Giáo án Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

+ Chiếc khăn, chiếc áo

- Gửi khăn, gửi áo, gửi lời

Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa

-Nhớ khi khăn gửi trầu trao

Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình

-Người về để áo lại đây

Để đêm em đắp. để ngày em thương

-Người về để áo lại đây

Phòng khi gió bắc, gió tây lạnh lùng

-Áo xông hương của chàng vắt mắc

Đêm em nằm em đắp lấy hơi

+ Cây đa, bến nước, con thuyền:

-Cây đa cũ, bến đò xưa

Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Giáo án Ôn tập văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp H S: - Củng cố, hệ thống hoá cá kiến thức về văn học dân gian Việt Nam đã học: kiến thức chung, kiến thức về thể loại và kiến thức về tác phẩm văn học ( đoạn trích ). - Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của văn học dân gian để phân tích các tác phẩm cụ thể. B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV - Thiết kế bài giảng - Các tài liệu tham khảo C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa các phương pháp nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng những bài ca dao hài hước trong SGK. Nêu ý nghĩa của bài ca thứ nhất ? - Đọc những bài ca dao phê phán những ông chồng vô tích sự, thầy cúng, thầy bói, thầy địa lí...? 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Giáo viên nêu câu hỏi trong SGK , yêu cầu HS trả lời nhanh ( Đây là phần kiểm tra kiến thức đã học ) I. Nội dung ôn tập 1. Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: - VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng ( tính truyền miệng ) - VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể ( tính tập thể ) Gắn với các sinh hoạt cộng đồng 2. Thể loại HS nêu được 12 thể loại. Nêu được đặc trưng một cách ngắn gọn của các thể loại: sử thi anh hùng, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ a. Sử thi anh hùng: Tác phẩm tự sự. Kể về cuộc đời và sự nghiệp của các tù trưởng anh hùng, tiêu biểu cho cộng đồng. Dung lượng lớn ( Đăm Săn ) b. Truyền thuyết: Tác phẩm tự sự kể về sự kiện và nhân vật có liên quan tới lịch sử theo xu hướng lí tưởng hoá. ( An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ ) c. Truyện cổ tích: Tác phẩm tự sự thường miêu tả cuộc đời và số phận bất hạnh của người lương thiện, thể hiện ước mơ đôỉ đời của họ. Thường có yếu tố thần kì ( Tấm Cám ) d. Truyện cười: Tác phẩm tự sự thường rất ngắn gọn dụa vào yếu tố bất ngờ tạo nên tiếng cười. Mang ý nghĩa khôi hài hoặc phê phán ( Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày ) e. Ca dao: Tác phẩm trữ tình. Thể hiện tình cảm của con người. Có ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, ca dao hài hước. g. Truyện thơ: Lời thơ kết hợp với tự sự, dung lượng lớn. Nội dung thường phản ánh mối tình oan nghiệt của đôi nam nữ thanh niên ( Tiễn dặn người yêu ) Lập bảng: GV kiểm tra việc soạn bài ở nhà của HS về câu hỏi này Truyện dân gian Câu nói dân gian Thơ ca dân gian Sân khấu dân gian Thần thoại Truyền thuyết Sử thi Cổ tích Truyện cười Truyện ngụ ngôn Truyện thơ Tục ngữ Câu đố Ca dao Vè Chèo Tuồng 3. Lập bảng so sánh 4. Ca dao thường là lời của người bình dân, thân phận thấp. Thường đề cập tới tình cảm quê hương, gia đình, tình yêu lứa đôi... Nghệ thuật: hay sử dụng so sánh, ẩn dụ, đối, khoa trương, điệp từ, điệp ngữ... II. Bài tập vận dụng - Các tổ cùng nhau làm việc. Mỗi tổ cử 1 HS viết, sau đó đọc trước lớp bài 5 5.Ca dao a. Điền: GV gợi ý một số câu - Thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu - Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân - Thân em như hạt cau khô Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày - Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống đất, hạt vào vườn hoa ... - Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngóng về quê mẹ ruột đau chín chiều - Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng - Chiều chiều sách giỏ hái rau Nhìn lên mộ mẹ ruột đau như dần - Chiều chiều ra đứng bờ sông Muốn về quê mẹ mà không có đò - Chiều chiều mây phủ Sơn Trà Lòng ta thương bạn nước mắt và trộn cơm c.Tìm thêm một số câu ca dao nói về + Chiếc khăn, chiếc áo - Gửi khăn, gửi áo, gửi lời Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa - Nhớ khi khăn gửi trầu trao Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình - Người về để áo lại đây Để đêm em đắp. để ngày em thương - Người về để áo lại đây Phòng khi gió bắc, gió tây lạnh lùng - Áo xông hương của chàng vắt mắc Đêm em nằm em đắp lấy hơi + Cây đa, bến nước, con thuyền: - Cây đa cũ, bến đò xưa Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ - Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ, con đò khác đưa - Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền * Các câu khác HS làm vào vở III. Hoạt động ngoài giờ: Chuyển đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thành hoạt cảnh để trình diễn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf82_.pdf
Tài liệu liên quan