Giáo án Ôn luyện các môn

I/ MỤC TIÊU:

- Ôn bài tập đọc : Có công mài sắt có ngày nên kim.

- Rèn ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ, rành mạch. Rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS .

- Có thái độ yêu thích môn tập đọc.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Nội dung ôn luyện.

III/ CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc24 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Giáo án Ôn luyện các môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN LUYỆN: TIẾNG VIỆT CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I/ MỤC TIÊU: - Ôn bài tập đọc : Có công mài sắt có ngày nên kim. - Rèn ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ, rành mạch. Rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS . - Có thái độ yêu thích môn tập đọc. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Nội dung ôn luyện. III/ CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2 .Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sách học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc lại bài tập đọc: Có công mài sắt có ngày nên kim. -Đọc từng câu. -Đọc theo nhóm. Hoạt động 2: Làm bài tập: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau: Dựa vào nội dung bài tập đọc trên, trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5 Câu chuyện này có mấy nhân vật? Hai nhân vật Ba nhân vật Bốn nhân vật Năm nhân vật Tác giả giới thiệu cậu bé là một người như thế nào? Làm việc gì cũng mau chán. Chỉ đọc vài dòng đã ngáp dài. Khi tập viết cũng chỉ nắn nót được vài chữ rồi lại viết nguệch ngoạc. Cả a, b, c đêu đúng Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? Đang gối đầu têm trầu. Đang lấy dao chặt vào đá. Đang mài một thỏi sắt vào tảng đá. Đang làm một con dao. Bà cụ ôn tồn giảng giải điều gì? Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một ít, sẽ có ngày nó thành kim. Cháu đi học mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. Cả a và b đều đúng. Cả a và b đều sai. Câu chuyện khuyên em điều gì? Ai chăm chỉ, chịu khó thì làm việc gì cũng thành công. Nhẫn nại, kiên trì thì sẽ thành công. Việc khó đến đâu, nếu nhẫn nại, kiên trì thì sẽ làm được. Cả a, b, c đều đúng. - Gv thu tập, nhận xét. 4.Củng cố: - Gọi học sinh nhắc lại tựa bài. - yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học. 5. Dặn dò- nhận xét tiết học: - Xem lại bài và chuẩn bị bài mới. -Đọc thầm. -1 em giỏi đọc toàn bài. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu. -Từng em trong nhóm đọc. Học sinh làm bài vào vở ------------------–¯—------------------- ÔN LUYỆN : TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I/ MỤC TIÊU : - Ôn tập củng cố các số đến 100. - Sắp xếp các số nhanh và chính xác. - Học sinh yêu thích môn toán, tìm tòi các bài tập về toán học. II/ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo viên : Bài tập ôn. - Học sinh : Vở bài tập, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Kể các số có một chữ số mà em đã học. Gv nhận xét. Bài mới: -Giáo viên viết bài tập ôn tập. Bài 1. Viết tiếp các số trong dãy số sau: 12, 13, 14, ,,,18,, 20 Bài 2: Viết các số tròn chục có 2 chữ số từ lớn đến bé. Bài 3: Số liền sau của 80 -Số liền trước của 80 -Số liền trước của 100 -Số liền sau của 99. - Yêu cầu học sinh làm bảng con. Bài 4: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 32,24,63,18,27,46,53. Bài 5: Xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 45,26,37,69,87,25,46 Bài 6: Viết các số có hai chữ số có số đơn vị là 1: - Gv thu tập nhận xét. 4. Củng cố: - Gv hỏi lại tựa bài. 5. Dặn dò- nhận xét tiết học: - Xem lại bài và chuẩn bị bài mới. - Học sinh làm bài vào vở. 12, 13, 14,15,16, 17,18, 19, 20 10, 20, 30, 40 , 50 ,60, 70, 80, 90 81 79 99 100 18,24,32,46,53,63 31,41 Học sinh trả lời ------------------–¯—------------------- ÔN LUYỆN: TIẾNG VIỆT ÔN TẬP PHÂN BIỆT L HAY N, AN HAY ANG. I/ MỤC TIÊU: Ôn tập về điền âm l hay n, ang hay an. Rèn kĩ năng tìm từ cho học sinh. Rèn học sinh kĩ năng viết đúng chính tả. Yêu thích tìm tòi các từ ngữ mới lạ bổ sung vốn từ ngữ cho bản thân. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Bảng phụ, phiếu bài tập. III/ CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra vở học sinh 3.Bài mới: Nội dung ôn luyện: 1. Điền vào chỗ trống l hay n? Có một mùa vũ hội Thung ..ũng đầy tiếng chim Anh công xòe đuôi múa Chị gió cười hồn nhiên. Có một mùa vũ hội Muôn oài chim hòa ca Mây choàng khăng cho úi Bâng khuâng bác ..im già. 2. Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? Chăng có dây mà treo Chẳng có chân mà đứng Cứ lơ lửng giữa trời Đốt mình làm ánh . (sán, sáng) Những đêm rằm (thán, tháng) tám Sao trời xuống trần .(gian, giang) Riêng trăng vẫn ở lại Thắp .. (sán, sáng) cho mọi người - GV thu tập - Nhận xét. 3. Khoanh tròn vào chữ cái trước những từ viết đúng a) chơi đàn b) sáng ngời c) giảng bài d) tan học e) giản giải f) tang học g) sáng ngời h) chơi đàng 4. Củng cố: - GV hỏi lại tựa bài. 5. Dặn dò- nhận xét tiết học: - Xem lại bài và chuẩn bị bài mới. - Học sinh làm bài vào vở Học sinh làm vào phiếu bài tập. Học sinh trả lời. ------------------–¯—------------------- ÔN LUYỆN: TIẾNG VIỆT PHÂN BIỆT C HAY K, L HAY N, AN HAY ANG I/ MỤC TIÊU: Ôn tập về điền c hay k. Rèn học sinh viết đúng chính tả. Yêu thích tìm tòi các từ ngữ mới lạ bổ sung vốn từ ngữ cho bản thân. III/ CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ Gọi học sinh đọc lại bài : Có công mài sắt có ngày nên kim. - Gv nhận xét. 3.Bài mới Bài 1: Điền vào chỗ trống c hay k: Nắng lên . ao theo bố Xây thẳng mạch tường vôi Lại trải vàng sân phơi Hong thóc khô cho mẹ Nắng chạy nhanh lắm nhé! Chẳng ai đuổi ịp đâu Thoắt đã về vườn rau Soi cho ông nhặt ỏ Dồi xuyên qua ửa sổ Nắng giúp bà xâu im. Bài 2: Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống : (lòng, nòng): dạ, súng (lửa, nửa): một, bếp . ( lái, nái): lợn , . xe b) (Sang, san) : .sẻ, .trọng (chang, chan): nắng . .., .. canh (cảng, cản): .đường, hải. Gv nhận xét, chốt. Bài 3: Em hãy viết tên 4 bạn trong lớp em. - GV thu tập - Nhận xét. 4. Củng cố: - GV hỏi lại tựa bài. 5. Dặn dò- nhận xét tiết học: Học sinh làm bài vào vở . Học sinh làm miệng . Nhận xét. Học sinh làm bài vào vở. ------------------–¯—------------------- ÔN LUYỆN : TOÁN ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I/ MỤC TIÊU : - Ôn tập củng cố các số đến 100. - Hoàn thành các bài tập : so sánh các số có hai chữ số. - Học sinh yêu thích môn toán, tìm tòi các bài tập về toán học. II/ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo viên : Phiếu bài tập ôn. - Học sinh : Vở bài tập, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: Đọc các số sau : 15, 22, 30, 45, 10, 33. Gọi học sinh đọc miệng. 3.Bài mới: -Giáo viên phát phiếu ôn tập. Bài 1: Viết các số lớn hơn 38 bé hơn 45. Bài 2: viết thêm 3 số vào dãy số sau: 26,27,28,29,,.,. 56,58,60,62,.,,. Bài 3: Tìm số lớn nhất thay vào x sao cho: 26< x <32 Bài 4: Nối ô trống với số thích hợp: 28 º >80 28 29 83 30 81 31 82 80 -Gv thu tập nhận xét. 4. Củng cố: - Gv hỏi lại tựa bài. 5. Dặn dò- nhận xét tiết học: - Xem lại bài và chuẩn bị bài mới. 1.Đọc số mười lăm. hai mươi hai. ba mươi. bốn mươi lăm. mười. ba mươi ba. -HS làm bảng con . -HS làm bài vào vở. ------------------–¯—------------------- ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT (Thực hành tiết 1) I/ MỤC TIÊU: - Ôn luyện kĩ năng đọc hiểu trả lời câu hỏi cho học sinh. - Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. - Yêu thích đọc và tìm hiểu các câu chuyện mang tính giáo dục cao. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc lại bài tự thuật và trả lời câu hỏi. - Gv nhận xét. 3. Bài mới: - Gv gọi học sinh câu chuyện trong sách giáo khoa thực hành Tiếng việt. 1. Đọc truyện thần đồng Lương Thế Vinh trả lời các câu hỏi sau: a) Lương Thế Vinh là ai? b) Trong câu chuyện, có sự việc gì đặc biệt xảy ra? c) Cậu bé vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào? Gv nhận xét. 4. Củng cố: - Gv gọi học sinh hỏi lại tựa bài. - Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì? 5. Dặn dò- Nhận xét tiết học: - Xem lại bài và chuẩn bị thực hành tiếng việt tiết 2 - 2 HS đọc toàn bài. - Cả lớp đọc theo. - HS làm bài vào vở. - Là trạng nguyên thời xưa, giỏi tính toán. - Cậu bé Vinh nghĩ ra cách lấy bưởi từ dưới hố lên. Đổ nước vào hố cho bưởi nổi lên. HS trả lời ------------------–¯—------------------- ÔN LUYỆN TOÁN ( Thực hành tiết 1) I/ MỤC TIÊU : - Ôn luyện Các số có hai chữ số trong phạm vi 100. - Làm được các bài tập trong sách thực hành Toán tiết 1. - Yêu thích môn toán , tìm tòi các bài tập. II/ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên : Phiếu bài tập. 2. Học sinh : Vở làm bài, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: -Gv hỏi học sinh. Nhận xét Bài mới: Yêu cầu HS làm bài vào vở: Bài 1: Các số có một chữ số dưới tia số là: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. Viết số thích hợp và chỗ chấm: c) Các số tròn chục từ 10 đến 90: Bài 2: Viết theo mẫu: - Làm bảng con Bài 3: Điền dấu , =: - Làm vào vở. Bài 4: Viết theo thứ tự từ bé đến lớn: - Làm vào vở. Bài 5: Viết các số có hai chữ số giống nhau. - Làm nháp. 4.Củng cố: - Gv hỏi lại tựa bài. Dặn dò- nhận xét tiết học: GV thu vở- Nhận xét. - Số bé nhất có hai chữ số là: 10 - Số liền sau của 10 là: 11 - Số lớn nhất có hai chữ số là: 99 - Số liền trước của 99 là:9 HS làm bài vào vở 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90. 69 = 60 + 9 71 = 70 +1 85 = 80 +5 55 = 50 + 5 38 = 30 + 8 96 = 90 +6 46 > 42 36 < 81 50 + 5 = 55 95 56 70 +9 < 80 32;61;72;84. 11,22,33,44,55,66,77,88,99. - HS sửa bài. ------------------–¯—------------------- ÔN LUYỆN : TOÁN SỐ HẠNG – TỔNG I/ MỤC TIÊU : - Ôn tập củng cố các số đến 100. - Đọc, viết , đếm nhanh các số đúng. - Học sinh yêu thích môn toán, tìm tòi các bài tập về toán học. II/ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo viên : Phiếu bài tập ôn. - Học sinh : Vở bài tập, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: Tính Yêu cầu HS làm bảng con 3.Bài mới: -Giáo viên viết bài ôn tập Bài 1: Cho phép cộng: 45 và 24 Phép cộng trên có mấy số hạng ? Hãy chỉ ra số hạng thứ nhất và số hạng thứ hai. Tính tổng của phép cộng trên. Bài 2: cho phép cộng : 22 + 34 + 3 . Phép cộng trên có bao nhiêu số hạng. Tính tổng của phép cộng. Bài 3: Hãy viết một phép cộng có tổng bằng một số hạng. Bài 4: Viết các số có hai chữ số sao cho tổng hai chữ số của nó bằng 5. -Thu bài, nhận xét. 4. Củng cố: - Gv hỏi lại tựa bài 5. Dặn dò- nhận xét tiết học: 42 36 78 + 53 22 75 + 30 28 58 + 9 20 29 + a) b) c) d) -Hs làm bài vào vở ------------------–¯—------------------- ÔN LUYỆN: TOÁN LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU : - Ôn luyện những kiến thức đã học . - Ôn luyện bài luyện tập. II/ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Giáo viên : Phiếu bài tập. 2.Học sinh : Vở làm bài, nháp. III/ CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Cộng nhẩm : 60 + 10 + 10 = 50 + 30 = 20 + 20 + 30 = GV nhận xét. Bài mới: -Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. - Cho học sinh làm bài tập ôn. Yêu cầu HS làm bài vào vở: Bài 1 : Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là: 34 và 42 40 và 24 8 và 31 GV nhận xét. Bài 2 : Tính 1 em lên bảng làm Lớp quan sát nhận xét GV nhận xét. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống. - Gọi HS nêu y/c. - Làm bài vào vở. - Nhận xét Củng cố: Gv hỏi lại tựa bài. Dặn dò- Nhận xét tiết học: Xem lại bài và chuẩn bị bài mới. Sửa bài nếu sai - HS làm bài vào vở. - Làm SGK 50+ 10 + 20 = 80 50 + 30 = 80 40 + 10 + 10 = 60 40 + 20 = 60 HS làm vào bảng con 50 27 77 + c) 20 68 88 + a) 40 32 72 + b) ¨6 2 1 57 + 32 4¨ 77 + 5 ¨ 2 0 ¨8 + 4¨ ¨2 9 5 + HS sửa bài. ------------------–¯—------------------- ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT ( Thực hành tiết 2) I/ MỤC TIÊU: Ôn tập về từ, phân biệt l, n; c, k; đồ dùng học tập. Rèn kĩ năng tìm từ cho học sinh. Rèn học sinh viết đúng chính tả. Yêu thích tìm tòi các từ ngữ mới lạ bổ sung vốn từ ngữ cho bản thân. III/ CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Bài mới Bài 1: Điền vào chỗ trống Bài 2: Điền chữ c hoặc k Bài 3: Viết các từ thích hợp vào chỗ trống: - GV thu tập - Nhận xét. 4. Củng cố: - GV hỏi lại tựa bài. 5. Dặn dò- nhận xét tiết học: - Trả lời các câu hỏi trong SGK l hay n: Cầu ao loang vết mỡ Phao trắng tênh tênh nổi Trên trời xanh làu làu. an hay ang: Vòm lá rung tiếng đàn . Khán giả là hoa vàng . Những lời ca reo vang Giữa trưa hè, trời nắng như thiêu. Dưới những lùm cây dại, đàn kiến vẫn nhanh nhẹn, vui vẻ và kiên nhẫn với công việc kiếm ăn. - Từ chỉ đồ dùng học tập: bút, cặp sách, vở, bảng, thước kẻ. - Từ chỉ hoạt động: đọc, hát, lăn, viết, vẽ, phát biểu. - Từ chỉ tính nết: ngoan ngoãn, chăm chỉ, dịu hiền, tinh nghịch. ------------------–¯—------------------- ÔN LUYỆN: TOÁN ( Thực hành tiết 2) I/ MỤC TIÊU : - Ôn luyện những kiến thức đã học vào buổi sáng; cộng không nhớ trong phạm vi 100, cộng nhẩm các số tròn chục, bài toán có lời văn. - Kỹ năng hoàn thành các bài tập được giao xoay quanh các nội dung trên. - Yêu thích môn toán, tím tòi khám phá các bài tập hay. II/ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1.Giáo viên : Phiếu bài tập. 2.Học sinh : Vở làm bài, nháp. III/ CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Điền số thích hợp vào ô trống 32 4¨ 77 + 5 ¨ 2 0 ¨8 + GV nhận xét. Bài mới: Nội dung ôn luyện: Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng, khi biết các số hạng : 23 và 45 42 và 57 33 và 15 26 và 53 Bài 2: Tính nhẩm: Bài 3: a) Số ? Bài 4: Bài toán Bài 5: Nối theo mẫu: - GV thu tập- nhận xét. 4. Củng cố: - Gv hỏi lại tưa bài. 5. Dặn dò- nhận xét tiết học: - Xem lại bài, sửa bài (nếu sai) , chuẩn bị bài mới. Hs làm vào bảng con 60 + 20 = 80 50 + 30 = 80 30 + 30 = 60 10 + 40 = 50 40 + 20 + 10 = 70 40 + 30 =70 1 dm = 10 cm 10 cm = 1 dm 3 dm + 5dm = 8 dm 15 dm – 3 dm = 12 dm 12 dm + 6 dm = 18 dm 46 dm – 4 dm = 42 dm Bài giải Số học sinh lớp đó có là 15 + 14 = 29 (học sinh) Đáp số: 29 học sinh 18 + 20 = 38 32 + 26 = 58 40 + 50 = 90 6 cm + 4cm = 1dm ÔN LUYỆN: TIẾNG VIỆT ( Thực hành tiết 3) I/ MỤC TIÊU: - Ôn luyện viết chính tả. Làm vở thực hành tiết 3. - Rèn kĩ năng viết lời cho truyện. - Yêu thích khám phá tìm tòi các câu chuyện. II/ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi. 2.Học sinh : Sách thực hành. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Ổn định Kiểm tra bài cũ: Tìm 5 từ chỉ sự vật có vần an hoặc ang. Gv nhận xét Bài mới: Bài 1: Trả lời các câu hỏi sau: a) Bạn ngồi cạnh bên em tên là gì? b) Nhà bạn ấy ở đâu? c) Bạn ấy thích những môn học nào? d) Bạn ấy thích làm những việc gì? Bài 2: Viết lời thuyết minh cho câu chuyện Thần đồng Lương Thế Vinh. Củng cố: GV hỏi lại tựa bài. Dặn dò- nhận xét tiết học: Xem lại bài và chuẩn bị bài mới. Sửa bài nếu sai. - HS trả lời Cây bàng, cái bàn, hòn than, cái thang. - HS tự trả lời theo thực tế trong lớp. - Lương Thế Vinh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. - Có lần đang chơi bên gốc đa gặp một bà lão bán bưởi đi qua bị vấp ngã. - Bưởi lăn tung tóe dưới đất, vài quả lăn xuống một hố sâu ven đường. - Bà lão buồn bã không biết là thế nào để nhặt bưởi lên. - Lương thế Vinh bèn bảo các bạn đổ nước vào hố sâu. - Nước dâng đến đâu bưởi nổi lên tới đó. ------------------------–¯— ------------------------ ÔN LUYỆN: TIẾNG VIỆT TỰ GIỚI THIỆU.CÂU VÀ BÀI I/ MỤC TIÊU: Ôn tập về câu và bài Rèn kĩ năng phân biệt câu và bài. Yêu thích tìm tòi các từ ngữ mới lạ bổ sung vốn từ ngữ cho bản thân. III/ CÁC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học làm lại bài 3 trong SGK trang 9. - GV nhận xét. 3.Bài mới: Viết một đoạn ngắn 4 – 5 câu giới thiệu về người bạn thân nhất của mình theo gợi ý: Bạn em tên là gì? Bạn em bao nhiêu tuổi? Bạn là học cùng trường , cùng xóm với em? Sở thích của bạn em là gì? Tình cảm của em đối với bạn như thế nào? Gv tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm trả lới các câu hỏi. GV lưu ý cho học sinh : viết một đoạn văn hoàn chỉnh, tên riêng viết hoa, cuối câu có dấu chấm hết câu. - GV thu tập - Nhận xét. 4. Củng cố: - GV hỏi lại tựa bài. 5. Dặn dò- nhận xét tiết học: - Xem lại bài và chuẩn bị bài mới. Trả lời các câu hỏi trong SGK Học sinh thảo luận nhóm. Học sinh viết bài vở. ------------------------–¯— ------------------------ ÔN LUYỆN : TOÁN ĐỀ-XI-MÉT I/ MỤC TIÊU : - Ôn luyện những kiến thức đã học vào buổi sáng. - Ôn luyện Các số có hai chữ số trong phạm vi 100. II/ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên : Phiếu bài tập. 2.Học sinh : Vở làm bài, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ổn định Kiểm tra bài cũ: 23 15 + 56 12 + 48 11 + Gv nhận xét Bài mới: -Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. - Cho học sinh làm bài tập ôn. Yêu cầu HS làm bài vào vở: Bài 1: Tính: 26 dm + 32 dm = 52 cm + 14 cm = 56 dm – 40dm = Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ trống: 2 dm 5 cm = cm 6 dm 6 cm = cm Bài 3: Sợi dây thứ nhất dài 35 cm, sợi dây thứ hai dài 34 cm. Hỏi hai sợi dây dài bao nhiêu xăng- ti – mét? - Gv thu bài nhận xét. Củng cố: Gv hỏi lại tựa bài. Dặn dò- nhận xét tiết học: Xem lại bài và chuẩn bị bài mới. Hs làm vào bảng con - HS làm bài vào vở. - HS sửa bài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_an_on_luyen_cac_mo.doc
Tài liệu liên quan