Đặc điểm của quá trình quân phiệt
hóa ởNhật Bản là:
+ Nhật Bản đã có sẵn chếđộchuyên
chếThiên Hoàng nên quá trình diễn
ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước.
+ Quá trình quân phiệt hóa kéo dài
suốt thập niên 30 và gắn liền với các
cuộc chiến tranh xâm lược.
-Cùng với vi ệc quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước Nhật Bản tăng cường
chạy đua vũ trang và đẩy mạnh xâm
lược Trung Quốc.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Giáo án Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 –1939), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được tình hình nước Nhật giữa hai cuộc
chiến tranh. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và quá trình quân phiệt
hóa bộ máy nhà nước của giới quân phiệt Nhật đưa nước Nhật trở thành một
lò lữa chiến tranh ở châu Á.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo
của phát xít Nhật. Bồi dưỡng tinh thần chống chủ nghĩa phát xít.
3. Về kĩ năng: Rèn luyện khả năng sử dụng tài liệu, tranh ảnh lịch sử.
Tăng cường khả năng so sánh, liên hệ lịch sử dân tộc với lịch sử khu vực và
thế giới.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Lước đồ châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Tranh ảnh, tư liệu về
Nhật Bản trong những năm 1918 – 1939.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.Kiểm tra bài cũ.
Trình bày những nội dung chủ yếu của chính sách mới của Mĩ ?
2.Dẫn dắt vào bài mới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến nước Nhật, để
thoát khỏi cuộc khủng hoảng giới quân phiệt Nhật đã phát xít hóa bộ máy
nhà nước biến nước Nhật trở thành lò lữa chiến tranh ở châu Á. Tình hình
nước Nhật sẽ diễn ra như thế nào….?
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm
I. NHẬT BẢN TRONG NHỮNG
NĂM 1918 - 1929
1. Nhật Bản trong những năm đầu
sau chiến tranh (1918-1923).
- Kinh tế.
+ Sau chiến tranh Nhật Bản là nước
thu nhiều lợi nhuận đứng thứ hai sau
Mĩ.
+ Trong vòng 6 năm kinh tế Nhật
phát triển vượt bậc CN tăng 5 lần,
xuất khẩu tăng 4 lần, dự trữ vàng
tăng 6 lần.
+ Nông nghiệp không phát triển, giá
lương thực đắt đỏ.
- Chính trị - xã hội.
+ Đời sống người lao động không
được cải thiện, phong trào đấu tranh
của công – nông phát triển mạnh mẽ.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân
nổ ra mạnh mẽ.
+ Tháng 7 năm 1922 Đảng cộng sản
Nhật Bản thành lập
2. Nhật Bản trong những năm ổn
định (1924 – 1929)
- Kinh tế.
+ Năm 1926 công nghiệp phục hồi
và vượt trước chiến tranh.
+ Năm 1927 khủng hoảng tài chính ở
Tôkiô làm gần 30 ngân hàng phá sản.
+ Nền công nghiệp ngày càng gặp
nhiều khó khăn.
- Chính trị.
+ Trước 1927, chính phủ Nhật Bản
thi hành một số cải cách chính trị tiến
bộ.
+ Sau 1927, chính phủ của tướng Ta-
na-ca thực hiện chính sách đối nội,
đối ngoại hiếu chiến
II. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
(1929-1933) VÀ QUÁ TRÌNH
QUÂN PHIỆT HÓA BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC Ở NHẬT.
1. Khủng hoảng kinh tế (1929 –
1933) ở Nhật Bản.
- Năm 1929 tác động của cuộc khủng
hoảng ở Mĩ đã làm cho kinh tế Nhật
Bản giảm sút trầm trọng.
- Sản xuất công, nông nghiệp và
thương nghiệp đều đình đốn.
- Khủng hoảng kinh tế đã gây hậu
quả nghiêm trọng về xã hội: nông
dân phá sản, công nhân thất nghiệp,
mâu thuẫn xã hội diến ra quyết liệt.
2. Quá trình quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước.
- Để khắc phục hậu quả của cuộc
khủng hoảng giới cầm quyền Nhật
Bản đã chủ trương quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước.
- Đặc điểm của quá trình quân phiệt
hóa ở Nhật Bản là:
+ Nhật Bản đã có sẵn chế độ chuyên
chế Thiên Hoàng nên quá trình diễn
ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước.
+ Quá trình quân phiệt hóa kéo dài
suốt thập niên 30 và gắn liền với các
cuộc chiến tranh xâm lược.
- Cùng với việc quân phiệt hóa bộ
máy nhà nước Nhật Bản tăng cường
chạy đua vũ trang và đẩy mạnh xâm
lược Trung Quốc.
3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
quân phiệt của nhân dân Nhật
Bản.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
quân phiệt diễn ra sôi nổi.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật
Bản góp phần làm chậm lại quá trình
quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
- Phong trào diễn ra mạnh mẽ với
nhiều hình thức và lôi cuốn đông đảo
binh lính, sĩ quan Nhật tham gia.
4. Sơ kết bài học.
- Cũng cố: Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật
như thế nào?
Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản có gì khác với
quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Đức ?
- Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi sách giáo khoa và nghiên cứ bài
15.
- Ra bài tập: So sánh tình hình các nước Đức, Mĩ, Nhật Bản trong
những năm 1918 – 1939?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_11_14_.pdf