Giáo án Nội dung và hình thức của văn bản văn học

Là đời sống khách quan được nhà văn tái hiện, khái quát và

cảm xúc, là sự đánh giá của nhà văn với cuộc sống, nói cách

khác, nội dung của văn bản văn học là một thể thống nhất

giữa khách quan và chủ quan có ở trong văn bản văn học.

Nó bao gồm:

-Đề tài:Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa

chọn, bình giá và thể hiện trong văn bản. Để xác định được

đề tài, có thể tự đặt câu hỏi:” Phạm vi hiện thựcđời sống nào

được tác giả miêu tả trong văn bản?” và tự trả lời câu hỏi

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo án Nội dung và hình thức của văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC A/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: - Giúp cho học sinh hiểu được và bước đầu biết vận dụng các khái niệm thuộc nội dung và hình thức để tìm hiểu văn bản văn học. - Thấy được ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức của văn bản văn học. B/ CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ: - Ổn định tổ chức lớp. - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới. C/ BÀI GIẢNG: DÀN Ý BÀI GIẢNG HOẠ T ĐỘN G THÀ Y VÀ TRÒ Thờ i gian I. Khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản: Trong các văn bản văn học, nội dung và hình thức luôn gắn liền với nhau, nội dung được thể hiện trọng hình thức, hình thức bao hàm nội dung. Tuy nhiên trong các nghiên cứu khoa học thì người ta tách rời nội dung và hình thức để có thể đi sâu vào các lớp của văn bản, cũng như hiểu dần mối quan hệ của nhà văn với cuộc sống hoặc nghiên cứu sâu vào phương diện nào đó của văn bản. 1/ Nội dung: Là đời sống khách quan được nhà văn tái hiện, khái quát và cảm xúc, là sự đánh giá của nhà văn với cuộc sống, nói cách khác, nội dung của văn bản văn học là một thể thống nhất giữa khách quan và chủ quan có ở trong văn bản văn học. Nó bao gồm: - Đề tài: Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, bình giá và thể hiện trong văn bản. Để xác định được đề tài, có thể tự đặt câu hỏi:” Phạm vi hiện thực đời sống nào được tác giả miêu tả trong văn bản?” và tự trả lời câu hỏi. - Chủ đề: Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong đề tài. Để xác định chủ đề có thể tự đặt câu hỏi:” Vấn đề cơ bản được nêu - Tại sao hình thức và nội dung không thể tách rời nhau? - Nội dung của văn ra trong văn bản là gì?” và tìm ra câu trả lời. - Tư tưởng: Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Để xác định tư tưởng có thể tự đặt ra câu hỏi:” Tác giả lí giải vấn đề được nêu ra trong văn bản như thế nào?” và tự trả lời. - Cảm hứng nghệ thuật: Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Để xác định cảm hứng nghệ thuật có thể tự đặt câu hỏi:” Ở văn bản này, cái gì là đáng yêu, là đáng ghét đối với tác giả? Tác giả khẳng định, ca ngợi cái gì và phê phán, phủ nhận cái gì?” 2/ Hình thức: Là sự biểu hiện nội dung, là cách thể hiện nội dung. Nó bao gồm chất liệu ngôn ngữ, các thủ pháp, phương tiện nghệ thuật, do vậy nó luôn mang tính cụ thể, thẩm mĩ, không lặp lại. Nó bao gồm: - Ngôn từ: Là phát ngôn, lời văn trong văn bản, các chi tiết, sự việc, hình tượng, nhân vật… đều được tạo nên bởi ngôn từ. - Kết cấu: Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản học là gì? - Đề tài, chủ đề, tư tưởng là gì? Làm thế nào để xác định được đề tài, chủ đề, tư tưởng? thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. - Thể loại: Là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản: hoặc có chất thơ, chất tiểu thuyết, chất kịch. II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học: - Trong một văn bản văn học, nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định và bất kì hình thức nào cũng mang nội dung. - Ở những tác phẩm văn học xuất sắc luôn có sự hài hoà giữa nội dung tư tưởng cao đẹp với một hình thức nghệ thuật hoàn mĩ( Như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, thơ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Tố Hữu, Xuân Diệu…) - Tại sao lại cần cảm hứng nghệ thuật trong văn bản văn học? Văn bản văn học Nội dung Hình thức Đề tài Chủ Đề Tư tưởng Cảm hứng nt Ngôn từ Kết cấu Thể loại  Văn học cũng có những chức năng như: Nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giao tiếp… vì vậy cần phải có sự thống nhất, hài hoà giữa nội dung và hình thức. III. Bài học: Ghi nhớ sgk trang 129. IV. Bài tập về nhà: Bài 2 sgk trang 130. - Hình thức là gì? - Cái gì thường được dùng thể hiện ngôn từ? - Hãy nêu ý nghĩa của nội dung và hình thức? D/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf52_.pdf
Tài liệu liên quan