di sản văn hóa tại Đại nội, Tòa Khâm sứ, Đồn Mang cá Bước 6 : GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và tổ chức cho HS trở lại trườngGIÁO ÁN GIẢNG DẠY TẠI NƠI CÓ DI SẢN:- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:Gv lựa chọn không gian thích hợp để tổ chức dạy học I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thứcLý giải được nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ phong trào Cần VươngTrình bày được diễn biến chính cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến - Những kiến thức liên quan đến Hoàng Thành Huế, Đồn Mang Cá, Tòa Khâm sứ. Tục lệ cúng âm hồn 23/5 ở Huế.2 Tư tưởng - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc. Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Huế- Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua sự kiện Bác tham gia phong trào chống thuế ở Trung kỳ3. Kỹ năng. Phân tích, tổng hợp, nhận xét, rút ra bài học lịch sử. Kỹ năng học tập hợp tác, thuyết trình, truy cập và xử lý thông tin.II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC- Lược đồ Hoàng Thành Huế, Lược đồ Kinh thành Huế, - Hình ảnh về Tòa Khâm sứ, vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Tướng Đơ Cuôc – Xy.III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.1. Kiểm tra bài cũ:- Nêu nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến 1884?. 2. Dẫn dắt vào bài mới- Hàng năm vào ngày 23 tháng 5 âm lịch, nhân dân Thành Nội Huế và các vùng phụ cận lại tổ chức lễ cúng cô hồn . Đây là một hoạt động tâm linh mang bản sắc Huế vừa để cầu nguyện cho những linh hồn bị mất trong vụ chính biến kinh thành Huế vừa gợi nhớ một trang lịch sử bi tráng của dân tộc Việt Nam. Vậy sự kiện đó trong lịch sử đã diễn ra như thế nào, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 26 Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm Hoạt động 1: Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm nghi ra “chiếu Cần vương”:Mục tiêu: - Giúp HS lý giải được nguyên nhân, tóm tắt diễn biến trận đánh và nguyên nhân thất bại cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến- Cung cấp những hiểu biết về Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, tục lệ cúng âm hồn ở Huế nhằm giáo dục lòng yêu nước cho HS- Tham quan học tập các di sản liên quan đến nội dung bài học, xác định trách nhiệm và thái độ của mình trong công tác bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa nàyPhương pháp: Thuyết trình, quan sát, phân tích, hợp tácGV đưa HS vào Đại nội nơi có di ảnh của vua Hàm Nghi Giáo viên:Từ 1858 đến 1884 thực dân Pháp đã thực hiện một quá trình xâm lược nước ta, buộc triều đình phải ký hòa ước 1884 theo đó nước ta bị chia làm 3 kỳ, triều Nguyễn chỉ quản lý từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Từ đó, Pháp ngày càng hống hách, kiêu ngạo, phái chủ chiến của triều đình Huế quyết định ra tay hành động. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế? GV hướng dẫn học sinh khai thác nội dung của SGK cùng với sự tìm hiểu trước để trả lời câu hỏi: 1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ ở Huế tháng 7- 1885- HS trình bày và giáo viên tiểu kết:* Nguyên nhân của cuộc phản công:- Sau hai Hiệp ước Hácmăng 1883 và Patơnốt 1884 phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.- Sự bất bình và phẩn uất trong nhân dân, đặc biệt trong các văn thân, sĩ phu yêu nước dâng cao trước thực trạng đất nước bị xâm lược.- Từ khi Pháp chiếm Nam Kì, nội bộ triều đình Nguyễn đã có sự phân hoá làm 2 phe: chủ chiến và chủ hoà trong đó phe chủ hoà được vua Tự Đức ủng hộ, còn phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đứng đầu. Khi vua Tự Đức mất, phe chủ chiến đã phế truất những ông vua thân Pháp rồi đưa hoàng thân Ưng Lịch lên ngôi vua hiệu là Hàm Nghi ( 14 tuổi). - GV giới thiệu về nhân vật Tôn Thất Thuyết (Tư liệu 1)- Ngày 1/7/1885 , khi vừa tới Huế, Đơ Cuôc-xy đã láo xược đòi vua Hàm Nghi phải cho treo cờ Pháp trong thành nội, bắn 19 loạt đại bác chào mừng và mở cửa Ngọ Môn cho y và binh lính đi vào, âm mưu bắt phe chủ chiến. Như vậy thái độ kiêu ngạo của Đơ Cuốc - xy là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc phản công. a- Nguyên nhân của cuộc phản công: - Sau hai Hiệp ước Hácmăng 1883 và Patơnốt 1884 phe chủ chiến trong triều đình vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp- Pháp lo sợ tìm cách bắt cóc những người cầm đầuGV yêu cầu nhóm 1 HS cử đại diện trình bày mô hình cấu trúc Đại nội (Tư liệu) và diễn biến trận đánh, những người trong nhóm bổ sung, Sau đó GV tiểu kết (Phần này HS tìm hiểu trước) -Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công quân Pháp vào Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá vào đêm 4/7/1885 sáng ngày 5/7/1885 ( 23/5 Ất Dậu) nhưng cuối cùng bị thất bại. b- Diễn biến - Đêm 4/7/1885 sáng ngày 5/7/1885 ( 23/5 Ất Dậu), Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công quân Pháp vào Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá nhưng cuối cùng bị thất bại.GV trích đoạn bài”Vè thất thủ kinh đô” yêu cầu HS nhận xét thực lực của quân ta lúc bấy giờ“Súng ta đã nổ ình ìnhTây còn ăn uống Trấn Bình chưa raĐạn mình bắn thật quá xaBắn qua Tiên Nộn vậy mà cũng hại dânViên cao, viên thấp không chừngLăn qua lăn lại tới gần Bao Vinh”GV: Trích đoạn trên cho thấy so sánh lực lượng của ta quá chênh lệch: Pháp có tàu to, súng lớn còn trang bị của ta quá thô sơ, đạn đại bác chỉ là những khối sắt không phát nổ khi chạm đích và có thể nhặt lại dùng để bắn nhiều lần .Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm2.Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng:- Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi lên Sơn Phòng, Tân Sở (Quảng Trị) rồi lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.(GV cung cấp tư liệu về vua Hàm NghiGV: Giải thích khái niệm Cần vương- Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi lên Sơn Phòng, Tân Sở (Quảng Trị) rồi lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương (13/7/1985), kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nướcGV hướng dẫn HS rút ra được nguyên nhân thất bại c. Nguyên nhân thất bại: + Diễn ra trong tình thế bị động, Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược nước ta+ So sánh lực lượng quá chênh lệch * Hoạt động 2: Nghe cán bộ thuyết minh giới thiệu tổng thể về Đại nội, HS ghi chép* Hoạt động 3: Tham quan các công trình kiến trúc ở Đại nội, GV thuyết minh, HS ghi chép Kết thúc học tập tại di sản Đại nội, GV nêu yêu cầu để HS viết thu hoạch và lên xe đến Tòa khâm sứ. HOẠT ĐỘNG TẠI TÒA KHÂM SỨ: (Đại học sư phạm Huế)Nhóm 2: Trình bày cách xây dựng, phòng bị của Pháp ở Tòa Khâm sứ, giới thiệu bức ảnh về Tòa Khâm sứ ngày xưa và về tướng Đơ Cuốcxy ( Tư liệu)GV bổ sung kiến thức về sự kiện Bác Hồ tham gia phong trào chống thuế ở đây. Chụp ảnh lưu niệm và lên xe về Mang CáHOẠT ĐỘNG TẠI TRẤN BÌNH ĐÀI ( MANG CÁ NHỎ)Nhóm 3: Trình bày về công trình kiến trúc Mang Cá nhỏ và Mang Cá lớn, diễn biến trận đánh tại đây (Tư liệu)GV nhận xét và tiểu kết đồng thời giới thiệu về lễ cúng âm hồn vào ngày 23 tháng 5 (Âm lịch) hàng năm của người dân Huế.( Tư liệu)Phần thứ tư: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC DẠY TẠI DI TÍCH, DI SẢN:Giáo viên giao bài tập về nhà:Nêu cảm nghĩ của em về tiết học này, là học sinh em sẽ làm gì để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Huế?KẾT THÚC BUỔI HỌC GV NHẬN XÉT TINH THẦN THÁI ĐỘ HỌC TẬP VÀ TỔ CHỨC CHO HS TRỞ LẠI TRƯỜNG.Phần 5: BÁO CÁO KẾT QUẢ SAU KHI HỌC DI TÍCH, DI SẢNGV ấn định thời gian học sinh nộp bài , tổng kết trong tiết học sau.- Hoạt động tiếp nối: GV yêu cầu HS lập bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế ( Bài tập số 2 SGK)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ga_di_san_thay_bao_7306.ppt