A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra củng cố kiến thức của HS sau bài ôn tập truyện kí hiên đại Việt Nam.
2 .Kỹ năng: Rèn luyện cho HS các kỹ năng khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh.
3 .Thái độ: Giáo dục HS thái độ nghiêm túc khi làm bài.
B. Kiểm tra sự chuẩn bị bài kiểm tra của HS:
.-Kiểm tra giấy bút.
C. Bài mới:
1.Ma trận đề kiểm tra:
Ma trận đề kiểm tra văn 8 đề 1:
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tuần 10- 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đi đôi với nhau)
+ Không dùng từ nối: theo cách này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Hoạt động 4 : Luyện tập:
Mục tiêu :Giúp học sinh biết vận dụng lý thuyết vào việc giải bài tập để củng cố kiến thức.
Phương pháp : gợi tìm, luyện tập
Thời gian : 17 phút
HS đọc Ghi nhớ (Sgk/113)
HS đọc BT1/113, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT:
GV: Nhận xét, bổ sung
HS đọc BT2/113, xác định yêu cầu của BT?
HS đặt câu ghép với các từ nối cho trước.
GV: Nhận xét, bổ sung
HS đọc BT3/113, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT:
GV: Nhận xét, bổ sung
HS đọc BT4/113, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT:
.
GV: Nhận xét, bổ sung
HS đọc BT5/114, xác định yêu cầu của BT?
GV hướng dẫn HS về nhà viết đoạn văn.
? Em hãy nhắc lại thế nào là câu ghép? Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng những cách nào?
III. Luyện tập:
1.Tìm câu ghép, nhận xét về cách nối các vế câu:
a.- U van Dần, U lạy Dần.→Không dùng từ nối, dùng (,)
- Chị con … thằng Dần mới được về chứ.→Không dùng từ nối, nối bằng dấu (,).
- Sáng ngày …, Dần có thương không?→Không dùng từ nối, nối bằng dấu ),)
- Nếu Dần … nữa đấy.→Dùng từ nối qht (Nếu)
b. Cả hai câu đều là câu ghép; Câu 1 không dùng từ nối, dùng dấu phẩy; Câu 2 dùng từ nối qht (giá)
c. Câu 2 là câu ghép, không dùng từ nối, dùng dấu(:)
d. Câu 3 là câu ghép, dùng từ nối qht(bởi vì.
2.Đặt câu ghép với các từ nối cho trước:
a. Vì anh mách ba nó nên nó bị mắng.
b. Nếu mai trời nắng, mình sẽ đến cậu chơi.
c. Tuy tôi đã nói nhiêu lần nhưng nó vẫn không nghe lời.
d. Không những bạn Lan giỏi môn Anh mà còn giỏi cả môn Toán.
3.Chuyển đổi câu ghép theo yêu cầu:
a. - Anh mách ba nên nó bị mắng.
- Mai trời nắng mình sẽ đến cậu chơi.
- Tôi đã nói nhiều lần nhưng nó vẫn không nghe.
- Không những bạn Lan giỏi Anh còn giỏi cả Toán.
b. -Nó bị mắng vì anh mách ba nó.
- Mình sẽ đến cậu chơi nếu mai trời nắng.
- Nó vẫn không nghe lời tuy tôi đã mách nhiều lần.
4. Đặt câu ghép:
a. Cái bút vừa mới mua thế mà nó đã hỏng rồi.
b. Bạn đi đâu tôi đi đấy.
c. Mưa càng to đường càng trơn
5.Viết đoạn văn theo yêu cầu
Hoạt động 5: Củng cố
Hệ thống hoá kiến thức đã tìm hiểu
Mục tiêu : Học sinh khái quát hoá kiến thức.
Phương pháp :khái quát hoá
Thời gian : 5 phút
1. Nêu đặc điểm câu ghép, cách nối các vế câu trong câu ghép?
2. Dùng các câu đơn sau để tạo thành câu ghép.
a. Bố mẹ thương con nhiều lắm.
b. Trời hôm nay mưa to.
c. Hằng ngày con thường giúp đỡ mọi người.
d. Con cần cố gắng hơn.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Thời gian:3 phút
a. Bài vừa học: CÂU GHÉP
- Học nội dung bài học và Ghi nhớ (Sgk)
- Hoàn thành BT 5/114
b. Bài sắp học: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
- Vai trò, đặc điểm chung của vb thuyết minh.
- Chuẩn bị trước phần giải đáp các BT phần luyện tập (Sgk/117,118
Tuần 11 Tiết 44: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
A-MỤC TIÊU :
1- Kiến thức :
-Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
-Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
-Yêu cầu của bài văn thuyết minh ( về nội dung, ngôn ngữ …)
2- Kỹ năng :
- Nhận biết văn bản thuyết minh; phân biệt văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản đã học trước đó.
-Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngữ văn và các môn học khác.
3- Thái độ :Giáo dục HS nhận thức rõ tác dụng, sự cần thiết của vb thuyết minh trong giao tiếp
B- CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- GV :Phương pháp:thuyết trình, vấn đáp,gợi tìm, qui nạp, nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập
- HS :Sưu tầm các bài văn thuyết minh trên sách báo.
C- KIỂM TRA BÀI CŨ
I.Kiểm tra :
1. Kt bài cũ :
- Như thế nào là kể theo ngôi thứ nhất? Nêu tác dụng của việc kể chuyện theo ngôi thứ nhất?
- Kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm đem lại tác dụng gì?
- Đóng vai chị Dậu kể chuyện theo ngôi thứ nhất?
2. Kt sự chuẩn bị bài của học sinh :Kiểm tra vở soạn bài mới của HS.
D- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1 : gt bài :
Mục tiêu : tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
Phương pháp : thuyết trình
Thời gian : 1 đến 2 phút.
Ở các lớp trước, các em đã được học về văn tự sự, văn miêu tả, văn biểu cảm và văn nghị luận. Tiết học này cô sẽ giới thiệu với các em về một kiểu loại vb khác: Văn thuyết minh. Vậy văn thuyết minh có đặc điểm, vai trò ra sao? Cô và các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Ghi lại lời giới thiệu
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
Mục tiêu: HS làm quen với văn bản thuyết minh
Phương pháp :thuyết trình, vấn đáp,gợi tìm, qui nạp
Thời gian : 15 phút
HS đọc từng vb Sgk/114, 115, 116
? 3 vb “Cây dừa Bình Định”; “Tại sao lá cây có màu xanh lục”; “Huế” trình bày vấn đề gì?
( - “Cây dừa Bình Định”: Trình bày lợi ích của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có. Ở đây tác giả giới thiệu về cây dừa Bình Định gắn với người dân Bình Định.
- “Tại sao….màu xanh lục”: Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.
- “Huế”: Giới thiệu Huế như một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.→3 vb nhằm mục đích trình bày một vấn đề( Huế, cây dừa Bình Định) hoặc giẳ thích một vấn đề (tại sao))
? Em thường gặp các loại vb đó ở đâu?
( Trong nhiều lĩnh vực: Báo chỉ, sách vở)
? Hãy kể thêm một số vb cùng loại mà em biết?
( “Cầu Long Biên-một chứng nhân lịch sử; “Thôn tin về ngày trái đất năm 2000”; “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”; “Động Phong Nha”; “Ca Huế trên Sông Hương”.)
GV: Hướng dẫn HS phân biệt với các kiểu vb đã học để hiểu tính chất chung của vb thuyết minh.
? Nội dung của vb tự sự là gì? Ở đây có nội dung đó không?
( Vb tự sự trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật. Ở đây không có nội dung đó.)
? Vb miêu tả có nội dung gì? Ở đây có như thế không?
( Vb miêu tả trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người. Ở đây chủ yếu là làm cho người ta hiểu.)
? Vb nghị luận có nội dung gì? Ở đây có như vậy không?
( trình bày ý kiến, luận điểm; ở đây chỉ có kiến thức.)
? Vb hành chính công vụ có nội dung gì? giống vb thuyết minh không?
( Trình bày quan điểm, nguyện vọng thông báo còn vb thuyết minh không có.)
? Các vb trên có thuộc một trong nhiều kiểu vb trên không?
( Không phải)
GV: Chúng thuộc vb thuyết minh. Vậy thế nào là vb thuyết minh? Nó có đặc điểm gì?
( VB thuyết minh là kiểu vb riêng biệt mà các kiểu vb khác không thể thay thế được.)
? Vậy vb thuyết minh có vai trò ntn trong cuộc sống?
( Được sử dụng rộng rãi trong đời sống con người, ngành nghề nào cũng cần đến.)
? Đặc điểm chung của vb thuyết minh là gì?
( - Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật hiện tượng
- Cung cấp tri thức khách quan về sự vật hiện tượng giúp người đọc hiểu biết đúng đắn, chính xác đầy đủ về Svht đó.
- VB thuyết minh ngôn ngữ phải được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
- Vb thuyết minh có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bặc buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay cái đẹp như Tpvh)
? Trong đó đặc điểm nào quan trọng nhất để phân biệt vb thuyết minh với các kiểu vb khác?
( Tính khách quan của tri thức; không thể bịa đặt, tưởng tượng mà có được.)
I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:
-Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về mọi lĩnh vực của đời sống.
-Tác dụng: Giúp người đọc hiểu về các sự vật, hiện tượng trong đời sống.
-Phạm vi sử dụng: thông dụng, phổ biến trong đời sống.
-Tính chất: khách quan, chân thực, hữu ích
Ngôn ngữ: trong sáng, rõ ràng.
Hoạt động 3 : Luyện tập
Mục tiêu :Giúp học sinh biết vận dụng lý thuyết vào việc giải bài tập để củng cố kiến thức.
Phương pháp : gợi tìm, luyện tập
Thời gian : 20 phút
HS đọc BT 1, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT:
- GV: Nhận xét, bổ sung.
HS đọc BT 2, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT:
- GV: Nhận xét, bổ sung.
HS đọc BT 3, xác định yêu cầu của BT?
HS giải BT:
GV: Nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập:
1. Xác định kiểu văn bản:
Các vb a, b cung cấp những thông tin khách quan, xác thực và hữu ích về các lĩnh vực lịch sử và khoa học sinh học. Đồng thời xét về mặt ngôn ngữ cũng như phương pháp trình bày, chúng ta có thể khẳng định những vb đã cho là Vb thuyết minh.
Bài tập 2: Vb “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là một vb nghị luận, đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường, nhưng trong vb tác giả sử dụng phương thức thuyết minh để nói rõ tác hại của bao bì ni lông đối với đời sống và sức khoẻ con người. Phần thuyết minh có tác dụng làm cho đề nghị nêu ra có sức thuyết phục cao.
Bài tập 3: Với ý nghĩa như một thao tác, thuyết minh cần thiết cho tất cả các loại vb. Chỉ có điểu tuỳ theo từng đối tượng, với mục đích khác nhau mà người viết sử dụng thao tác thuyết minh theo những cách khác nhau. Ở các loại vb không thuộc kiểu thuyết minh, thao tác thuyết minh giúp cho người viết làm sáng rõ nội dung, khắc sâu những điều cần thiết, giúp người đọc tiếp nhận tích cực hơn.
Hoạt động 4 : Củng cố:
Mục tiêu : Học sinh khái quát hoá kiến thức.
Phương pháp :khái quát hoá
Thời gian : 5 phút
- Thử phân biệt giữa vb tự sự, vb biểu cảm, nghị luận, miêu tả với vb thuyết minh?
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Thời gian: 3 phút
a. Bài vừa học:
- Nội dung bài học, học thuộc lòng ghi nhớ.
- Hoàn thành BT
b. Bài sắp học: ÔN DỊCH THUỐC LÁ
- Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu ý nghĩa nhan đề của văn bản, kiểu loại văn bản.
- Tác hại của việc hút thuốc lá.
- Chuẩn bị giải đáp các câu phần đọc-hiểu văn bản.
Tiết 41 KIỂM TRA VĂN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra củng cố kiến thức của HS sau bài ôn tập truyện kí hiên đại Việt Nam.
2 .Kỹ năng: Rèn luyện cho HS các kỹ năng khái quát, tổng hợp, phân tích và so sánh.
3 .Thái độ: Giáo dục HS thái độ nghiêm túc khi làm bài.
B. Kiểm tra sự chuẩn bị bài kiểm tra của HS:
.-Kiểm tra giấy bút.
C. Bài mới:
1.Ma trận đề kiểm tra:
Ma trận đề kiểm tra văn 8 đề 1:
Lĩnh vực kiến thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tôi đi học
C2
Trong lòng mẹ
C1
C4
Tức nước vỡ bờ
C3
Tổng số điểm:
2
3
2
3
2.Đề kiểm tra:
1.Trình bày hiểu biết của em về nhà văn Nguyên Hồng ?
2.Nhân vật “ tôi” có những hồi tưởng gì về ngày đầu tiên đi học của mình ?
3..Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố
4.Chứng minh rằng văn Nguyên Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ giàu yếu tố biểu cảm
3. Đáp án:
1.Nguyên Hồng ( 1918- 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định.
Sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết, kí, thơ với chủ đề chính là những người lao động nghèo khổ đặc biệt là phụ nữ và nhi đồng.
Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật.
Những ngày thơ aúu là tập hôì kí về tuổi thơ cay đắng của tác giả.
2.Nhân vật “ tôi” có những hồi tưởng gì về ngày đầu tiên đi học của mình:
-Không khí của ngày hội tựu trường : náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.
-Tâm trạng, cảm xúc, ấn tượng của nhân vật tôi về thầy giáo, trường lớp, bạn bè và những người xung quanh trong buổi tựu trường đầu tiên.
3.Diễn biến tâm lí của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ:
-Khi nói với nhân vật cai lệ chị Dậu ba lần thay đổi cách xưng hô: ông – cháu; ông- tôi; mày- bà
-Cách xưng hô ấy đã phản ánh diễn biến tâm lí của nhân vật chị Dậu:
+Lúc đầu mềm mỏng, nhún nhường trước nhà chức trách.
+Tiếp theo chị rất tức giận nhưng cố kiềm chế không muốn làm cho tình hình căng thẳng thêm
+Cai lệ không tha vẫn sấn đến trói anh Dậu, cuối cùng chị đã liều mạng cự lại.
-Tâm lí của chị Dậu diễn biến theo trình tự hợp lí, từ nhún nhường sang bực bội, kiềm nén, cuối cùng không cần kiềm giữ muốn ra sao thì ra.
=> Diễn biến tâm lí chuyển từ đấu trí sang đâu lực.
4.Đoạn văn Trong lòng mẹ giàu yếu tố biểu cảm vì:
-Đây là văn tự sự nhưng chỉ kể hai việc: cuộc nói chuyện của bé Hồng với người cô và việc Hồng gặp mẹ.
-Những nội dung được trình bày chủ yếu thể hiện tình cảm cháy bỏng của chú bé khao khát tình mẹ, niềm sung sướng vô bờ khi gặp lại mẹ.
-Đoạn trích nói nhiều đến những tình cảm mạnh mẽ của một chú bé thương yêu mẹ, căm thù những cổ tục đã đày đọa mẹ.
Ma trận đề kiểm tra văn 8, đề 2
Lĩnh vực kiến thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Tôi đi học
C2
Lão Hạc
C1
C4
Trong lòng mẹ
C3
Tổng số điểm:
2
3
2
3
Đề 2:
1.Trình bày hiểu biết của em về nhà văn Nam Cao ?
2.Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhân vật tôi kể lại theo trình tự như thế nào ?
3. Phân tích niềm sung sướng hạnh phúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ ? Qua đó em có nhận xé gì về vẻ đẹp của tình mẫu tử ?
4. Chứng minh rằng lão Hạc là người có nhiều phẩm chất tốt đẹp ?
Đáp án:
1. Nam Cao ( 1915- 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc về đề tài người nông dân và người trí thức nghèo.
Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân được đăng báo năm 1943.
2. Những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhân vật tôi kể lại theo trình tự thời gian theo diễn biến tự nhiên của sự việc:
-Buổi mai hôm ấy, mẹ âu yếm dẫn đi trên con đường làng.
- Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người và sau hồi trống thúc, học trò sắp hàng đi vào lớp.
-Khi nghe gọi tên và rời khỏi mẹ, đi cùng các bạn vào lớp.
-Vào lớp học và bắt đầu giờ học đầu tiên.
3.Phân tích niềm sung sướng hạnh phúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ :
- Chạy theo mẹ vội vàng, lập cập -> khát khao được gặp mẹ.
-Cậu bé khóc nhưng đây là những giọt nước mắt bị dồn nén, những giọt nước mắt vừa hờn tủi vừa hạnh phúc.
-Niềm hạnh phúc lớn lao khi được ở trong lòng mẹ. Đây là đoạn văn được viết trong niềm say mê.
=> Cảm nhận về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp không có điều gì có thể chia cắt.
4. Chứng minh rằng lão Hạc là người có nhiều phẩm chất tốt đẹp :
-Thương con vô bờ bến
-Có tấm lòng nhân hậu thật đáng quí.
-Có lòng tự trọng , nhân cách trong sạch và ý thức cao về sự sống.
D. Củng cố, hướng dẫn tự học:
1. Củng cố:
-Thu bài kiểm tra
-Giải đáp thắc mắc của HS qua bài làm.
2. Hướng dân tự học:
a. Bài vừa học:
-Tuyên dương tinh thần tự giác, trung thực khi làm bài của học sinh.
-Phê bình những HS chưa tốt khi làm bài
b. Bài sắp học: Luyện nói: “Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm”.
- Ôn tập về ngôi kể.
- Tập luyện nói ở nhà: Kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất câu chuyện từ đoạn trích “Anh Dậu sợ quá…tôi không chịu được” (Chú ý cử chỉ, điệu bộ)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ga_8_chuan_tuan_10_11.doc