-Lời bình luận đã chỉ ra nguyên nhân ta thắng,
địch thua: Trời cho ta thế hiểm, nhưng điều
quyết định là ta có nhân tài giữ cuộc điện an
Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn
( Nói thêm về câu trả lởi của Trần Quốc Tuấn
với vua Trần Nhân Tông)
-Trong các nhân tố đó thì yếu tố con người quan
trọng nhất:
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao
-Khẳng định địa linh bởi nhân kiệt, nêu cao vai
trò và vị trí của con người. Lời ca kết thúc bài
vừa mang niềm tự hào dân tộcvừa thể hiện tư
tưởng nhân văn cao đẹp
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án Phú sông bạch đằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
Trương Hán Siêu
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú
sông Bạch Đằng. Nội dung yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến
công lịch sử và chiến công thời Trần trên dòng sông Bạch Đằng. Tư
tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí đức độ của con
người, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cứu nước
- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu,
hình tượng nghệ thuật, lời văn, từ đó biết cách phân tích một bài phú
cụ thể
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trân trọng
những địa danh lịch sử, những danh nhân lịch sử
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề, đọc sáng tạo, gợi
tìm và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và
HS
Yêu cầu cần đạt
Gọi HS đọc phần tiểu dẫn
SGK
- SGK đã cung cấp những
thông tin gì về tác giả ?
- Em biết gì về con sông
Bạch Đằng?
I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả Trương Hán Siêu (?-1354)
-Quê thành phố Ninh Bình
- Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, sinh
thời được các vua Trần tin dùng, nhân dân kính
trọng. Từng giữ chức Hàn lâm học sĩ, làm môn
khách của Trần Hưng Đạo
- Sông Bạch Đằng nơi ghi dấu nhiều chiến công
chống ngoại xâm: 938, 981, 1288
- Là cảm hứng của nhiều tác giả: Bạch Đằng
giang- Trần Minh Tông, Bạch Đằng hải khẩu-
Nguyễn Trãi, Hậu Bạch Đằng giang phú-
Nguyễn Mộng Tuân...
- Đặc điểm của thể phú ?
- Gọi HS đọc-Yêu cầu thể
hiện được niềm tự hào về
chiến công trên dòng
sông lịch sử
- Mục đích dạo chơi thiên
nhiên, chiến địa của nhân
vật khách ?
- Khách là người có tráng
chí, tâm hồn như thế nào?
- Cảm xúc của khách
trước khung cảnh thiên
nhiên sông Bạch đằng:
Phấn khởi, tự hào? Buồn
Trong đó nổi tiếng nhất là Trương Hán Siêu với
Bạch Đằng giang phú
- Là một thể văn vần, dùng để tả cảnh, phong
tục, kể sự việc, bàn chuyện đời...Thường gồm 4
đoạn: mở, giải thích, bình luận, kết
II. Đọc-hiểu
1. Hình tượng nhân vật khách
- Trong bài phú thường có nhân vật khách, có
thể là tác giả cũng có thể là một nhân vật mà tác
giả sáng tạo nên. Trong bài này chính là tác giả
- Kông chỉ để thưởng thức vẻ đẹp đất nước mà
còn nghiên cứu cảnh trí, bồi bổ kiến thức
- Xuất hiện với tư thế của người có tâm hồn
khoáng đạt, có hoài bão lớn lao:
Nơi có người đi đâu mà chẳng biết
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng
nhiều
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết
-Cái tráng chí gợi lên qua các địa danh. Có hai
loại: một là của Trung Quốc, "Đi" bằng sách vở
thương, nuối tiếc vì
những giá trị đang lùi vào
dĩ vãng?
-Vai trò của các bô lão
trong bài phú? Chiến tích
trên sông Bạch đằng đã
được gợi lên như thế nào
qua lời kể của các bô lão?
Thái độ giọng điệu của
họ trong khi kể chuyện?
- Qua lời bình luận của
các bô lão( đoạn Tuy
bằng trí tưởng tượng; hai là những địa danh của
đất Việt. đây là những cảnh thực. Hiện lên một
Bạch đằng hùng vĩ, hoành tráng, song cũng ảm
đạm hắt hiu
- Trước cảnh đó, tác giả vừa vui, tự hào vừa
buồn đau, tiếc nuối. Vui vì cảnh hùng vĩ, nên
thơ, tự hào trước dòng sông lịch sử đã ghi bao
chiến tích; buồn đau vì chiến trường xưa một
thời oanh liệt nay trơ trọi hoang vu, dòng thời
gian đang xoá nhoà bao dấu vết
2. Hình tượng các bô lão
- Nhân vật tập thể các bô lão có thể có thật, cũng
có thể do tác giả tưởng tượng ra, là tâm tư tình
cảm của chính tác giả hiện thành
- Sau một hồi hồi tưởng về trận Ngô chúa phá
Hoằng Thao, các bô lão kể về chiến tích Trùng
Hưng nhị thánh bắt Ô Mã. Lời kể theo diễn biễn
sự việc khiến cho người nghe hình dung hết sự
giằng co quyết liệt và sự thắng lợi của quân ta
Thái độ giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào là
nhiên: Từ có vũ trụ...lệ
chan), trong các yếu tố:
địa thế núi sông, con
người, theo em yếu tố
nào giữ vai trò quan trọng
nhất làm nên chiến thắng
Bạch đằng ?
- Lời ca của các bô lão và
lời ca nối tiếp của khách
nhằm khẳng định điều gì?
cảm hứng của người trong cuộc. Lời kể cô đọng,
súc tích khái quát mà hết sức sinh động
- Lời bình luận đã chỉ ra nguyên nhân ta thắng,
địch thua: Trời cho ta thế hiểm, nhưng điều
quyết định là ta có nhân tài giữ cuộc điện an
Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn
( Nói thêm về câu trả lởi của Trần Quốc Tuấn
với vua Trần Nhân Tông)
- Trong các nhân tố đó thì yếu tố con người quan
trọng nhất:
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao
- Khẳng định địa linh bởi nhân kiệt, nêu cao vai
trò và vị trí của con người. Lời ca kết thúc bài
vừa mang niềm tự hào dân tộc vừa thể hiện tư
tưởng nhân văn cao đẹp
Củng cố
- Giá trị nội dung: Phú sông Bạch Đằng là tác
phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí -
Trần. Bài phú đã thể hiện lòng yêu nước và niềm
tự hào dân tộc- tự hào về truyền thống anh hùng
bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng
ngời của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng thể
hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao
vai trò vị trí của con người
- Giá trị nghệ thuật: Phú sông Bạch đằng là đỉnh
cao nghệ thuật của thể phú trong văn học Việt
Nam thời trung đại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 77_.pdf