Giáo án phụ đạo ngữ văn 9

* Bài viết yêu cầu phải bày tỏ được ý kiến của mình về nhận định nêu ở đề bài: Tình đồng chí gắn bó keo sơn của người lính cách mạng.

* Nhận định có 2 nội dung cần làm sáng tỏ

- Cơ sở hình thành tình đồng chí sâu nặng, thắm thiết của những người lính cách mạng.

 + Tình đồng chí, đồng đội sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ. Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp. Chính điều đó cùng với mục đích, lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng & trở nên thân quan với nhau.

+ Tình đồng chí, đồng đội nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng 1 hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm:

 “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

+ Câu thơ thứ bảy chỉ có một từ gôgm hai tiếng: “Đồng chí!” tạo một nốt nhấn, vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định cội nguồn và sự hình thành tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội.

- Làm hiện lên vẻ đẹp giản dị, chân thực và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội trong năm tháng đầy khó khăn, gian khổ.

+ Đồng chí, đó là sức mạnh giúp mạnh giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của cuộc chiến tranh, sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét.

+ Đồng chí, tình cảm ấm áp, thiêng liêng đã mang đến cho người lính nét lãng mạn, cảm hứng thi sĩ trong hiện thực đầy khắc nghiệt qua hình ảnh “Đầu súng, trăng treo”.

 

doc28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án phụ đạo ngữ văn 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a tấm lòng”. Một câu thơ có 2 đối tượng “bẽ bàng” thuộc về Thuý Kiều. Còn “mây sớm đèn khuya” thuộc về thiên nhiêm. Soi vào thiên nhiên, Kiều nhận ra 1 thứ chân dung biến dạng của bản thân mình. “Mây sớm” thì tinh khôi, đèn khuya chính là tâm trạng giày vò đau khổ. Bởi thế mà Kiều cảm nhận được sự bẽ bàng, tủi thẹn cho chính mình. Bởi vậy ở Kiều có sự phân đôi. Một tấm lòng chia làm 2 nửa tình, nửa cảnh. Cái đẹp kia thuộc về “nửa cảnh” còn đối lập với cái đẹp thuộc về “nửa tình”. Câu thơ bề bộn, ngổn ngang, giằng xé. Với thể thơ lục bát đăng đối, sử dụng phép đối tạo lời thơ không cầu kì đẽo gọt mà rất dung dị tự nhiên. Cảnh không gian mênh mông hoang vắng, Kiều sống trong 1 thời gian tuần hoàn khép kín. Cảnh lầu Ngưng Bích rất đẹp nhưng hoàn toàn tù túng đối với Kiều. Trong mắt Kiều thiên nhiên nhuốm màu sầu não và hình ảnh Kiều hiện lên cô đơn, tội nghiệp, cay đắng, xót xa. 2/ Lòng thương nhớ của Kiều a. Nỗi nhớ chàng Kim: Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người tâm trạng của Kiều đã chuyển từ buồn sang nhớ. Nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ ấy được Nguyễn Du miêu tả xúc động bằng những lời độc thoại nội tâm của chính nhân vật. Nỗi nhớ của Kiều diễn ra rất phù hợp với quy luật tâm của con người. Trước hết là nhớ chàng Kim Trọng bởi trong cơn gia biến Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu để cứu gia đình. Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều, khiến Kiều nghĩ đến KT trước hết nàng nhớ đến lời thề đôi lứa. “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Nàng tưởng tượng ra cảnh KT đang ngày đêm đau khổ mong ngóng mình, nỗi bất chợt nàng liên tưởng đến thân phận của mình “Bên trời góc bể bơ vơ”. Nàng luôn dằn vặt, thấm thía cảnh vò võ nơi đất khách quê người của mình và nàng càng hiểu tấm lòng son sắc của mình đối với KT sẽ không bao giờ gột rửa cho phai. Trong tình thương có chút ân hận, nàng tự thấy mình có lỗi. Nàng xót xa ân hận như 1 kẻ phụ tình. b/ Nỗi nhớ cha mẹ. Nhớ người yêu Kiều cũng xót xa nghĩ đến cha mẹ. Kiều nhớ Kim Trọng là nhớ về quá khứ, nhớ về những kỉ niệm, vì thế trung tâm nỗi nhớ là chữ tưởng. Nhưng khi nhớ cha mẹ lại bao trùm lên là 1 nỗi xót xa lo lắng vô bờ bến. Nàng lo lắng xót xa khi nghĩ cảnh cha mẹ già tựa cửa trông con : “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ? Sân lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm”. Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết thay đổi. Nàng xót xa khi cha mẹ già yếu đang mỏi lòng tựa cửa đón tin con mà Kiều lại không ở bên cạnh để phụng dưỡng. Thành ngữ “Rày trông mài chờ” “Quạt nồng ấp lạnh”, “Cách mấy nắng mưa” và điển tích “sân lai”, “gốc tử” thể hiện được tình cảm dồn nén của mình lời ít mà ý nhiều. Đoạn thơ diễn tả đầy đủ nỗi đau xót của Kiều khi kg được gần gũi cha mẹ. Mặc dù hoàn cảnh hiện tại Kiều là người đáng thương nhất. Nhưng nàng vẫn quên mình để nghĩ đến người yêu và nghĩ đến cha mẹ. Điều đó chứng tỏ Kiều là con người chung tình, hiếu nghĩa đáng được trân trọng. Với cách nói ước lệ, sách vở rất quen thuộc về đạo hiếu thời xưa. Người đọc như thấy được tâm trạng thổn thức, xót xa của nàng. Thành công của Nguyễn Du là làm mới lại 1 cái gì tưởng như đã cũ. 3/ Kiều buồn cho mình. Tám câu cuối thể hiện tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. Sự kết hợp tài tình giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sang kêu quanh ghế ngồi”. Cụm từ “buồn trông” là điệp khúc vừa tạo ra nhạc điệu vừa thể hiện nỗi buồn lớp lớp trào dâng lên trong lòng Thuý Kiều. Có những nét tả thực với “cửa bể, cánh buồn, nội cỏ, chân mây, màu xanh xanh, tiếng sóng …” nhưng đều chứa đựng nhiều ý nghĩa ẩn dụ, gợi mở nhiều liên tưởng phản ánh nỗi lòng của Thuý Kiều. Lúc này nàng hãi hùng trước tương lai bão táp đang đe dọa nàng. Tâm trạng của nàng lúc này đồng hành với cảnh vật. Nàng giãi bày với trời với biển trong 1 bức tranh phong cảnh tâm tình rộng lớn. Luận điểm 1. Không gian mênh mang của biển chiều. “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”. Nhìn cánh buồn thấp thoáng nàng nghĩ đến thân phận mình lẻ loi, bơ vơ đau khổ. Cửa biển chiều hôm mênh mông màu xám bạc. Trên cái nền ấy nổi lên 1 cánh buồm đơn độc thấp thoáng ẩn hiện không biết về phương trời nào. Luận điểm 2. Cảnh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa. Cảnh tha hương gợi nỗi nhớ thương cha mẹ, gia đình - Bức tranh thứ 2 : ngọn nước mới sa (nước đổ từ trên cao xuống), cuốn theo những cánh hoa bị sóng gió dập vùi, đẩy đưa vào cõi vô định. ề Lo lắng cho tương lai vô định. Luận điểm 3. Cảnh nội cỏ nhạt nhoà mênh mông. - Bức tranh thứ 3 : nội cỏ rầu rầu (héo úa không còn sức sống giữa trời xanh bao la của đất trời mà thương cho cuộc đời của nàng đang tàn lụi, héo hon. Một kiếp người nhỏ bé hữu hạn. ề Cảm nhận tương lai mù mịt. Luận điểm 4. Âm thanh giữ dội kết thúc đoạn thơ. - Bức tranh thứ 4 : “gió cuốn mặt duềnh”, “ầm ầm tiếng sóng. Trông gió cuốn, nghe tiếng sóng kêu mà hãi hùng ghê sợ. Nàng tưởng như mình đang ở giữa biển khơi, bốn bề ầm ầm tiếng sóng dữ gào thét cuồng nộ, tiếng dội bên tai tràn cả vào tâm hồn, vây bủa lấy nàng, nó ám ảnh như dự báo cơn tai biến dữ dằn, khủng khiếp, bủa vây sắp ập xuống. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là 1 bức tranh thiên nhiên đồng thời cũng là bức tranh tâm trạng có bố cục chặt chẽ, khéo léo. Thiên nhiên ở đây liên tục thay đổi theo diễn biến tâm trạng của con người. - Tác giả sử dụng hệ thống từ láy “buồn trông” mở đầu câu thơ sáu chữ tạo nên âm điệu hiu hắt trầm buồn ghê sợ. - Điệp ngữ “buồn trông” 4 lần cất lên như 1 tiếng ai oán, não nùng kêu thương, diễn tả nét chủ đạochi phối tâm trạng TK, làm cho người đọc vô cùng xúc động. - Cảnh có màu vàng của cát, màu hồng của bụi, màu khô héo rầu rầu của cỏ, màu xanh xanh mờ mịt từ chân mây, mặt đất đó là gam màu tâm tưởng đầy buồn thương. - Cảnh có âm thanh của gió, sóng : gió không thổi mà cuốn, sóng kg vỗ mà khêu gợi âm thanh hãi hùng. - Cảnh được mô tả từ xa đến gần theo điệp ngữ “buồn trông”… Kiều ở lầu Ngưng Bích là 1 trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. 4, Hướng dẫn HS học bài ở nhà - Hoàn thành bài tập ở phần tự luận. - Ôn tập tiếp “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Ngày soạn: 11 – 2008 Ngày dạy: 11 – 2008 đồng chí - Chính Hữu - I. mục tiêu Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản  Đồng chí của Chính Hữu đã học ở chương trình chính khoá. - GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm & tự luận. - Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể. Chuẩn bị + Thầy: Soạn bài, bảng phụ + Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS. Các bước lên lớp ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới a/ Giới thiệu bài b/ Các bước tổ chức hoạt động dạy học H.đ của thầy & trò Nội dung cần đạt - GV treo bảng phụ - Gọi HS đọc bài tập trắc nghiệm - Gọi 2 HS khoanh tròn vào đáp án đúng, sau đó cho HS khác nhận xét, sửa chữa - GV đánh giá, chấm điểm và đưa phương án đúng Phần I. trắc nghiệm ( 10 phút) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng 1. Bài thơ “Đồng chí” là của tác giả nào? A. Thôi Hữu B. Tố Hữu C. Chính Hữu D. Hữu Loan 2. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá A. Nhân hoá B. ẩn dụ Hoán dụ D. So sánh 3. ý nào không đúng với cách hiểu về quê hương người lính trong câu thơ trên? A. Anh, quê ở vùng đồng chiêm B. Tôi, quê ở vùng trung du C. Tôi và anh quê ở miền Bắc D. Tôi và anh quê ở vùng trung du 4. Đọc các câu thơ sau và trả lời câu hỏi: a, b Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính a) Phương thức biểu đạt chính của các câu trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết Minh b) Nội dung các câu hỏi nói lên điều gì? A. Hoàn cảnh của người lính khi ra trận B. Những suy nghĩ của người lính về gia đình C. Nỗi nhớ gia đình, quê hương của người lính D. Niềm cảm thông với tâm tư, tình cảm của đồng đội 5. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” được hiểu như thế nào? A. Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận B. Người ở nhà nhớ người ra trận C. Người ra trận và người ở nhà luôn hướng về nhau D. Cả quê hương dõi theo người ra trận Câu 1 2 3 4a 4b 5 Phương án B C D A D C Phần II. tự luận GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài. + Nội dung; hình thức (phương pháp) - GV cho HS nhận xét, bổ sung - GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo, - GV hướng dẫn HS làm bài 55 phút. - Cho HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, bổ sung. Đề bài: Nhận xét về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông thôn. Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ dội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn, thiếu thốn”. Em có đồng ý với nhận xét đó không? Hãy làm sáng tỏ ý kiến của em. 1, Yêu cầu về nội dung: * Bài viết yêu cầu phải bày tỏ được ý kiến của mình về nhận định nêu ở đề bài: Tình đồng chí gắn bó keo sơn của người lính cách mạng. * Nhận định có 2 nội dung cần làm sáng tỏ - Cơ sở hình thành tình đồng chí sâu nặng, thắm thiết của những người lính cách mạng. + Tình đồng chí, đồng đội sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ. Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp. Chính điều đó cùng với mục đích, lí tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng & trở nên thân quan với nhau. + Tình đồng chí, đồng đội nảy nở bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng 1 hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” + Câu thơ thứ bảy chỉ có một từ gôgm hai tiếng: “Đồng chí!” tạo một nốt nhấn, vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định cội nguồn và sự hình thành tình đồng chí keo sơn giữa những người đồng đội. Làm hiện lên vẻ đẹp giản dị, chân thực và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội trong năm tháng đầy khó khăn, gian khổ. + Đồng chí, đó là sức mạnh giúp mạnh giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của cuộc chiến tranh, sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét. + Đồng chí, tình cảm ấm áp, thiêng liêng đã mang đến cho người lính nét lãng mạn, cảm hứng thi sĩ trong hiện thực đầy khắc nghiệt qua hình ảnh “Đầu súng, trăng treo”. Yêu cầu hình thức Bố cục bài viết nghị luận chứng minh có đủ ba phần. - Sử dụng dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp dễ làm sáng tỏ nội dung chứng minh. Diễn đạt có cảm xúc, lưu loát. Vận dụng kiến thức về đoạn văn để trình bày mạch lạc, liên kết đoạn, câu chặt chẽ. 4, Hướng dẫn HS học bài ở nhà - Hoàn thành bài tập ở phần tự luận. - Xem lại bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Ngày soạn: - 11 – 2008 Ngày dạy: 11 – 2008 Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật - I. mục tiêu Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã học ở chương trình chính khoá. - GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm & tự luận. - Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể. II. Chuẩn bị + Thầy: Soạn bài, bảng phụ + Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS. III. Các bước lên lớp ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới a/ Giới thiệu bài b/ Các bước tổ chức hoạt động dạy học H.đ của thầy & trò Nội dung cần đạt HĐ 1. Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm Phần I. trắc nghiệm (10 phút) - GV treo bảng phụ - Gọi HS đọc bài tập trắc nghiệm - Gọi 2HS khoanh tròn vào đáp án đúng, sau đó cho HS khác nhận xét, sửa chữa - GV đánh giá, chấm điểm và đưa phương án đúng Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. (Phạm Tiến Duật) Dòng nào ghi đúng tên bài thơ có 2 khổ thơ trên? Bài thơ tiểu đội xe không kính Bài thơ viết về tiểu đội xe không kính Bài thơ về tiểu đội xe không kính Bài thơ nói về tiểu đội xe không kính Nội dung của hai khổ thơ trên là gì? Hình ảnh người lính trên xe không kính Cảm giác của người lính trên xe không kính Những điều nhìn thấy trên xe không kính Cảm nhận của người lính trên xe không kính Nguyên nhân xe không kính được giải thích thế nào ở hai dòng đầu đoạn thơ? Những chiếc xe vốn không có kính Những chiếc xe vì bị bom đạn mà không có kính Những chiếc xe đã bị vỡ kính Những chiếc xe vốn có kính nhưng vì bom mà vỡ mất Giọng điệu của hai khổ thơ trên như thế nào? Giọng điệu bông đùa B. Giọng điệu bình thản C. Giọng điệu nghiêm túc D. Giọng điệu hồn nhiên, vui đùa Nhận xét nào không đúng với hình ảnh người lính lái xe trong hai khổ thơ trên? Họ bình thản, chấp nhận gian khó Họ hiên ngang, dũng cảm Họ có đồng đội sâu sắc Họ lãng mạn dù còn nhiều gian khổ 6. Những biện pháp tu từ nào đã được dùng ở hai khổ thơ trên? So sánh – nhân hoá - ẩn dụ So sánh – nhân hoá - điệp ngữ So sánh – hoán dụ - ẩn dụ So sánh – ẩn dụ- điệp ngữ 7. Câu nào diễn tả khái quát nhất cảm giác của người lính khi trên xe không có kính? Cảm giác sảng khoái được hoà hợp với vũ trụ Cảm giác được bay trên bầu trời Cảm giác được mở rộng tầm nhìn Cảm giác được gần với thiên nhiên hơn 8. Điểm không giống nhau giữa hai bài thơ “Đồng chí” và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là gì? Cùng viết về đề tài người lính Cùng dùng thể thơ tự do Cùng có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh Cùng ca ngợi sự hi sinh vì đất nước của người lính Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án C B D C D B C A HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập tự luận. Phần II. tự luận GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài. + Thể loại (kiểu văn bản); nội dung; hình thức (phương pháp) - GV cho HS nhận xét, bổ sung - GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo, - GV hướng dẫn HS làm bài – 65 phút. - Cho HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, bổ sung. 1, “Không có kính rồi xe không có đèn” … a. Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 4 dòng. b. Cho biết, đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nao? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. c. Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng của đoạn vừa chép được dùng với nghĩa như thế nào? d. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 6 đến 8 câu phân tích hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ. Phương án: a, Yêu cầu chép chính xác ba câu còn lại thơ. 4, Hướng dẫn HS học bài ở nhà - Hoàn thành bài tập ở phần tự luận. Ngày soạn: Ngày dạy: I. mục tiêu Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản đã học ở chương trình chính khoá. - GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm & tự luận. - Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể. II. Chuẩn bị + Thầy: Soạn bài, bảng phụ + Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS. III. Các bước lên lớp ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới a/ Giới thiệu bài b/ Các bước tổ chức hoạt động dạy học H.đ của thầy & trò Nội dung cần đạt HĐ 1. Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm Phần I. trắc nghiệm - GV treo bảng phụ - Gọi HS đọc bài tập trắc nghiệm - Gọi 3 HS khoanh tròn vào đáp án đúng, sau đó cho HS khác nhận xét, sửa chữa - GV đánh giá, chấm điểm và đưa phương án đúng HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập tự luận. Phần II. tự luận GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài. + Thể loại (kiểu văn bản); nội dung; hình thức (phương pháp) - GV cho HS nhận xét, bổ sung - GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo, - GV hướng dẫn HS làm bài – 65 phút. - Cho HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, bổ sung. 4, Hướng dẫn HS học bài ở nhà - Hoàn thành bài tập ở phần tự luận. Ngày soạn: Ngày dạy: I. mục tiêu Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản đã học ở chương trình chính khoá. - GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm & tự luận. - Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể. Chuẩn bị + Thầy: Soạn bài, bảng phụ + Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS. Các bước lên lớp ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới a/ Giới thiệu bài b/ Các bước tổ chức hoạt động dạy học H.đ của thầy & trò Nội dung cần đạt HĐ 1. Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm Phần I. trắc nghiệm - GV treo bảng phụ - Gọi HS đọc bài tập trắc nghiệm - Gọi 3 HS khoanh tròn vào đáp án đúng, sau đó cho HS khác nhận xét, sửa chữa - GV đánh giá, chấm điểm và đưa phương án đúng HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập tự luận. Phần II. tự luận GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài. + Thể loại (kiểu văn bản); nội dung; hình thức (phương pháp) - GV cho HS nhận xét, bổ sung - GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo, - GV hướng dẫn HS làm bài – 65 phút. - Cho HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, bổ sung. 4, Hướng dẫn HS học bài ở nhà - Hoàn thành bài tập ở phần tự luận. Ngày soạn: Ngày dạy: I. mục tiêu Giúp HS nắm chắc nội dung của văn bản đã học ở chương trình chính khoá. - GV ôn tập cho HS dưới hình thức trắc nghiệm & tự luận. - Rèn luyện HS có kĩ năng viết bài văn trong một văn bản cụ thể. Chuẩn bị + Thầy: Soạn bài, bảng phụ + Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của HS. Các bước lên lớp ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới a/ Giới thiệu bài b/ Các bước tổ chức hoạt động dạy học H.đ của thầy & trò Nội dung cần đạt HĐ 1. Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm Phần I. trắc nghiệm - GV treo bảng phụ - Gọi HS đọc bài tập trắc nghiệm - Gọi 3 HS khoanh tròn vào đáp án đúng, sau đó cho HS khác nhận xét, sửa chữa - GV đánh giá, chấm điểm và đưa phương án đúng HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập tự luận. Phần II. tự luận GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của bài. + Thể loại (kiểu văn bản); nội dung; hình thức (phương pháp) - GV cho HS nhận xét, bổ sung - GV đưa định hướng của mình để HS tham khảo, - GV hướng dẫn HS làm bài – 65 phút. - Cho HS đứng tại chỗ trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung; GV đánh giá, bổ sung. 4, Hướng dẫn HS học bài ở nhà - Hoàn thành bài tập ở phần tự luận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphu_dao_van_9.doc
Tài liệu liên quan