Trước khi chuyền bóng, người chuyền bóng đứng ở TTCB chân trước, chân sau, trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước. Nếu đồng đội chuyền bóng đến từ phía trái thì bước chân phải lên trước và ngược lại. Người chuyền bóng khi di chuyển tới vị trí đón bóng bằng bước thường, bước chạy ở đây điều quan trọng là động tác xuất phát phải nhanh, tăng nhanh tốc độ ở một phần ba quãng đường đầu tiên, rời sau đó từ từ dừng lại để chọn vị trí đón bóng để chuyền bóng tới địa chỉ cần thiết. Ở TTCB, hai chân hơi khuỵu ở khớp gối (góc gập khớp gối không nhỏ hơn 900).
Khi bóng tới gần thì hai chân bắt đầu động tác phối hợp chuyền bóng bằng cách duỗi mạnh khớp gối, đẩy người lên hơi chếch ra phía trước. Sau đó là động tác của hai tay, vươn duỗi mạnh khớp khuỷu để tạo hướng tay cơ bản của bóng khi chuyền đi. Hoạt động vươn duỗi tay đẩy bóng được thực hiện nhờ chuyển động thẳng nhờ trục khớp cổ tay so với trục khớp vai. Khi thực hiện động tác đẩy bóng đi, hai chân đạp duỗi mạnh và nhanh chóng kết hợp với hai tay vươn duỗi khớp khuỷu nhưng chậm hơn.
Để điều chỉnh hướng bóng, hai lòng bàn tay phải vuông góc với hướng bóng chuyền đi, khi tay chạm đẩy bóng thì bàn tay hơi ưỡn ra sau. Chức năng thực hiện đẩy bóng của các ngón tay cũng khác nhau. Các ngón cái ưỡn ra sau chịu lực hoãn xung chính và cùng với các ngón tay khác bật đẩy bóng theo hướng chuyền. Các ngón trỏ và ngón giữa là bộ phận bật đẩy chính của bàn tay còn các ngón đeo nhẫn và ngón út chỉ giữ phía bên của bóng và điều chỉnh hướng bóng đi.
Sau khi bóng rời tay, cả chân và tay tiếp tục vươn duỗi hết rồi dừng lại, động tác này gọi là chuyển động tay vươn theo bóng (Hình 3).
135 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án Thể dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những động tác phối hợp hài hoà.
Tập luyện, thi đấu bóng chuyền có tác động tích cực tới sự phát triển, hoàn thiện khả năng thích ứng và định hướng nhanh cho người tập, xử lý nhanh những tình huống thường xuyên thay đổi, biết lựa chọn kỹ thuật hợp lý nhất trong vốn dự trữ phong phú về kỹ thuật của mình, biết nhanh chóng chuyển từ hành động này sang hành động khác giúp họ đạt được tính linh hoạt cao của các quá trình thần kinh.
Sự đa dạng các kỹ năng- kỹ xảo vận động, hành động thi đấu khác nhau sẽ tạo điều kiện phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo và khéo léo.
Tập luyện và thi đấu bóng chuyền ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển cho người tập lòng dũng cảm, tính kiên định, tính quyết đoán, tính sáng tạo và kỷ luật. Người tập biết hành động tập thể, thường xuyên hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, điều đó sẽ góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm tập thể, tình cảm bạn bè, tính tập thể ... cho người tập.
Tập luyện bóng chuyền giúp cơ thể phát triển hài hòa. Sự phối hợp hành động khi thực hiện các chiến thuật tạo vẻ đẹp và sức lôi cuốn người xem. Điều đó chứng tỏ bóng chuyền là môn thể thao có sức hấp dẫn với quần chúng ở các lứa tuổi, đối tượng, ngành nghề khác nhau và đội ngũ người tập bóng chuyền ngày càng phát triển và lớn mạnh.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN
Giảng dạy kỹ thuật bóng chuyền nhằm hình thành kỹ năng - kỹ xảo vận động, các động tác trong bóng chuyền cho người học. Đó là mức độ nắm vững động tác đạt mức điều khiển động tác một cách tự động và toàn bộ trình tự thực hiện động tác được ổn định trước những yếu tố bất lợi khác nhau như : Thay đổi cảm xúc, mệt mỏi, thời tiết ....
Nhiệm vụ của giảng dạy kỹ thuật là làm cho người học nắm vững kỹ thuật bóng chuyền và trong quá trình đó người học hiểu được các qui luật sinh - cơ học của động tác, vận dụng kỹ thuật đó áp dụng vào thực tế với kết quả cao nhất.
Việc đạt được thành tích thể thao cao phụ thuộc chủ yếu vào trình độ chuẩn bị kỹ thuật toàn diện của vận động viên. Trình độ huấn luyện kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát huy chiến thuật của cả đội.
Các yêu cầu cần phải thực hiện :
- Nắm vững tất cả kỹ thuật động tác và biết thực hiện các kỹ thuật động tác đó. Một trong các chỉ tiêu đánh giá trình độ điêu luyện kỹ thuật là trình độ huấn luyện kỹ thuật toàn diện của vận động viên.
- Hoàn thiện việc nắm vững các phương pháp thực hiện các kỹ thuật động tác được sử dụng nhiều trong thi đấu và có liên quan đến việc thực hiện các chức năng xác định trong đội hình của đội và vận dụng chúng hợp lý trong các tình huống thi đấu cụ thể. Chỉ có trình độ điêu luyện kỹ thuật được thực hiện như tính hiệu quả của việc nắm vững kỹ thuật thể thao.
- Thực hiện ổn định kỹ thuật động tác trong điều kiện thi đấu với đối thủ và chịu sự tác động của các yếu tố khác nhau. Chỉ số ổn định của kỹ thuật được biểu hiện. Việc nắm vững mỗi động tác kỹ thuật và các phương pháp thực hiện động tác đó tuỳ thuộc vào các đặc điểm cá nhân người học, sự đa dạng trong vốn kỹ năng vận động của các vận động viên và trình độ tập luyện các thành phần kỹ thuật.
Quá trình hình thành kỹ năng - kỹ xảo vận động bao gồm một số giai đoạn tương ứng với 3 giai đoạn giảng dạy động tác :
- Hình thành kỹ năng ban đầu phù hợp với việc nắm vững khâu cơ bản của các kỹ thuật động tác.
- Làm chính xác trình tự thực hiện động tác.
- Củng cố và hoàn thiện kỹ thuật động tác.
1. Giai đoạn giảng dạy ban đầu
Mục tiêu là làm cho người học nắm vững cơ bản kỹ thuật động tác ở những nét chung và thực hiện được động tác theo yêu cầu cơ bản.
Giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó tạo ra nền móng để đạt tới trình độ điêu luyện kỹ thuật của vận động viên bóng chuyền. Đây là giai đoạn hình thành kỹ năng ban đầu để thực hiện những nét chính của động tác và đặt nền móng vững chắc để tiến đến trình độ kỹ thuật điêu luyện về sau.
Những nét đặc trưng của cơ chế sinh lý hình thành kỹ năng là sự lan toả của các phản xạ vận động, sự căng thẳng cơ bắp không cần thiết do sự khuyếch tán của quá trình hưng phấn của vỏ bán cầu đại não.
- Nhiệm vụ của giai đoạn này là:
+ Giảng dạy những phần chính của động tác.
+ Hoàn thành phần cơ bản của động tác.
+ Nhịp điệu phối hợp khi thực hiện động tác .
+ Chỉnh sửa những hoạt động thừa không cần thiết, sự căng thẳng, gắng gượng khi thực hiện động tác.
Trong giai đoạn giảng dạy ban đầu phải học các kỹ thuật động tác cơ bản, hình thành kỹ năng thực hiện và vận dụng chúng trong thi đấu.
Trước tiên phải học từng động tác đơn lẻ với kỹ thuật cơ bản, hình thành kỹ năng thực hiện. Sau đó biết kết hợp với các động tác khác theo nguyên tắc từ động tác chủ yếu đến động tác thứ yếu.
Để giải quyết các nhiệm vụ trên, trước hết cần xây dựng cho người học khái niệm chung về động tác bằng cách phân tích, giảng giải và làm mẫu động tác hay sử dụng các hình thức trực quan khác và sau đó cho người tập thực hiện động tác nhiều lần từng phần hay toàn bộ động tác tùy theo độ khó dễ của động tác.
Giảng dạy bắt đầu từ kỹ thuật tư thế chuẩn bị và di chuyển (chạy, nhảy…). Sau đó tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật điều khiển bóng trong điều kiện đơn giản (tại chổ, di chuyển 1- 2 bước…). Chú ý tập trung vào các yêu cầu sau:
+ Thực hiện đúng tư thế chuẩn bị ban đầu.
+ Thực hiện đúng tư thế lúc vận động (các động tác chuyển tiếp giữa động tác chuẩn bị và động tác cơ bản).
+ Thực hiện đúng cấu trúc động tác sau đó phối hợp hoàn thành động tác một cách hoàn chỉnh.
Để giúp người tập nắm vững được kỹ thuật động tác, các bài tập chuyên môn phải thực hiện với yêu cầu giảng dạy làm cho người tập hiểu khái niệm động tác một cách rõ ràng, chú ý tập trung tới việc nắm vững chi tiết động tác. Điều rất quan trọng là thực hiện được sự phối hợp các bộ phận cơ thể một cách nhịp nhàng.
Trong giai đoạn giảng dạy tiếp theo, điều kiện thực hiện bài tập phải có sự phức tạp hoá dần để giúp cho người tập nắm vững những động tác đã học trong điều kiện sát với thực tế thi đấu trên sân.
Biện pháp tăng độ khó là:
+ Thay đổi tư thế chuẩn bị ban đầu, điều kiện thực hiện bài tập phức tạp hơn .
+ Di chuyển và mở rộng phạm vi hoạt động rộng hơn khi thực hiện động tác.
2. Giai đoạn giảng dạy đi sâu
Mục tiêu là làm chuẩn xác trình tự thực hiện động tác đến từng chi tiết, phối hợp nhẹ nhàng và nhịp điệu.
- Nhiệm vụ của giai đoạn này là:
+ Làm cho người tập hiểu sâu về đặc điểm, yêu cầu thực hiện động tác chính xác tới từng chi tiết cũng như nhận thức đầy đủ các quy luật liên quan tới việc thực hiện động tác, hình thành khả năng thực hiện động tác chính xác trong không gian, theo thời gian và trong dùng sức.
+ Mở rộng và củng cố kỹ năng thực hiện các biện pháp và phương án kỹ thuật bóng chuyền, đi sâu nghiên cứu và hòan thiện các kỹ thuật trên cơ sở nắm vững các chi tiết của động tác.
Để thực hiện giai đoạn này cần phải :
- Tăng tính chuẩn xác thực hiện kỹ thuật động tác.
- Hợp lý hoá cấu trúc động tác khi thực hiện các động tác kỹ thuật (tăng độ chuẩn xác của biên bộ, nhịp điệu động tác, sự phối hợp các bộ phận cơ thể, loại bỏ những động tác thừa không cần thiết.
- Việc thực hiện các kỹ thuật động tác ở giai đoạn này được tiến hành trong điều kiện phức tạp hơn.
- Thực hiện kết hợp với kỹ thuật động tác khác.
- Thay đổi độ khó hoàn thành động tác: Tư thế chuẩn bị khác nhau, thay đổi cách di chuyển, quy định thời gian thực hiện động tác …
- Mô phỏng tình huống thi đấu đơn giản để thực hiện động tác với khoảng thời gian xử lý hạn hẹp.
- Nâng cao yêu cầu và hiệu quả hoàn thành động tác.
- Chịu tác động bất lợi bởi yếu tố bên ngoài khi thực hiện động tác.
Có thể đạt được những điều trên thông qua việc làm phức tạp chính động tác kỹ thuật đó và nhất là làm phức tạp các điều kiện thực hiện nó (ưu tiên phương pháp tập luyện biến đổi) hoặc bằng cách áp dụng các phương pháp phù hợp (phương pháp thi đấu) sẽ có hiệu quả giảng dạy cao trong giai đoạn này.
3. Giai đoạn củng cố, hoàn thiện kỹ năng - kỹ xảo vận động
Giai đoạn của việc hình thành kỹ năng - kỹ xảo vận động được đặc trưng bởi tính ổn định của trình tự thực hiện động tác được xây dựng trong quá trình tái hiện nhiều lần một động tác trong các điều kiện khác nhau. Động tác được thực hiện một cách tự động hóa và mang tính bền vững, tính linh hoạt cao.
Nhiệm vụ của giai đoạn này là:
- Củng cố kỹ năng hoàn thành kỹ thuật động tác đã học và thực hiện kỹ thuật động tác đó phù hợp đặc điềm cá nhân người tập.
- Xác định kỹ thuật sở trường mang lại hiệu quả cao nhất.
- Xử lý, biến đổi từ dạng kỹ thuật này sang dạng kỹ thuật khác một cách điêu luyện, linh hoạt trong mọi tình huống.
- Thực hiện động tác một cách tin tuởng và ổn định, không bị chi phối bởi các yếu tố cản trở bên ngoài và cản phá của đối phương.
- Nắm vững các kỹ thuật động tác đặc thù để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong đội hình chiến thuật của đội.
- Thực hiện kỹ thuật động tác ở trạng thái căng thẳng tâm lý, mệt mỏi .
Hoàn thiện kỹ thuật động tác phải được tiến hành trong điều kiện sát thực với điều kiện thi đấu, yêu cầu người tập thực hiện kỹ thuật động tác với tốc độ nhanh nhất, chuẩn xác nhất trong điều kiện thi đấu có đối kháng, trạng thái mệt mỏi, tâm lý căng thẳng.
Để hoàn thiện kỹ thuật động tác, cần sử dụng rộng rãi các bài tập khác nhau, phối hợp các động tác và luân phiên chúng trong một trình tự nhất định ở các điều kiện thi đấu thay đổi. Sử dụng rộng rãi các bài tập thi đấu (trong đó có trò chơi vận động), thi đấu tập luyện, thi đấu giao hữu. Sử dụng đa dạng, hợp lý và sáng tạo các phương pháp và biện pháp để tạo khả năng tối đa cho việc hoàn thiện kỹ thuật động tác.
Các kỹ thuật động tác trong bóng chuyền đều được thực hiện bằng tay với thời gian tiếp xúc bóng nhanh. Trình độ phát triển thể lực và các khả năng cần thiết tạo nên những điều kiện thuận lợi để nắm vững các kỹ thuật động tác. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy kỹ thuật bóng chuyền cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Phát triển ở người tập khả năng dự định tinh tế những hành động của mình khi tính toán hướng và tốc độ bay của bóng để di chuyển đến đúng vị trí hành động.
- Phát triển tố chất thể lực chuyên môn, chủ yếu là tốc độ co cơ .
- Phát triển sức nhanh các phản ứng phức tạp, định hướng, quan sát, phán đoán, tư duy chiến thuật, các phẩm chất, tâm lý - ý chí có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện động tác.
Bài 2
KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG THẤP TAY
I.CHUYỀN BÓNG THẤP TAY (ĐỆM BÓNG)
1. Khái niệm
Chuyền bóng thấp tay (đệm bóng) là kỹ thuật sử dụng cẳng tay, bàn tay dể chuyền bóng đi, diện tiếp xúc giữa tay với bóng rộng nhưng điểm tiếp xúc lại ít hơn chuyền bóng cao tay, do đó hạn chế được phạm lỗi kỹ thuật như dính bóng, hai tiếng ... Đệm bóng là kỹ thuật phòng thủ dùng chủ yếu để đỡ phát bóng, đỡ đập bóng và cứu bóng.
Đệm bóng trong bóng chuyền có tác dụng :
- Đỡ được những đường bóng nhanh, mạnh, thấp và khó khi đối phương tấn công sang.
- Phạm vi khống chế rộng, đỡ được những đường bóng ở xa thân người.
- Cấu trúc kỹ thuật đơn giản, dễ tiếp thu và thực hiện thuận lợi hơn kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
Đệm bóng gồm các kỹ thuật chính:
- Đệm bằng hai tay.
- Đệm bằng một tay và lăn ngã cứu bóng.
- Ngoài ra còn có thể dùng thân người, dùng chân đỡ bóng.
2. Đệm bóng bằng hai tay
Đệm bóng bằng hai tay là kỹ thuật dùng khi thực hiện bóng đi và hướng bóng đến ở phía trước mặt, gần như cùng quỹ đạo chuyển động nhưng ngược chiều.
2.1. Tư thế chuẩn bị
Người đứng ở tư thế trung bình thấp, hai chân rộng bằng hoặc hơn vai, hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, mắt quan sát bóng, thân hơi gập.
Khi người tập xác định chính xác được điểm rơi của bóng và ở tầm thích hợp thì hai tay đưa ra đỡ bóng. Hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt chéo lên nhau và nắm lại, bàn tay nọ bọc lấy bàn tay kia, hai ngón cái song song kề nhau.
2.2. Đánh bóng
Khi bóng đến ở tầm ngang hông, cách thân người khoảng gần một cánh tay thì thực hiện đánh bóng. Lúc này chân đạp đất, duỗi khớp gối, nâng trọng tâm thân thể và nâng tay. Hai tay được chuyển động từ dưới lên và dùng phần giữa cẳng tay đệm phía dưới bóng kết hợp với nâng tay ở mức độ cần thiết. Khi hai tay chạm bóng cũng là lúc gập cổ tay xuống dưới làm căng các nhóm cơ cẳng tay, kết hợp với hóp bụng và giữ chắc bả vai với khớp khuỷu. Hai tay thẳng - chắc, hai bàn tay nắm và ép chặt vào nhau, toàn thân hơi lao về trước (Hình 1).
Hình 1. Chuyền bóng thấp tay
Nếu bóng đến với lực nhẹ, vừa phải thì kết hợp với đạp chân, nâng nhanh tay để đẩy bóng đi.
Nếu bóng đến với tốc độ nhanh, lực mạnh thì hạn chế nâng tay mà ghìm tay để bóng bật đi theo ý muốn.
Góc độ đường bóng đi phụ thuộc góc độ tay đệm bóng. Góc của tay đệm bóng là góc tạo bởi mặt phẳng đất và cánh tay đệm bóng. Góc độ của tay đệm bóng còn phụ thuộc góc độ của đường bóng đến. Góc độ bóng đến là góc tạo bởi mặt phẳng mặt đất và đường bóng đến (Hình 2).
Hình 2. Chuyền bóng thấp tay
Nếu góc độ của đường bóng đến lớn thì góc độ của tay đệm bóng nhỏ.
Nếu góc độ của đường bóng đến nhỏ thì góc độ của tay đệm bóng lớn.
Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền, trong điều kiện cần vận dụng cụ thể, tuỳ thuộc đặc điểm góc độ của đường bóng đến và độ cao của đường bóng muốn chuyền đi mà quyết định góc độ của tay đệm bóng cho phù hợp.
2. Các bài tập và phương pháp tổ chức tập luyện để tiếp thu kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (đệm bóng).
Đầu tiên, muốn tập kỹ thuật chuyền bóng thấp tay phải nắm được tư thế chuẩn bị, động tác đưa tay lên, vị trí và hình tay khi chuyền bóng.
Để nắm vững kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (đệm bóng) chúng ta có thể sử dụng các bài tập sau:
- Bài tập 1: Người tập thực hiện tư thế chuẩn bị để đệm bóng. Giáo viên đặc biệt chú ý sửa chữa cho đúng vị trí của chân và mức độ khuỵu gối, vị trí của thân, của tay và hình tay.
- Bài tập 2: Người tập thực hiện tư thế chuẩn bị sau khi di chuyển bằng bước thường, bước chạy... theo các hướng khác nhau.
- Bài tập 3: Cũng như bài tập trên song một người ở tư thế chuẩn bị đệm bóng, người kia để bóng vào tay và kiểm tra động tác tay cũng như vị trí tiếp xúc của tay với bóng.
- Bài tập 4: Người tập đứng thành hàng ngang, mô phỏng các động tác đệm bóng bằng hai tay.
- Bài tập 5: Ngưòi tập đứng thành từng đôi. Một người cầm bóng, người kia đứng ở tư thế chuẩn bị và đệm bóng. Sau đó đổi nhiệm vụ cho nhau.
- Bài tập 6: Người tập tự mình tung bóng lên cao ở phía trước hoặc sang bên và di chuyển đến bóng thực hiện đệm bóng.
- Bài tập 7: Từng nhóm đứng vòng tròn - người ở giữa lần lượt đệm bóng thứ tự cho từng người.
- Bài tập 8: Người tập đứng thành từng đôi đối diện với nhau cách khoảng 3- 4m. Một người tung bóng, người kia thực hiện đệm bóng thấp tay bằng hai tay đưa bóng trở lại. Có thể thay đổi tầm cao và hướng bóng tung để tăng dần độ khó cho người tập.
- Bài tập 9: Người tập tự mình tung bóng lên rồi trở về tư thế chuẩn bị và thực hiện đệm bóng cho người cùng tập.
- Bài tập 10: Người tập đứng thành từng đôi đối diện với nhau. Một người tung bóng cho người đang ở tư thế chuẩn bị và người này thực hiện đệm bóng bằng hai tay.
- Bài tập 11: Người tập đứng như bài tập trên, một người tung bóng cao về phía trước mặt người kia để người kia bước lên trước thực hiện tư thế chuẩn bị và đệm bóng đi. Tiếp theo bóng có thể được tung chếch sang phải hoặc sang trái, ra sau đầu.
- Bài tập 12: Người tập đứng như trên. Một người đập bóng xuống đất để bóng nảy lên, người kia di chuyển tới đệm bóng bằng hai tay trở lại cho người vừa đập bóng. Bài tập này có thể thực hiện đệm bóng bằng một tay.
Các bài tập trên được dạy theo trình tự thực hiện kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay tại chỗ và sau khi di chuyển. Có thể thay đổi điều kiện thực hiện đệm bóng, thay đổi hướng và độ cao đường bóng tung ...
3. Các bài tập mẫu và phương pháp tổ chức tập luyện để củng cố và hoàn thiện kỹ thuật đệm bóng
- Bài tập 1: Người tập đứng hai hàng ngang đối diện nhau cách 5 - 9m. Một người đập bóng (hoặc ném bóng) xuống sân, sau khi bóng nảy lên người kia nhanh chóng di chuyển đến và thực hiện đệm bóng.
- Bài tập 2: Đội hình như bài tập trên và thực hiện tương tự nhưng người tập đệm bóng dựng trước mặt sau đó đệm cho người kia ở các kiểu khác nhau.
- Bài tập 3: Người tập đứng thành hai hàng ngang, cách nhau khoảng 4 - 5m. Hai người đệm bóng qua lại cho nhau ở các khoảng cách, tầm cao và tốc độ khác nhau. Có thể tăng độ khó bằng cách đệm ra trước, sang hai bên hoặc ra sau đầu. Đây là bài tập sát với thực tế thi đấu.
- Bài tập 4: Người tập đứng thành từng nhóm ba người đệm bóng tuỳ ý sang trái hoặc sang phải, không theo thứ tự nhất định.
Học kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay hoặc một tay được tiến hành sau khi đã nắm vững kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay. Giảng dạy và hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay tiến hành theo trình tự như chuyền bóng cao tay.
*. Những sai phạm thường mắc khi tập luyện đệm bóng
- Người tập không kịp di chuyển đến đón bóng (chậm). Sau khi di chuyển không dừng ngay để đón bóng (đệm bóng khi đang di chuyển).
- Tư thế chuẩn bị hai chân khuỵu gối chưa đạt mức cần thiết.
- Tư thế thân ngã nhiều về trước hoặc ra sau.
- Hai tay đặt lệch nhau (tay cao tay thấp). Hai bàn tay không bọc lấy nhau, hai ngón cái rời xa nhau.
- Khi đệm bóng không phối hợp nhịp nhàng các bộ phận của cơ thể : Tay đánh bóng quá nhanh, mạnh, không điều chỉnh được lực tác động vào bóng.
- Tay thả lỏng, hai cẳng tay không tạo thành mặt phẳng nhất là khi đệm bóng bên trái (phải) làm ảnh hưởng đến độ chuẩn xác đường bóng bay.
- Tiếp xúc bóng ở mu bàn tay.
- Đường bóng bay lao ngang.
- Sau khi đệm bóng, hai tay gập lại ở khuỷu tay.
Khi sửa lỗi kỹ thuật không thể chỉ tiến hành đơn lẻ mà phải thị phạm lại động tác, kết hợp với giải thích và các bài tập dẫn dắt dành cho cá nhân.
Trình tự tập luyện để hoàn thiện kỹ thuật đệm bóng như sau :
- Đệm bóng đi theo các hướng khác nhau : Ra trước - sau, sang hai bên.
- Đệm bóng đi với các khoảng cách khác nhau : Dài - vừa - ngắn.
- Đệm bóng đi với tầm cao khác nhau : Cao - trung bình - thấp.
- Đệm bóng đi với tốc độ khác nhau : Chậm - vừa - nhanh.
4. Phối hợp đệm bóng với chuyền bóng cao tay
- Bài tập 1: Tự đập bóng xuống đất rồi đuổi theo đệm bóng bằng hai tay, sau đó chuyền bóng cao tay bằng hai tay. Có thể yêu cầu phức tạp hơn khi thực hiện chuyền bóng cao tay bằng hai tay chuẩn xác vào vành bóng rổ hoặc một điểm nào đó ở trên sân.
- Bài tập 2: Đứng thành đôi đối diện nhau khoảng cách 4 - 9m, tốt nhất là đứng vuông góc với lưới để khi đệm bóng bằng hai tay thì hướng bóng được chuyền từ phần dưới sân lên. Bài tập này phù hợp với thực tế thi đấu.
- Bài tập 3: Hai người đứng ở vạch cuối sân, một người đập bóng xuống sân và di chuyển tới đệm bóng thấp tay bằng hai tay lên đỉnh đầu. Người kia di chuyển lên chuyền bóng cao tay bằng hai tay vào vị trí số 4 hoặc số 2.
- Bài tập 4: Đứng thành đôi ở gần lưới mặt hướng về biên ngang, một người đập bóng xuống sân cho bóng nảy lên cách lưới 7 - 8m. Người thứ 2 di chuyển đến đệm bóng bằng hai tay lên trên đầu, sau đó xoay người một nữa vòng rồi chuyền bóng cao tay bằng hai tay trả lại cho người kia. Một người đập bóng về phía người kia, người này phải đỡ bóng bằng chuyền bóng cao tay hoặc thấp tay bằng hai tay.
- Bài tập 5: Người tập chia thành từng nhóm ba người. Người số 1 và 2 đứng gần lưới, người số 3 đứng ở vạch biên ngang. Người số 1 đập bóng cho người số 3, người số 3 đệm bóng bằng hai tay cho người số 2, người số 2 thực hiện chuyền hai cho người số 1. Trong bài tập này, mỗi người đều có nhiệm vụ riêng : Người số 1 - đập bóng ; người số 2 - chuyền bóng ; người số 3 - phòng thủ. Bài tập được thực hiện liên tục và thay đổi vị trí người tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài 3
KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN CAO TAY
I. CHUYỀN BÓNG CAO TAY
1. Khái niệm
Chuyền bóng là một kĩ thuật cơ bản trong thi đấu, chuyền bóng không đơn thuần là kĩ thuật phòng thủ mà nó còn mang tính tấn công, nhất là giữ vai trò chính trong phối hợp tấn công.
2. Các tư thế chuyền bóng cao tay bằng hai tay
21. Chuyền bóng cao tay bằng hai tay
Trước khi chuyền bóng, người chuyền bóng đứng ở TTCB chân trước, chân sau, trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước. Nếu đồng đội chuyền bóng đến từ phía trái thì bước chân phải lên trước và ngược lại. Người chuyền bóng khi di chuyển tới vị trí đón bóng bằng bước thường, bước chạy…ở đây điều quan trọng là động tác xuất phát phải nhanh, tăng nhanh tốc độ ở một phần ba quãng đường đầu tiên, rời sau đó từ từ dừng lại để chọn vị trí đón bóng để chuyền bóng tới địa chỉ cần thiết. Ở TTCB, hai chân hơi khuỵu ở khớp gối (góc gập khớp gối không nhỏ hơn 900).
Khi bóng tới gần thì hai chân bắt đầu động tác phối hợp chuyền bóng bằng cách duỗi mạnh khớp gối, đẩy người lên hơi chếch ra phía trước. Sau đó là động tác của hai tay, vươn duỗi mạnh khớp khuỷu để tạo hướng tay cơ bản của bóng khi chuyền đi. Hoạt động vươn duỗi tay đẩy bóng được thực hiện nhờ chuyển động thẳng nhờ trục khớp cổ tay so với trục khớp vai. Khi thực hiện động tác đẩy bóng đi, hai chân đạp duỗi mạnh và nhanh chóng kết hợp với hai tay vươn duỗi khớp khuỷu nhưng chậm hơn.
Để điều chỉnh hướng bóng, hai lòng bàn tay phải vuông góc với hướng bóng chuyền đi, khi tay chạm đẩy bóng thì bàn tay hơi ưỡn ra sau. Chức năng thực hiện đẩy bóng của các ngón tay cũng khác nhau. Các ngón cái ưỡn ra sau chịu lực hoãn xung chính và cùng với các ngón tay khác bật đẩy bóng theo hướng chuyền. Các ngón trỏ và ngón giữa là bộ phận bật đẩy chính của bàn tay còn các ngón đeo nhẫn và ngón út chỉ giữ phía bên của bóng và điều chỉnh hướng bóng đi.
Sau khi bóng rời tay, cả chân và tay tiếp tục vươn duỗi hết rồi dừng lại, động tác này gọi là chuyển động tay vươn theo bóng (Hình 3).
Hình 3 Chuyền bóng cao tay bằng hai tay
Khi bóng đến trên cao ở phía sau đầu, thì có thể dùng động tác nhảy chuyền bóng. Chạy đà và nhảy chuyền bóng gần giống với đập bóng. Ở thời điểm dừng trên không hai tay đưa lên trên đầu cao hơn chuyền bóng bình thường, hai tay tham gia đẩy bóng tích cực kết hợp với các hoạt động của lưng và chân. Động tác nhảy chuyền chỉ có thể áp dụng khi chuyền bóng nhanh. Hiệu quả tốt nhất của chuyền bóng là bật nhảy ở điểm cao nhất.
Kỹ thuật chuyền bóng cao tay thường được vận dụng ở 3 tư thế chính là : tư thế thấp, tư thế trung bình và tư thế cao.
2.2. Chuyền bóng ở tư thế thấp
Chuyền bóng ở tư thế thấp khác với kĩ thuật chuyền bóng ở tư thế trung bình và cao, vì ở tư thế này trọng tâm người chuyền bóng phải thấp hơn và thường áp dụng động tác khuỵu chân về trước hoặc về bên phải hay trái. Chuyền bóng ở tư thế thấp thường áp dụng với đường bóng đến thấp, do đó khi chuyền vai người chuyền phải hơi đưa về sau một chút và chú ý để các ngón tay chạm vào bóng ở phía dưới của quả bóng. Chuyền bóng ở tư thế thấp, nên sự phối hợp và sự hỗ trợ của hai chân khi chuyền rất ít, chỉ hơi duỗi và không có sự phối hợp toàn thân. Vì vậy khi chuyền bóng đi, động tác vươn thẳng của hai tay đẩy bóng đi phải tích cực hơn nhiều so với tư thế khác.
Khi chuyền bóng ở tư thế thấp, sau khi chuyền thường kết hợp với ngã trước, sau hoặc sang bên. Khi chuyền bóng bằng hai tay kết hợp với ngã ngửa, người chuyền hầu như ở tư thế ngồi vào chân sau, chuyền xong do mất thăng bằng nên phải ngã người ra sau, mông chạm đất trước, tiếp đến là lưng. Người lúc này co lại, đầu gập vào ngực, chân co lên.
Khi chuyền bóng bằng hai tay ở dưới thấp với tư thế ngã nghiêng là khi bóng ở xa phía bên cạnh. Người chuyền di chuyển sang ngang, bước cuối cùng bước dài hơn, trọng tâm dồn vào chân trước và hạ thấp để đảm bảo bóng ở trước mặt trong phạm vi tay khống chế tiếp cận với bóng. Khi chuyền muốn điều chỉnh hướng bóng đi thì dùng bàn chân trụ xoay về hướng định chuyền bóng đi (Hình 4) .
Hình 4. chuyền bóng ở tư thế thấp
Hình 4.1. chuyền bóng ở tư thế thấp
2.3. Chuyền bóng ở tư thế trung bình
TTCB: Người tập đứng ở tư thế trung bình. Khi bóng đến gần, người chuyền bóng bắt đầu di chuyển đón bóng bằng việc nâng cánh tay lên cao, đồng thời hai gối bắt đầu duỗi thẳng lên, người hơi ngửa về sau, thân người ngửa đến khi tay chạm bóng thì dừng, khi tay tiếp xúc bóng ở cao hơn một chút. Chú ý mọi chuyển động phải được liên tục, nhanh dần.
Khi thực hiện hai bàn tay lúc đầu đón bóng hơi khum (ngửa về sau) đến lúc tiếp xúc với bóng thì bắt đầu vươn thẳng ra. Khi chạm bóng hai bàn tay thẳng còn các ngón tay thì lên gân và hơi cong, các ngón tay bao quanh quả bóng một cách vững chắc, tạo hình giống như cái phễu với mục đích không cho quả bóng lọt qua. Hai bàn tay tiếp xúc bóng phải gọn, dứt khoát và không chạm lòng bàn tay. Phạm vi của các ngón tay chạm vào bóng cũng ở mức độ khác nhau : ngón cái chỉ được chạm vào một đốt phía trên; ngón giữa, ngón trỏ và một phần ngón đeo nhẫn chịu lực chính chuyền bóng đi (Hình 5).
Hình 5 Chuyền bóng ở tư thế trung bình
Sau khi chạm bóng, hai tay và thân người phối hợp lực để chuyền bóng đi. Để tăng được tốc độ đưa bóng đến vị trí đã định thì hai tay phải thẳng còn hai bàn tay và các ngón tay phải có sự phối hợp chuyển động dứt khoát về h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ga_the_duc_1621.doc