Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông
bà Vương viên ngoại. Họsống êm ấm dưới một
mái nhà, hoà thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ.
Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thuý
Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp
của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải
hờn. Còn Thuý Vân có nét đẹp đoan trang, thuỳ
mị. Về tài thì Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Thế
nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt ở các phương diện: phát
âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng
ngôn ngữ.
- Vận dụng những yêu cầu đó vào việc sử dụng tiếng Việt, phân tích được sự
đúng-sai, sửa chữa được những lỗi khi dùng tiếng Việt.
- Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý
thức giữ ginf sự trong sáng của tiếng Việt
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa nêu vấn đề và trao đổi thảo
luận, trả lời các câu hỏi
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu lịch sử phát triển của tiếng Việt. Cho một vài ví dụ minh hoạ
- Nêu các loại chữ viết của tiếng Việt. Nhận xét sự phát triển của chữ Quốc
ngữ trong quá trình phát triển
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và
HS
Yêu cầu cần đạt
- GV hướng dẫn HS phát
hiện những lối trong bài
tập SGK
- Qua phần này em rút ra
điều gì khi nói và viết ?
- Hãy phát hiện và chữa
lỗi từ ngữ
I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của
tiếng Việt
1. Về ngữ âm
a-giặt chứ không phải giặc: sai phụ âm cuối
- khô ráo----khô dáo : sai phụ âm đầu
- tiền lẻ---tiền lẽ, đổi--đỗi: sai thanh điệu
b-Lời bà bác có dùng từ ngữ theo âm địa
phương:
dưng mờ, bẩu
* Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp ta cần
phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt, cần
viết đúng các quy tắc hiện hành về chính tả và
về chữ viết nói chung
2. Về từ ngữ
Xác định những câu
đúng, sai trong SGK và
sửa sai
- Như vậy trong khi nói
và viết ta phải chú ý gì về
mặt từ ngữ?
- Hãy phát hiện và sửa lỗi
a-chót lọt sửa thành chót : sai về cấu tạo
- truyền tụng--truyền đạt hoặc truyền thụ: Nhầm
lẫn từ Hán Việt gần âm, gần nghĩa
- chết các bệnh truyền nhiễm--mắc các bệnh
truyền nhiễm-Cần chữa là: Số người mắc các
bệnh truyền nhiễm và chết đã giảm : Sai về kết
hợp từ
- Cũng sai về kết hợp từ : Không ai viết bệnh
nhân được pha chế-Chữa: Những bệnh nhân
không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực
bằng những thứ thuốc tr mắt đặc biệt mà khoa
Dược đã pha chế
b. Lựa chọn câu đúng
- Các câu 2, 3,4 là những câu đúng
- Câu 1 sai từ yếu điểm, cần chữa thành điểm yếu
- Câu 5 sai từ linh động, cần chữa thành sinh
động
* Về từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hình thức
và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp
của chúng trong tiếng Việt
3. Về ngữ pháp
a. -Câu 1: Không phân định rõ các thành phần
trạng ngữ và chủ ngữ
- Chữa + Bỏ từ qua đầu câu
+ Bỏ từ của và thay vào đó bằng dấu
phẩy
+ Bỏ các từ đã cho và thay vào đó bằng
dấu phẩy
- Câu 2: Chưa thành câu mà mới chỉ là một cụm
danh từ
- Chữa: Tạo cho câu đủ thành phần chính
+ Đó là lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ
cha anh vào lực lượng măng non và xung kích,
những lớp người sẽ tiếp bước họ ( Thêm từ ngữ
làm chủ ngữ )
+ Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha
anh vào lực lượng măng non và xung kích,
những lớp người sẽ tiếp bước họ, đã được biểu
hiện trong tác phẩm (Thêm từ ngữ làm vị ngữ )
b. Câu đầu sai vì không phân định rõ thành phần
- Khi nói và viết tiếng
Việt, ta cần chú ý tới
những vấn đề gì?
- Hãy phân tích và chữa
lại những từ dùng không
phù hợp
phụ đầu câu với chủ ngữ. Các câu sau đều đúng
c. Trong phạm vi từng câu không sai nhưng liên
kết không rõ, ý lộn xộn, thiếu lô gic
Chữa:
Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông
bà Vương viên ngoại. Họ sống êm ấm dưới một
mái nhà, hoà thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ.
Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. Thuý
Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp
của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải
hờn. Còn Thuý Vân có nét đẹp đoan trang, thuỳ
mị. Về tài thì Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Thế
nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc
* Về ngữ pháp, cần cấu tạo câu theo đúng quy
tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan
hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp. Hơn
nữa, các câu trong đoạn văn và văn bản cần
được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản
mạch lạc, thống nhất
- Khi nói và viết tiếng
Việt, ta cần chú ý tới
những điều gì?
4. Về phong cách ngôn ngữ
a. Hoàng hôn có nghĩa là buổi chiều tà nhưng
chỉ dùng trong phong cách nghệ thuật, chứ
không dùng trong văn bản hành chính
- Hết sức dùng trong văn nói. Thay bằng rất
hoặc vô cùng
b. Trong lời của Chí Phèo có dùng những từ ngữ
của văn nói:
- Các từ xưng hô: bẩm cụ, con
- Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi
không có
- Các từ mang sắc thái khẩu ngữ: sinh ra, có
dám nói gian, quả, về làng về nước, chả làm gì
nên ăn
- Các từ ngữ đó không thể dùng trong một lá đơn
đề nghị. đơn đề nghị thuộc phong cách hành
chính. Ví dụ trong đơn viết Tôi xin cam đoan
điều đó là đúng sự thực chứ không viết Con có
dám nói gian thì trời tru đất diệt
* Như vậy, trong khi nói và viết ta cần phải chú
ý tới phong cách ngôn ngữ, cần nói và viết phù
hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng
phong cách chức năng ngôn ngữ
Ghi nhớ:
Gọi HS đọc SGK
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 93.pdf