Giáo án Tam đại con gà nhưng nó phải bằng hai mày

+ Thói giấu dốt bị lật tẩy.

+ Thầy nhạo báng cái dốt của thổ công" Mình

đã dốt, thổ công nhà nó còn dốt hơn"

+ Thầy đã lòi cái đuôi dốt, nhưng vẫn còn

gượng gạo giấu dốt" Tôi vẫn biết ấy là chữ"kê",

mà "kê" nghĩa là "gà", nhưng tôi dạy thế là dạy

cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia. Thế

này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con

công, con công là ông con gà!"

+ Cái dốt nọ lồng vào cái dốt kia. Chẳng những

không có con dủ dỉ, mà con công đâu phải cùng

nguồn gốc với con gà

* Chữ "kê' dù nhiều nét, nhưng không khó, nó ở

ngay quyển " Tam thiên tự" (3000 chữ) -sách

cho trẻ học Hán ngữ, giải nghĩa rõ ràng, có vần

dễ thuộc

pdf9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án Tam đại con gà nhưng nó phải bằng hai mày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAM ĐẠI CON GÀ NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY ( Truyện cười) A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp H S: - Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười trong từng truyện. - Thấy được nghệ thuật đặc sắc của truyện cười: rất ngắn gọn, tạo được những yếu tố bất ngờ, những cử chỉ lời nói gây cười B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV - Thiết kế bài giảng - Các tài liệu tham khảo C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: -Tóm tắt truyện Tấm Cám - Phân tích ý nghĩa quá trình biến hoá của Tấm 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - HS đọc phần Tiểu dẫn SGK -Nội dung của phần tiểu dẫn nêu những gì? - Nhân vật trong truyện là ai? - Cái cười được thể hiện như thế nào? "Thầy" liên tiếp bị đặt vào những tình huống nào? A. Tam đại con gà I. Tìm hiểu chung - Truyện cười có hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng Truyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí. Truyện trào phúng có mục đích phê phán. II. Đọc hiểu 1. Cái cười - Nhân vật là anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ - Tình huống thứ nhất: + Chữ "kê" thầy không nhận ra mặt chữ. Học trò hỏi gấp, thầy nói liều " Dủ dỉ là con dù dì". + Dủ dỉ đâu phải là chữ Hán, mà trên đời này làm gì có con vật nào là dủ dỉ. Thầy đã giải quyết như thế nào? + Thầy đã dốt lại liều lĩnh + Rõ ràng anh ta vừa thiếu kiến thức sách vở vừa thiếu kiến thức thực tế. Cái dốt đã được định lượng. - Tình huống thứ hai: Thầy giấu dốt và sĩ diện. " Thầy cũng khôn sợ nhỡ sai người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khe khẽ". + Rõ ràng anh ta cũng thận trọng trong việc giấu dốt. + Anh ta dùng cái láu cá để gỡ bí. + Đó là cách giấu dốt. - Tình huống thứ ba: + Thầy tìm đến thổ công: Xin ba đài âm dương đều được. Thầy đắc ý "Bệ vệ ngồi lên giường bảo trẻ đọc to". + Cái dốt đã được khuếch đại và được nâng lên. - Tình huống thứ tư: Chạm trán với chủ nhà. - Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện. ( Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt không?) + Thói giấu dốt bị lật tẩy. + Thầy nhạo báng cái dốt của thổ công" Mình đã dốt, thổ công nhà nó còn dốt hơn" + Thầy đã lòi cái đuôi dốt, nhưng vẫn còn gượng gạo giấu dốt" Tôi vẫn biết ấy là chữ"kê", mà "kê" nghĩa là "gà", nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia. Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!" + Cái dốt nọ lồng vào cái dốt kia. Chẳng những không có con dủ dỉ, mà con công đâu phải cùng nguồn gốc với con gà * Chữ "kê' dù nhiều nét, nhưng không khó, nó ở ngay quyển " Tam thiên tự" (3000 chữ) -sách cho trẻ học Hán ngữ, giải nghĩa rõ ràng, có vần dễ thuộc 2. Bản chất cái cười - Truyện phê phán thói giấu dốt- một tật xấu có thật trong một bộ phận nhân dân. Ý nghĩa phê phán đó toát lên từ hành động tức cười của một - Nhân vật trong truyện là những ai? - Cái cười được miêu tả như thế nào? Phân tích tính kịch trong đoạn" Cải vội xoè năm ngón tay...bằng hai mày" anh thầy đồ đã dốt mà lại còn muốn giấu dốt, nhưng càng cố tình che giấu một cách liều lĩnh thì sự dốt nát lại càng bộc lộ ra một cách ngây ngô. Anh học trò này lại đi dạy trẻ thì thói xấu đó càng có khả năng gây hậu quả khôn lường. - Đằng sau sự phê phán đó thiết tưởng những người lao động đầy lương tri, khi xây dựng truyện, còn ngầm ý khuyên răn mọi người- nhất là những người đi học- chớ nên giấu dốt, hẫy mạnh dạn học hỏi không ngừng. Ghi nhớ: Cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ. Nghệ thuật gây cười của truyện được khai thác từ mâu thuẫn trái tự nhiên này. B.Nhưng nó phải bằng hai mày 1. Cái cười - Nhân vật trong truyện là lí trưởng với hai người thưa kiện là Cải và Ngô. a.Trước hết, cần xem xét mối quan hệ giữa Cải Chú ý: + Quan hệ giữa hai nhân vật: Cải và thầy lí. + Sự kết hợp giữa lời nói và động tác của hai nhân vật ấy. và thầy lí trước đó: Quan hệ này đã được dàn xếp (Cải đã lót tiền trước cho thầy lí). - Song mâu thuẫn lại đột ngột xuất hiện khi thầy lí tuyên bố đánh Cải mười roi. Màn kịch ngắn bắt đầu diễn ra. Một bên chủ động, còn bên kia hoàn toàn bị động. Một bên xin xét lại, một bên cứ kết án. - Động tác và lời nói của hai bên hoàn toàn trái ngược nhau. - Quan trọng nhất là câu kết luận của thầy lí ( phải và phải bằng hai) vạch trần thủ đoạn của thầy lí mà dân gian đã chỉ ra bằng câu thành ngữ " đòn xóc hai đầu". b.Sự kết hợp của hai thứ "ngôn ngữ "trong truyện - Lẽ phải - xoè năm ngón tay. - Lẽ phải được nhân đôi- xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt. - Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả những người có mặt nghe. - Giá trị tố cáo của truyện là gì ? - Phân tích nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí ở cuối truyện. - " Ngôn ngữ" bằng động tác ( cử chỉ ) là thứ ngôn ngữ "mật", chỉ có người trong cuộc ( thầy lí và Cải ) mới hiểu được. - Sự bất đồng của hai thứ "ngôn ngữ" này được thống nhất lại với nhau, cùng có giá trị ngang nhau:Lẽ phải được tính bằng năm ngón tay, hai lần lẽ phải được tính bằng mười ngón tay. Điều thú vị mà tác giả dân gian dành cho người đọc là: ngón tay Cải trở thành "kí hiệu" của tiền tệ; hai bàn tay úp vào nhau của quan là "kí hiệu" cho lượng tiền đút lót của Ngô và Cải. Ngưòi đọc sẽ hình dung ra một tam đoạn luận: Lẽ phải = ngón tay/ bàn tay= tiền. Do đó suy ra: Lẽ phải = tiền. - Giá trị tố cáo của truyện chính là ở đây. Lẽ phải đối với lí trưởng được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Tiền nhiều thì lẽ phải nhiều, tiền ít thì lẽ phải ít c. Lời nói gây cười kết thúc truyện - Em đánh giá như thế nào về nhân vật Ngô và Cải ? - Phải và phải bằng hai là hình thức chơi chữ độc đáo ở truyện này. Phải là từ tính chất nhưng lại được dùng kết hợp với từ chỉ số lượng, tạo ra nhận thức về sự bất hợp lí trong tư duy người nghe. Tuy nhiên điều này lại có vẻ rất hợp lí khi ta liên tưởng đến năm đồng và mười đồng tiền đút lót của Ngô và Cải. - Lời nói của thầy lí vừa vô lí lại vừa hợp lí. Vô lí trong xử kiện, nhưng hợp lí trong mối quan hệ thực tế giữa các nhân vật. Lí trưởng đã dùng cái hợp lí để thay thế cho cái vô lí và do đó cũng thể hiện một cách sinh động và hài hước bản chất tham nhũng của mình. Tiếng cười bật ra khi ta đồng thời nhận thức được cả hai ý nghĩa này. d. Bình luận về nhân vật Ngô và Cải - Cải vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Hành vi tiêu cực làm anh ta trở nên thảm hại vừa mất tiền vừa phải phạt một chục roi. Anh ta vừa đáng thương vừa đáng trách. - Ngô đã làm cho lí trưởng hư hỏng. Anh ta cũng đáng bị lên án. 2. Bản chất cái cười Bằng sự kết hợp lời nói với cử chỉ, lối chơi chữ độc đáo, truyện đã vạch trần lối xử kiện vì tiền của quan lại. Người lao động trong trường hợp này cũng lâm vào cảnh bi hài, vừa đáng thương vừa đáng trách. C. Luyện tập Về nhà Làm rõ đặc trưng của thể loại truyện cười.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf57_.pdf
Tài liệu liên quan